, S04 Fe 3+ Fe2+ cùng với hiện tượng nhiễm mặn do thẩm thấu từ biển làm đất không thể sử dụng
b) Sinh vật lượng phù du giảm đi rõ rệt so với các chỉ tiêu sinh vật lượng đã được xác định trước đây ở chính vịnh Quy Nhơn và có phân bố phù hợp vớ
4.6.3. Khai thác tài nguyên hải sản
1. Hiện trạng khai thác
Từ những năm 50 cho đến những năm đầu thập kỷ 70, hoạt động biển phong phú mang lại nguồn lợi đáng kể, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng đã đạt đến mức 700.000 tấn/năm, vươn lên hàng thứ 17 về sản lượng cá biển và thứ 6 về tôm biển thế giới. Nhưng đến thời kỳ 1976-1980 do nhiều nguyên nhân chủ quan, sản lượng khai thác giảm xuống nghiêm trọng chỉ còn gần 400.000 tấn/năm, chỉ bằng mức của những năm đầu thập kỷ 60.
Từ năm 1981 đến nay đã vượt được thời kỳ sa sút, nghề cá Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể về năng lực vật chất kỹ thuật, số lượng sản phẩm và giá trị xuất khẩu. Trong khai thác hải sản đã khôi phục và phát triển một số nghề truyền thống có năng suất cao, duy trì và phát triển lực lượng cơ giới, sắm thêm nhiều phương tiện đánh bắt. Cuối năm 1992, toàn ngành có 50.990 chiếc tàu thuyền máy với tổng công suất 986.420 CV, trong đó phần lớn loại nhỏ dưới 45 CV và 26.380 chiếc thuyền thủ công trọng tải 2-3 tấn/chiếc. Số tàu thuyền lớn chưa nhiều, chỉ có khoảng 100
chiếc với 50.000 CV.
Bảng 4. 6. Mức tăng sản lượng thuỷ sản của năm 1992 so với năm 1980
Đơn vị 1980 1990 1992/1980
Tổng sản lượng thuỷ sản tấn 558.743 1.097.830 1,98 lần
Sản lượng hải sản tấn 398.743 745.570 1,87 lần
Năng lực tàu thuyền CV 453.951 986.420 2,117 lần
Đến nay đã có 517.000 ha mặt nước được sử dụng nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 215.000 ha nuôi tôm cá nước lợ. Nghề nuôi trồng đặc sản biển xuất khẩu đã đạt kết quả tốt mở ra hướng mới trong lĩnh vực nuôi trồng như điệp, hải sâm, sò ngao, đồi mồi, ngọc trai..., đặc biệt là tôm xuất khẩu đã trở thành ngành sản xuất quan trọng đem lại hiệu quả rõ rệt. Đã có 200 trại sản xuất tôm giống, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đến Bình Thuận.
Thông qua kỹ thuật chọn giống, lai tạo, thuần hoá, giữ giống mới đa dạng và có chất lượng, đáp ứng được các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên các vùng sinh thái. Một số nghề khai thác có năng suất cao như vậy, rút chì, rẽ tôm 3 lớp, chụp mực có nhiều cải tiến và áp dụng rộng rãi.
Kỹ thuật bảo quản, chế biến đã nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu đang được tiến hành trong 135 cơ sở chế biến đông lạnh với tổng công suất 10.000-120.000 tấn/năm, có 1,2 triệu tấn nước đá, hệ thống kho lạnh được đầu tư có sức chứa 8.500 tấn. Có 84 cơ sở sản xuất nước mắm Nhà nước và hàng chục cơ sở tư nhân với công suất 180-200 triệu lít, 11 cơ sở sản xuất cá bột, bố trí theo những vùng có nguyên liệu dọc bờ biển. Cơ sở hậu cần như cơ khí, cầu cảng, bến cá, lưới sợi được hình thành trên những vùng nghề cá tập trung như 35 cơ sở đóng tàu thuyền và sản xuất phụ tùng, phụ kiện (chưa kể của nhân dân). Cơ khí điện lạnh cũng đáp ứng đội tàu 28 chiếc trọng tải 6.150 tấn vận tải lạnh chuyên dùng cho xuất khẩu. Tuy đã đạt được một số thành tựu đáng kể trên đây, nhưng nhìn chung nghề cá Việt Nam còn trong tình trạng lạc hậu, năng suất thấp.
