ĐVT: Đồng STT Nghịđịnh Thời điểm áp dụng Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 1 97/2009 NĐ-CP Ngày 30/10/2009 Từ 01/01/2010 đến 31/12/2010 980.000 880.000 810.000 730.000 2 108/2010/NĐ- CPNgày 29/10/2010 Từ 01/01/2011 đến 01/10/2011 1.350.000 1.200.000 1.050.000 830.000 3 70/2011/NĐ-CP Ngày 22/08/2011 Từ 01/10/2011 đến 31/12/2012 2.000.000 1.780.000 1.550.000 1.400.000 4 103/2012/NĐ- CPNgày 04/12/2012 Từ 01/01/2013 đến 31/12/2013 2.350.000 2.100.000 1.800.000 1.650.000 5 182/2013/NĐ- CPNgày 14/11/2013 Từ 01/01/2014 đến 31/12/2014 2.700.000 2.400.000 2.100.000 1.900.000 6 103/2014/NĐ- CPNgày 11/11/2014 Từ 01/01/2015 3.100.000 2.750.000 2.400.000 2.150.000 7 122/2015/NĐ- CPNgày 14/11/2015 Từ 01/01/2016 3.500.000 3.100.000 2.700.000 2.400.000 8 153/2016/NĐ- CPNgày 14/11/2016 Từ 01/01/2017 3.750.000 3.320.000 2.900.000 2.580.000 (Nguồn: Tác giả tổng hợp và từ BHXH Thành phốĐông Hà)
Theo nghị định 153/2016/NĐ-CP Ngày 14/11/2016 thì đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu chung bao gồm có :
- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
- Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộgia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tếvà cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừtrường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức.
Như vậy quỹlương của đơn vị SDLĐ là căn cứ quan trọng để tính tốn tổng thu BHXH bắt buộc. Vì thế cơ quan BHXH cần phải theo dõi diễn biến tăng, giảm qũy lương của đơn vị, đối chiếu với những quy định hiện hành về mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sởđểxác định số thu chính xác
Quản lý các phương thức đóng BHXH
- Đóng hằng tháng: hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại các Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
- Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần: đối với các đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trảlương theo sản phẩm, theo khốn thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳđóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
- Đóng theo địa bàn
+ Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
+ Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
- Trường hợp đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ởnước ngồi thì đơn vị, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.
Ba là,tổ chức thu BHXH - Phân cấp thu
Để tổ chức thu BHXH một cách có hiệu quả cần thực hiện phân cấp trong quá trình thực hiện và quản lý. Bởi việc phân cấp quản lý sẽ tạo điều kiện cho tổ chức BHXH theo sát đơn vị tham gia, giúp cho bộ máy hoạt động không bị chồng chéo.
+ BHXH Việt Nam: chỉđạo hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH và thẻ BHYT trong toàn ngành bao gồm cả BHXH Bộ quốc phịng, bộ cơng an và ban cơ yếu chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân trong của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh.
+ BHXH cấp tỉnh:
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện cơng tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH theo định kỳ hàng năm, lập biên bản thẩm định số liệu thu BHXH bắt buộc.
+ BHXH cấp huyện, thị xã, thành phố (BHXH huyện):
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ BHXH, thẻBHYT cho người lao động theo phân cấp quản lý
Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vịSDLĐ đóng trụ sở trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố theo phân cấp của BHXH tỉnh
Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền BHXH, BHYT, BHTN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với các đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN do BHXH huyện thực tiếp thu.
- Lập và giao kế hoạch thu
+ BHXH Việt Nam : Tổng hợp, xây dựng và điều chỉnh kế hoạch thu BHXH với nguyên tắc là đảm bảo sát với tình hình thực tế và khảnăng thực hiện. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
+ BHXH Tỉnh: tổng hợp số liệu thu của toàn tỉnh và thực hiện lập bản kế hoạch, bản kế hoạch điều chỉnh thu BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu K01-TS) và kinh phí hỗ trợcơng tác thu đối với đơn vị do tỉnh trực tiếp thu để gửi BHXH Việt Nam
Trên cơ sở kế hoạch thu, phân bổ kinh phí hỗ trợ cơng tác thu, hoa hồng đại lý được BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN cho BHXH tỉnh và BHXH huyện; kế hoạch hỗ trợ công tác thu cho BHXH tỉnh và BHXH huyện.
