, S04 Fe 3+ Fe2+ cùng với hiện tượng nhiễm mặn do thẩm thấu từ biển làm đất không thể sử dụng
4.5.4. Hiện tường xói lở bờ biển và bồi tụ vùng cửa sông
Xói lở và bồi tụ ở vùng ven biển là hậu quả của các qúa trình địa mạo, động lực đới bờ trong từng giai đoạn phản ánh một mặt tương tác lục địa - biển và các hiện tượng này phổ biến ở ven biển Việt Nam với tốc độ, hình thái và hiệu quả khác nhau ở từng khu vực, có thể có hậu quả tích cực như việc tạo ra các bãi bồi ven biển, mở rộng vùng châu thổ các sông lớn, song nhìn chung, thường dẫn tới tình trạng suy thoái môi trường ven biển, gây những tác hại có khi nghiêm trọng.
ở vùng ven biển Móng Cái - Đồ Sơn, các qúa trình biển lấn át các qúa trình lục địa. Các bãi triều ở đây tuy rộng lớn, song được hình thành không phải do bồi mà do qúa trình xói lở xâm thực, các bãi triều cao bị phá huỷ, hạ thấp và thành các bãi triều thấp. Trên 50% bãi triều thấp ở Tiên Yên - Hà Cối và 30% ở Hải Phòng - Quảng Yên, hiện tượng xói lở đã phá huỷ các bãi triều cát đảo Cát Hải cũng như các cồn cát đảo Đình Vũ. Tốc độ xói lở bờ đảo Cát Hải trung bình 4-8 m/năm, cực đại tới 25m/năm (Trần Đức Thanh, 1994).Các tác nhân gây xói lở chủ yếu là sóng, bão và dòng chảy ven bờ. Dòng triều đã phá huỷ các bãi triều cao chuyển thành các bãi triều thấp bằng phương thức xâm thực và tái lắng đọng.
ở vùng tam giác châu thổ Bắc Bộ hiện đại kéo dài từ Đồ Sơn đến Lạch Trường, hiện tượng bồi tụ lại là xu thế chung với tốc độ có thể tới 30 - 100 m/năm (Nguyễn Khắc Đạm, 1959). Mặt khác , cũng ở đây lại có hiện tượng xói lở mạnh cục bộ như ở khu vực Đồng Châu - Thái Bình nằm giữa Trà Lý và Ba Lạt , khu vực Văn Lý, tốc độ có thể tới 5-10 m/năm.
ở vùng biển phía nam, cũng có thể thấy hiện tượng xói lở bờ biển mạnh mẽ như ở các khu vực : Phan Rí, Gò Công, Ghềnh Hào, Cà Mau. ở Ghềnh Hào do chưa có biện pháp chống hữu hiệu nên từ 1970 tới nay, tốc độ xói lở mạnh, có khi tới 100 m/năm, đã bị xói lở tới 9.630 ha bờ biển, vùng bị xói lở kéo dài xuống tới mũi Cà Mau (Phan Nguyên Hồng, Lê Đức An, 1992).
làm cho nền thổ nhưỡng mất ổn định, sa mạc hoá đồng bằng triều gây suy thoái môi trường sinh thái ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội các địa phương ven biển.