Sản lượng đánh bắt mới đạt trên 50% khả năng khai thác nguồn lợi cho phép (1,2-1,4 triệu tấn), chủ yếu ở vùng gần bờ, thuộc khu vực từ 30m nước trở vào, nơi chỉ chiếm có 9-10% diện tích toàn vùng biển. Khai thác chưa đi đôi với bảo vệ nguồn lợi. Khu vực độ sâu dưới 20m nước là vùng tập trung các loài cá con, bãi đẻ chính của nhiều loài cá và đặc sản, nhưng cường độ khai thác vượt qúa giới hạn cho phép, thậm chí nhiều nơi còn sử dụng chất nổ dẫn đến sự tàn phá nguồn lợi. Các phương thức khai thác trên từng vùng khác nhau chưa thích hợp như nghề vó ánh sáng ở vịnh Bắc Bộ, đánh bắt cá nổi nhỏ ven bờ, ngược lại tại vịnh Thái Lan, khi sử dụng lưới đánh đáng kể khai thác cá đáy ở độ sâu từ 30m nước trở vào, tôm cá giống cũng trở thành thương phẩm (bình quân mỗi vụ khai thác cũng tới 8 tỉ giống), hậu quả là tổng sản lượng thuỷ sản tại một số nơi bị giảm sút.
Tàu thuyền tuy có số lượng lớn, nhưng hầu hết công suất nhỏ chỉ có khả năng đánh bắt ở vùng gần bờ, số tàu có công suất lớn đã cũ, tiêu hao nhiều nhiên liệu, năng suất thấp dẫn đến khai thác kém hiệu quả.
2. Khả năng phát triển đánh bắt hải sản
Kết quả điều tra nghiên cứu trong nhiều năm qua đã đưa ra được những ước tính về trữ lượng cá biển cho toàn vùng biển. Vùng biển Nam Bộ là vùng có tiềm năng lớn nhất, tại đây mức gia tăng sản lượng có thể đạt dưới 250.000 tấn/năm, trong đó 70% là cá nổi. Mức gia tăng của vùng biển miền Trung là trên dưới 150.000 tấn/năm, chủ yếu là cá nổi ngoài khơi, khai thác trong bờ đã tới hạn. Mức gia tăng của vùng biển Bắc Bộ 50-70.000 tấn/năm, trong đó cá đáy chiếm 70%.
Đối với khu vực ven bờ độ sâu từ 20m trở vào, duy trì và củng cố các ngành nghề truyền thống với trang bị thuyền thủ công và thuyền máy nhỏ, công suất dưới 45 CV để khai thác ổn định sản lượng khoảng 200.000 tấn/năm. Chú trọng nghề lưới kéo thủ công có hiệu quả kinh tế cao. Từng bước giảm tỉ lệ vó ánh sáng để bảo vệ nguồn lợi. Khu vực độ sâu từ 20 đến 50m nước có tiềm năng hải sản lớn nhất, khả năng khai thác tối đa tới 550.000 tấn/năm trên cơ sở tổ chức lại lực lượng, phát triển các nghề lưới kéo, lưới vây và rê khơi với tàu thuyền máy chủ yếu từ 9-250 CV sẽ cho phép tăng thêm sản lượng khai thác 200.000 - 250.000 tấn/năm. Ngoài ra, cần đầu tư một tỉ lệ thích hợp kinh tế với an ninh quốc phòng và bảo vệ
nguồn lợi quốc gia, song cần tăng cường hợp tác và liên doanh hoặc thu thuế như hiện nay đối với một số tàu nước ngoài, vừa khai thác kết hợp với điều tra thăm dò nguồn lợi.