+ BHXH huyện:
Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sởtrên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
Giải quyết các trường hợp truy thu, hồn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện trực tiếp thu. [3]
1.2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH bắt buộc
Như các hoạt động kinh tế - xã hội khác, hoạt động quản lý thu BHXH cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Công tác quản lý thu BHXH thực hiện dễ dàng hay không, đạt được kết quả tốt hay xấu là phụ thuộc vào sựtác động của nhân tố chủ yếu sau:
- Trình độ dân trí
Có thể nói, một địa phương có trình độdân trí cao, văn hóa xã hội phát triển, khảnăng có thể tiếp cận với thông tin, khoa học - kỹ thuật của người dân dễ dàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách xã hội phát triển, đi sâu vào đời sống người dân hơn so với một địa phương có trình độ dân trí kém phát triển.
Đối với chính sách BHXH, trong điều kiện trình độ nhận thức của người dân tiến bộ thì việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống cũng trởnên đơn giản hơn rất nhiều. Người dân nhanh chóng nắm bắt được ý nghĩa to lớn của chính sách, chế độ BHXH thơng qua công tác thông tin tuyên truyền của tổ chức BHXH. Khi nhận thức của đại bộ phận người dân, đặc biệt là NLĐ và người SDLĐ được nâng lên rõ
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
rệt sẽ tác động tích cực đến cơng tác quản lý thu BHXH, giảm bớt tình trạng trốn đóng, nợđọng BHXH đã và đang gây khó khăn cho cơng tác quản lý thu BHXH.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến công tác quản lý thu BHXH. Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu được bảo hiểm của con người chỉ được nghĩ đến khi những nhu cầu cần thiết vềăn, mặc, ở đã được đảm bảo. Vì vây, chỉ khi nào kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất của mọi người dân trong xã hội được cải thiện thì chính sách BHXH mới phát huy được vai trị to lớn của mình.
Khi kinh tế phát triển, số lượng NLĐ có việc làm sẽ tăng lên do có sự mở rộng về quy mơ sản xuất xã hội. Từ đó làm cho đối tượng thuộc diện tham gia BHXH không ngừng được tăng lên. NLĐ và người SDLĐ khơng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà tìm mọi cách né tránh chính sách xã hội thiết thực này.
- Chính sách tiền lương - tiền công
Căn cứ theo tốc độ phát triển kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, chính sách tiền lương tiền cơng cũng được điều chỉnh liên tục sao cho phù hợp với những thay đổi đó. Trong chế độ BHXH ở nước ta, tiền lương tiền công của NLĐ và tổng quỹ lương của đơn vị SDLĐ được dùng làm căn cứ để tính đóng BHXH. Hàng năm, Chính phủ thường có Nghị định điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung. Qua đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng tăng theo. Sự biến động thường xuyên liên tục này làm cho cơng tác quản lý thu gặp một số khó khăn nhất định. Nếu cán bộ làm công tác quản lý khơng nhạy bén với tình hình thực tế, chủ động, sáng tạo thì quỹ BHXH khó có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, an toàn và tăng trưởng quỹ.
- Trình độ của nhà làm công tác quản lý
Bên cạnh những nhân tố khách quan trên thì cơng tác quản lý thu BHXH cịn chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan từ chính các nhà làm công tác quản lý. Để nắm bắt được những thay đổi tăng, giảm của đối tượng tham gia, diễn biến tiền lương làm căn cứđóng BHXH …cán bộ chuyên quản lý thu phải đảm bảo đủ năng lực về trình độ chun mơn, khảnăng nhận định và phân tích tính hình, có tinh thần trách nhiệm,
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
nhiệt tình trong cơng việc…Như vậy, công tác quản lý thu mới đạt hiệu quả cao, phát hiện kịp thời những tình huống sai phạm để có biện pháp xử lý triệt để.
Ngồi ra, cơng tác quản lý thu BHXH còn chịu tác động của yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác nghiệp vụ chuyên môn hiện đại hay đã lỗi thời lạc hậu, sự quan tâm của các chủ thể liên quan đến chính sách…Vì vậy, để công tác quản lý thu BHXH đạt được kết quả tốt nhất, cán bộtrong ngành BHXH đặc biệt là cán bộ quản lý thu cần phải quan tâm toàn diện đến các nhân tốảnh hưởng đến quá trình quản lý thu BHXH như đã phân tích ở trên. [29]
1.2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu quản lý thu BHXH bắt buộc
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu quản lý thu BHXH bắt buộc là tập hợp các chỉ tiêu có tính chất định lượng hoặc định tính đểđo lường và phản ánh chất lượng của hoạt động quản lý thu BHXH bao gồm:
- Chỉ tiêu về số tiền thu BHXH bắt buộc
Trên cơ sở kế hoạch thu được BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh triển khai các biện pháp, xác định quỹ lương của từng người lao động, số phải thu của từng đơn vị để tổ chức thu một cách khoa học, hiệu quả, đảm bảo số thu BHXH hằng năm đạt hoặc vượt mức chỉ tiêu được giao. Đây là chỉ tiêu đánh giá một cách tổng thể kết quả công tác quản lý thu BHXH bắt buộc hằng năm của cơ quan BHXH.
