4. Một vấn đề quan trọng trong phương hướng phát triển nuôi trồng hải sản ở vùng ven biển phía bắc (và cả phía nam) là cấu tạo ra các mô
4.4.9. Khu vực vịnh Thái Lan
Khu vực vịnh Thái Lan cũng là khu vực sình lầy khó có điều kiện để hình thành các cảng biển. Riêng tại cửa sông Ông Đốc có khả năng xây dựng một cảng biển nhưng quy mô nhỏ. Ngoải ra, khu vực Hòn Chông (Kiên Giang) được khu đảo Bà Lụa bao quanh nên có điều kiện tốt cho tàu bè trú đậu và làm hàng. Song luồng lạch vào cảng cũng nhiều khó khăn và điều chủ yếu là tại khu vực này không có cơ sở kinh tế cho việc hình thành cảng biển.
Tóm lại, đánh giá điều kiện tự nhiên biển và bờ biển Việt Nam cho thấy, dọc bờ biển nước ta có nhiều địa điểm có khả năng thuận lợi để xây các cảng biển và du lịch hàng hải. Song, một địa điểm tuy thuận lợi về mặt tư nhiên nhưng có thể trở thành cảng biển hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, trong đó các yếu tố kinh tế xã hội, trình độ và khả năng phát triển của các lãnh thổ ven biển đóng vai trò quyết định.
Thiên nhiên vùng biển nước ta với các hệ sinh thái nhiệt đới đặc trưng có vùng dải ven biển kéo dài trên 15 vĩ độ và thềm lục địa rộng trên một triệu kilômét vuông với nhiều cảnh quan kỳ thú đã tạo nên một môi trường sinh thái có những đặc điểm riêng. Đó là :
Những tiềm năng sinh học lớn với các hệ sinh thái có năng suất sinh học lớn của các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, các rạn san hô, các bãi cỏ biển, đầm phá ven biển, các vùing nước trồi (upwelling) trên thềm lục địa. Mặt khác, tiềm năng sinh học của các hệ sinh thái biển Việt Nam lại bị hạn chế bởi tính chất phức tạp của điều kiện thiên nhiên vùng biển nhiệt đới không điển hình với những biến động lớn trong năm của quá trình khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển, sinh quyển. Trước hết đường bờ biển không ổn định, đới bờ thường xuyên chịu tác động của thiên tai mà chủ yếu là bão, lụt, nước dâng, trrong đó có ảnh hưởng của hiện tượng El- Nino. Các tính toán bước đầu cho thấy ở vùng biển phía bắc dưới tác động này, mực nước biển trong vòng 30 năm qua đã dâng cao thêm 2-3 cm/năm. Nếu những tính toán của các tổ chức quốc tế hiện nay như CSIRO là đúng thì từ năm 2070 nước biển có thể dâng cao tới 90cm so với năm 1990 và sẽ gây ra những tác hại hết sức to lớn cho vùng ven biển nước ta.
Bên cạnh tác nhân thiên nhiên, còn phải kể tới tác nhân nhân sinh. Vùng ven biển nước ta bao gồm 23 tỉnh, thành phố lớn, tập trung tới 1/3 số dân cả nước. Sau hai cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm gây nhiều tác hại lớn cho môi trường sinh thái. Các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển công nghiệp, văn hoá xã hội đang ngày càng gia tăng cùng với tốc độ gia tăng dân số, cũng đều có tác động lớn tới môi trường biển, việc phá rừng với tốc độ lớn trong 40 năm qua, nhất là rừng ngập mặn ven biển, hoạt động khai thác dầu khí trên thềm lục địa, khai thác hải sản với cường độ cao ở biển ven bờ.
Có thể thấy tình trạng suy thoái môi trường biển rõ nét hơn cả ở các hiện tượng suy giảm thảm rừng ngập mặn, suy thoái bãi triều lầy cửa sông ven biển, các rạn san hô ven biển và ven đảo, cũng như ở hiện tượng xói lở, bồi lắng ô nhiễm dần và các chất thải hữu cơ xảy ra có nơi nghiêm trọng như một số khu vực ven bờ biển, cửa sông.