Ngoài cá biển, cần chú trọng phát triển khai thác nguồn lợi hải sản ngoài cá, trước hết là tôm biển, mực, tôm vỏ, rong biển ... là những đặc sản có tiềm năng lớn hiện nay còn chưa khai thác hết khả năng. Cần đầu tư hơn nữa vào công tác điều tra thăm dò, dự báo nguồn lợi và các phương tiện kỹ thuật đánh bắt hữu hiệu để có thể tăng nhanh sản lượng.
Nhìn chung, trong thập kỷ 90 đánh bắt ven bờ đã đến mức bão hoà, vì vậy, đánh bắt cần gắn chặt với việc bảo vệ nguồn lợi một cách nghiêm ngặt, duy trì và cải tiến cơ cấu đánh bắt, phương tiện hiện có. Tổ chức thăm dò và tạo thêm phương tiện, nghề nghiệp thích hợp để khai thác tài nguyên vùng biển khơi và các quần đảo ở Trường Sa ..., đầu tư vào các trung tâm nghề cá, các cửa lạch lớn, hình thành các thị trấn, các làng cá để hoàn thiện và mở rộng các cơ sở hậu cần dịch vụ, từng bước xây dựng các tuyến đảo trừ vùng biển Quảng Ninh đến vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và Kiên giang.
Căn cứ vào vị trí của các đảo trên ngư trường toàn quốc, cần tập trung đầu tư phát triển sản xuất ở các cụm đảo sau : cụm đảo Cô Tô, cụm đảo Cát Bà - Bạch Long Vĩ, cụ đảo cù lao Chàm , cụm đảo Phú Quý, cụm đảo Côn Đảo, cụm đảo Thổ Chu - Phú Quốc và cụm đảo Trường Sa. Để đạt hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất cho các cụm đảo trên đây, phải đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất ở tuyến trong mới có thể làm bàn đạp định hình và phát triển sản xuất ở tuyến ngoài. Đó là Cẩm Phả cho Cô Tô, Hải Phòng cho Cát Bà - Bạch Long Vĩ, Phan Thiết cho Phú Quý, Vũng Tàu cho Côn Đảo và Rạch Giá - Hà Tiên cho Phú Quốc - Thổ Chu. Với các dự báo trên, đến năm 2000 có thể khai thác khoảng 1triệu tấn hải sản, tăng bình quân 30.000 tấn/năm. Đầu tư hiện đại hoá các khâu chế biến và bảo quản theo hướng nâng cao chất lượng tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, với bao bì hấp dẫn, mở rộng các mặt hàng chế biến kể cả sản ăn liền, đồ hộp, cá xay, cá bột để đưa giá trị xuất khẩu lên 400 triệu USD (kể cả dịch vụ), thu hút thêm vài chục vạn lao động, đưa tổng số lao động đánh bắt lên khoảng 500.000 người và khoảng 3 triệu lao động chế biến dịch vụ.