- Chỉ tiêu về phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Bên cạnh chỉ tiêu về số thu BHXH bắt buộc hàng năm thì tiêu chí về mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là một chỉ tiêu hết sức quan trọng nhằm đánh giá kết quả công tác thu BHXH. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH hàng năm là yêu cầu bắt buộc đối với cơ quan BHXH. Căn cứ vào số lượng đối tượng tham gia BHXH của năm trước và dự báo tốc độ tăng dân số, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội để đưa ra tỷ lệ kế hoạch mở rộng đối tượng thamgia BHXH hàng năm. Đây cũng là trách nhiệm của cơ quan BHXH trong việc đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động để họđược tham gia BHXH, giảm bớt gánh nặng kinh tế khi vềhưu, lúc ốm đau, bệnh tật và khi khơng có việc làm.
- Chỉ tiêu về khắc phục nợ đọng tiền BHXH.
Chỉ tiêu này cũng được cơ quan BHXH đưa ra đểđánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý thu BHXH. Tỷ lệ nơ đọng được so sánh với số phải thu BHXH.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Nếu tỷ lệ nợ chiếm khoảng dưới 2% so với số phải thu được đánh giá là tỷ lệ nợ thấp, từ 5% trở lên là tỷ lệ nợ cao. Nếu cơ quan BHXH hoàn thành kế hoạch thu nhưng để tỷ lệ nợ đọng cao thì coi như vẫn khơng hồn thành nhiệm được giao. Cơ quan BHXH cũng phải thường xuyên cập nhật các đơn vịSDLĐ nợ tiền BHXH từ 3 tháng trở lên để báo cáo các cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý. Đối với những đơn vị doanh nghiệp có số nợ đọng từ 6 tháng trở lên phải lập hồ sơ khởi kiện, thông báo cho đơn vị có nợ đọng nếu đơn vị khơng nộp tiền nợ đọng sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện.
- Chỉ tiêu về chất lượng các hoạt động hỗ trợ công tác thu (tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ)
Đểđánh giá một cách tồn diện kết quả cơng tác quản lý thu BHXH thì đây cũng là một chỉ tiêu cơ bản để xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác quản lý thu BHXH. Hoạt động hỗ trợ cơng tác thu sẽ góp phần quan trọng giúp cho các cấp chính quyền, người lao động, người SDLĐ và cán bộ viên chức ngành BHXH nâng cao nhận thức trách nhiệm trong việc chấp hành chính sách pháp luật về BHXH. [33]
1.3. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc của các nước trên thế giới và tạiViệt Nam Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm thu BHXH bắt buộctrên thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội ở Nhật Bản
Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản bắt đầu hình thành từ việc ban hành quy định cứu trợ nghèo đói vào năm 1847, hiện tại nó bao gồm các chế độ: cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, y tế công và BHXH. Các chếđộ BHXH bao gồm hai phần: A) BHXH (bảo hiểm hưu trí, BHYT) do cơ quan BHXH quản lý và tổ chức thực hiện. B) Bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm do cơ quan Bảo đảm việc làm của Chính phủ thực hiện; Bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động do cơ quan Thanh tra lao động thực hiện). Hệ thống cơ quan BHXH bao gồm cơ quan Trung ương, 47 cơ quan BHXH địa phương với 312 văn phịng chi nhánh BHXH.
- Chếđộ hưu trí chia ra hai loại hình chính là: 1) Chế độ bảo hiểm hưu trí quốc gia áp dụng đối với cơng dân Nhật Bản tuổi từ 20 đến dưới 60 tuổi và thực
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
hiện tự nguyện cho người dân Nhật Bản ở trong nước từ 60 đến dưới 65 tuổi; ở nước ngoài từ20 đến dưới 65 tuổi; 2) Chếđộ hưu trí thực hiện cho người lao động dưới 65 tuổi làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, các cơng ty, tập đồn, trường học tư.
- Đối tượng tham gia đóng BHXH: chia làm 3 nhóm: