, S04 Fe 3+ Fe2+ cùng với hiện tượng nhiễm mặn do thẩm thấu từ biển làm đất không thể sử dụng
4.5.5. Hiện tượn gô nhiễm biển
1. Các nguồn ô nhiễm biển
Gồm sông tải ra, hoạt động trên biển:
Nguồn ô nhiễm do sông tải ra
Chất ô nhiễm từ đất liền trực tiếp đổ vào biển từ các chất thải công nghiệp ở vùng Quảng Ninh và theo các đường ống dẫn hoặc ống thải trực tiếp từ các khu dân cư và thành phố nằm ngay sát trên bờ biển (như Hòn Gai, Bãi Cháy, Nha Trang, Quy Nhơn ...). Đường thứ hai gián tiếp, chất ô nhiễm sông và sông tải ra biển. Đối với nước ta, các chất bẩn do sông tải ra đóng vài trò chủ yếu. Trong thành phần chất ô nhiễm có chất hữu cơ, dầu, kim loại nặng, hoá chất thuốc trừ sâu v.v... Hiện tượng ô nhiễm diễn ra rất nghiêm trọng ở các thành phố lớn và các hải cảng cửa sông ven biển. Dĩ nhiên không phải tất cả những chất có khả năng làm bẩn đều ra được đến biển vì nước sông có khả năng tự làm sạch ở mức độ nhất định và các qúa trình thuỷ lý hoá học phức tạp xảy ra ở chính các vùng cửa sông cũng làm thay đổi tổng lượng các chất bẩn trước khi đổ vào biển.
Từ các hoạt động trên biển
Trước hết phải kể đến hoạt động giao thông vận tải : vùng biển nước ta nằm sát đường hàng hải loại lớn nhất thế giới với hai tuyến chở dầu sang Nhật. Một tuyến nằm gần và dọc đảo Borneo với khối lượng 3 triệu thùng/ngày theo số liệu năm 1985. Tàu chở dầu ngoài việc gây ra rò rỉ thường xuyên khối lượng trung bình 0,67% trọng tải của tàu còn tiềm ẩn một loại tai biến, từ năm 1968 đến 1987 có 35 vụ tràn dầu đáng kể trong khu vực Biển Đông ở các vùng biển Hồng Kông, Indonesia, Malaysia và Singapore. Cần lưu ý rằng hoạt động của các tàu vận tải hàng hoá ngoài dầu cũng thường xuyên thải vào khu vực Biển Đông một lượng chất thải gây bẩn đáng kể, và trước hết cũng là dầu chạy máy. Cỡ 15-20% số tàu đi lại trên tuyến Singapore - Tokyo (qua vùng biển Vũng Tàu, Côn Đảo và quần đảo Trường Sa) để lại vệt dầu trên mặt biển [1]. Có khoảng 4.000
tàu/năm đi qua vùng biển Vũng Tàu không kể số tàu chở dầu. Ngoài dầu, các loại tàu vận tải còn để thất thoát ra biển nhiều loại hàng hoá gây bẩn khác, trong đó đặc biệt nguy hại là các loại hoá chất và có thể cả các chất phóng xạ. Các vụ tàu vận tải Gerol Panphilopey (Liên Xô cũ) và tàu lêla (Sip) gây tràn dàu ở khu vực cảng Quy Nhơn, tàu Telstar (Đài Loan) chở phân đạm bị đắm ở Thuận Hải, tàu Liên xô (cũ) không được phép cập bến nước ta ... là những thí dụ về khả năng gây bẩn thực sự cho biển nước ta do các hoạt động vận tải thông thường.
Loại hoạt động nêu trên biển tiếp theo là việc thăm dò và khai thác dầu khí. Ngày nay, khu vực Biển Đông đã trở thành một trong những khu vực lớn nhất thế giới về hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Những lô khoan thăm dò hoặc đã đi vào khai thác phủ kín phần lớn thềm lục địa nước ta , vịnh Bắc Bộ , vịnh Thái Lan và cả quần đảo Trường Sa ,lĩnh vực hoạt động này không chỉ làm tăng khả năng xẩy ra các vụ tràn dầu mà còn tăng khối lượng dầu rò rỉ thường xuyên trong các công đoạn khai thác và vận chuyển dầu mỏ. Các mỏ dầu của Trung Quốc ở phía bắc vịnh Bắc Bộ, các trường gió đông, đông-nam (nhất là đông-nam) có thể đưa vệt dầu sang bờ Bắc Bộ Việt Nam, trong đó có khu vực du lịch Hạ Long và vùng nuôi tôm cá ven bờ vịnh Bắc Bộ sau một vài ngày. Các sự cố xảy ra ở phía tây đảo Hải Nam có thể gây ra ô nhiễm cho vùng ven bờ vịnh Bắc Bộ của nước ta trong cả 3 trường gió đông-bắc, đông và đông-nam. Còn các sự cố xảy ra ở các mỏ dầu ở phía nam đảo Hải Nam rất nguy hiểm cho ta trong trường hợp gió đông và đông- bắc.