Vùng biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng hải sản với trên 300.000 ha bãi triều, gần 30.000 ha đầm phá để nuôi tôm, cua, các loại thân mềm, trồng rau câu ... và trên 500.000 ha eo biển, vũng vịnh biển là mặt nước đã bắt đầu được sử dụng để nuôi các đặc sản xuất khẩu như cá song, cá vược, sam, tôm hùm theo hình thức lồng bè. Nhìn chung các nghề nuôi tôm, cua biển, trồng rong câu, nuôi cá đầm, nước lợ... đã phát triển rộng và có số lượng cao, còn các nghề khác như trai ngọc, cá lồng biển đang ở mức liên doanh thăm dò công nghệ. Nghề nuôi thân mềm (sò huyết, ngao) chỉ mới có ở một số khu vực, sản lượng còn nhỏ. Nhiều mô hình công nghiệp nuôi tôm bán thâm canh và quảng canh cải tiến trên các vùng đã cho những kết quả về năng suất có triển vọng trong nuôi tôm xuất khẩu. Nuôi tôm he bán thâm canh ở đầm Thị Nại (Bình Định), Nha Trang cho năng suất bình quân 1 tấn/ha/vụ, ở một số nơi trên miền Bắc đạt 500-700 kg/ha/vụ. Nuôi tôm sú bán thâm canh và quảng canh cải tiến ở miền Trung và một số nơi ở Nam Bộ 1-1,5 tấn/ha/vụ, ở miền Bắc có nơi đạt trên 500-700 kg/ha/vụ. Năm 1990 cả nước mới có trên 100 trại sản xuất tôm giống, năm 1993 con số này đã tăng lên 200 trại tôm giống và 375 trại cá giống. Vùng ven biển Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi về nuôi trồng hải sản hơn các vùng khác, diện tích nuôi tôm ở đây chiếm khoảng 90% so với diện tích nuôi tôm của cả nước và sản lượng cũng tương tự như vậy. Nhiều tỉnh có diện tích nuôi tôm khá lớn, trên dưới 20.000 ha, đặc biệt tỉnh Minh Hải có tới 40.000 ha. Việc dưỡng của và nuôi cua biển phát triển ở nhiều địa phương. Tỉnh Thừa Thiên - Huế nuôi cua lồng ở phá Tam Giang, một số tỉnh Nam Bộ nuôi cua bột. Có nơi nuôi cua đã trở thành phong trào quần chúng, tỉnh Thanh Hoá có trên 200 gia đình nuôi cua. Các loại thân mềm có giá trị kinh tế và xuất khẩu như bào ngư, trai ngọc biển, nghêu sò có giá trị cao ... đang được bắt đầu nuôi trồng ở nhiều nơi như trai biển ở Quảng Ninh, sò ở Thừa Thiên - Huế, điệp ở Thuận Hải, Nghêu ở Bến Tre... Nuôi cá biển ở lồng bè mới bắt đầu với các nội dung tăng khối lượng, lưu giữ cá song và vận chuyển xuất khẩu cá song. Nuôi giữ cá song để thu gom xuất khẩu bắt đầu có kết quả, nhưng khó khăn nhất vẫn là sản xuất thức ăn và sản xuất giống nhân tạo. Diện tích trồng rong câu hiện nay đã đạt khoảng trên 1.000 ha. Trên diện tích rộng 300 ha, từ Quảng Ninh đến Bình Thuận đang phát triển trồng rông câu chỉ vàng chủ yếu theo phương thức bán thâm canh.
trong nuôi trồng hải sản. Ngoài thiên tai bão lụt, gió mùa đông bắc, còn tồn tại những vấn đề về dịch bệnh, quản lý và đầu tư khoa học kỹ thuật. Nhìn chung xét về diện tích cũng như triển vọng tăng năng suất, trong những năm tới cả nước có khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng hải sản các loại khoảng 350.000 - 400.000 ha. với sản lượng trung bình 300.000 - 400.000 tấn, góp phần nâng tổng sản lượng thuỷ sản cả nước đến năm 2000 khoảng 1.600.000 tấn (khai thác hải sản khoảng 21.000.000 tấn, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 600.000 tấn), đưa kim ngạch xuất khẩu khoảng 900- 1.000 triệu USD và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Để các mục tiêu trên đây có triển vọng khả thi, Nhà nước cần đầu tư đúng mức về công nghệ kỹ thuật hiện đại, mở cửa liên doanh với nước ngoài và có các chính sách thích hợp khuyến khích nhân dân đầu tư thực hiện, như đang diễn ra tại nhiều vùng. Bên cạnh những dự án đầu tư cho khai thác và nuôi trồng hải sản, việc đầu tư cho các chương trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật trọng điểm, nhất là lĩnh vực đánh bắt cũng như nuôi trồng, đang là yêu cầu cấp bách nhằm tạo ra cơ sở khoa học công nghệ làm động lực phát triển của ngành kinh tế hải sản nước ta trong giai đoạn tới.