Đối với các mỏ dầu ở thềm lục địa Nam Việt Nam có thể đưa dầu tràn vào bờ trong vòng 2-3 ngày vào bất kỳ trường gió nào. Chỉ có gió đông-bắc không nguy hại đối với các sự cố tràn dầu xảy ra ở vĩ độ thấp hơn 9030'B.
Ngoài việc thải, đổ các chất gây bẩn kể trên, Biển Đông có thể còn là mơi thải đổ một cách "thầm lặng" những chất thải công nghiệp khi người ta không muốn hoặc không thể đổ thải ngay gần bờ biển nước ta. Gần đây, chúng ta cũng lưu ý nhiều đến việc xác định tổng lượng cũng như thành phần vật chất các chất gây bẩn biển từ không khí xuống. Tuy nhiên, cũng như đối với việc thải đổ 'thầm lặng' hiện chưa có giá trị định lượng đáng tin cậy về nguồn ô nhiễm từ không khí.
trong sinh vật. Việc xác định hàm lượng của chúng, thường đòi hỏi các phương pháp đặc hiệu có độ chính xác cao, cùng các thiết bị tương thích. Có lẽ đó là lý do chính của tình trạng rất ít số liệu thực đo về hàm lượng các chất bẩn ở khu vực Biển Đông được công bố, trừ ở một số vùng ven bờ các nước ASEAN.
Hiện trạng ô nhiễm biển Việt Nam
Như đã nói ở trên, tình trạng ô nhiễm biển Việt Nam nói chung còn rất ít được điều tra ,nghiên cứu, phần lớn các kết quả được công bố chỉ liên quan đến các cảng, các cửa sông và một số đoạn ven bờ. Vùng khơi vịnh Thái Lan có được nhiều số liệu hơn, trong đó có cả kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ gốc dầu mỏ, hợp chất hữu cơ chiorine cả trong nước biển, trầm tích và trai ốc. Vùng phía bắc vịnh được điều tra nghiên cứu kỹ hơn và nhiều kết quả liên quan tới vùng rừng ngập mặn, vùng vịnh Bắc Bộ chắc có thể cũng đã được điều tra nghiên cứu ở Trung Quốc, tiếc rằng không có tư liệu để đề cập đến ở đây.
Bảng 4.3. Nồng độ dầu trung bình trong nước và đất tại các tuyến khảo sát tại Hải Phòng
Tên tuyến Dầu trong
Nước (mg/l) Đất (mg/g)
Ghi chú
Chân cột cao thế 3,4 2,7
Sở Dầu 3,1 4,0
Cảng chính 2,7 3,9 Số liệu
Kênh đào Đình Vũ 1,6 2,2 của một
Mỏm đông bắc đảo Đình Vũ 1,4 1,1 đợt khảo sát Vạn Hoa (ngang Hòn Dấu) 1,4 1,6 Bến Kiền 1,2 1,7 Tuyến phụ 0,2 1,3
Những số liệu được dẫn ra trong bảng 4.3 nói lên tính nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm dầu ở các đầu mối giao thông trên biển vì tiêu chuẩn nước biển sạch hàm lượng dầu <0.05 mg/l.
Bảng 4. 4 Hàm lượng dầu trong nước biển tại khu vực các giàn khoan cuối năm 1989
Địa điểm lấy mẫu Thời gian lấy mẫu TT
Giàn Độ sâu (m) Giờ ngày
Hàm lượng dầu (mg/l nước) 1 9h30 23/11/89 vết 2 0,5 16h00 23/11/89 0,156 3 10h00 23/11/89 0,125 4 1 5 16h30 23/11/89 0,375 5 16h00 4/12/89 vết 6 0,5 9h00 5/12/89 0,102 7 16h30 4/12/89 0,293 8 3 5 9h30 5/12/89 vết 9 10h30 12/12/89 vết 10 0,5 7h30 13/12/89 0,450 11 11h00 12/12/89 0,049 12 5 5 8h00 13/12/89 0,383 13 0,5 11h00 29/12/89 0,039 14 4 5 11h30 20/12/89 0,135
Ghi chú : "vết" là hàm lượng dầu trong nước < 0,02 mg/l
Hiện nay chưa thể khẳng định gì chính xác về mức độ ô nhiễm chung của biển nước ta, như có thể hy vọng rằng Biển Đông nói chung chưa ở mức độ báo động như nhiều biển khác trên thế giới (thí dụ Hồng Hải, Ban Tích ...). Song hiện tượng ô nhiễm ngày càng phổ biến và mức độ có xu thế tăng một cách đáng kể. Riêng khu vực cửa sông, hải cảng, khu du lịch ô nhiễm biển đang là vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây có thể nêu một số kết quả điều tra nghiên cứu bước đầu.