Kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc của các nước trên thế giới và tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 49)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc của các nước trên thế giới và tại Việt

1.3.1. Kinh nghiệm thu BHXH bắt buộctrên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội ở Nhật Bản

Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản bắt đầu hình thành từ việc ban hành quy định cứu trợ nghèo đói vào năm 1847, hiện tại nó bao gồm các chế độ: cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, y tế công và BHXH. Các chếđộ BHXH bao gồm hai phần: A) BHXH (bảo hiểm hưu trí, BHYT) do cơ quan BHXH quản lý và tổ chức thực hiện. B) Bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm do cơ quan Bảo đảm việc làm của Chính phủ thực hiện; Bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động do cơ quan Thanh tra lao động thực hiện). Hệ thống cơ quan BHXH bao gồm cơ quan Trung ương, 47 cơ quan BHXH địa phương với 312 văn phịng chi nhánh BHXH.

- Chếđộ hưu trí chia ra hai loại hình chính là: 1) Chế độ bảo hiểm hưu trí quốc gia áp dụng đối với công dân Nhật Bản tuổi từ 20 đến dưới 60 tuổi và thực

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

hiện tự nguyện cho người dân Nhật Bản ở trong nước từ 60 đến dưới 65 tuổi; ở nước ngoài từ20 đến dưới 65 tuổi; 2) Chếđộ hưu trí thực hiện cho người lao động dưới 65 tuổi làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, các cơng ty, tập đồn, trường học tư.

- Đối tượng tham gia đóng BHXH: chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm 1: lao động cá thể, nơng dân, người khơng có việc làm, sinh viên... tham gia chế độ hưu trí quốc gia. Mức đóng là 13.300 n/ tháng, từ 4/2005 tăng mỗi năm 280 yên để đạt mức 16.900 yên/tháng vào năm 2017.

+ Nhóm 2: lao động trong khu vực tư nhân và Nhà nước. Mức đóng là 13,934%, từ10/2004 tăng mỗi năm 0,354% và sẽ đạt 18,30% vào năm 2017; số tiền đóng góp được chia đều, chủ sử dụng lao động đóng 50%, người lao động đóng 50%.

+ Nhóm 3: người ăn theo là vợ /chồng sống dựa vào thu nhập của người lao động thuộc nhóm 2, tham gia chếđộhưu trí quốc gia [35]

1.3.1.2. Kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội ở Singapore

Từ một làng chài nhỏ không tài nguyên tiến tới một quốc gia phát triển như ngày nay, Singapore đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế - xã hội thành cơng, trong đó có sự bảo đảm nền An sinh xã hội công bằng và tiến bộ cho mọi người dân. Hệ thống An sinh xã hội (ASXH) dành cho tất cảcông dân và người lao động thường trú được gọi là Quỹ Phòng xa Trung ương (Central Provident Fund -CPF). Đây là một trong những chương trình hưu trí dựa trên mức đóng lâu đời nhất của châu Á. ASXH ở Singapore bắt đầu từ thập kỷ 50 của thế kỷXX. Chương trình hiện nay đã được thực hiện từ năm 1955 và sửa đổi lần cuối cùng vào năm 2001. Chương trình này tập trung vào khái niệm trung tâm là một quỹphòng xa, do người lao động đóng góp trong suốt cuộc đời và cung cấp sựđảm bảo về tài chính khi họ nghỉhưu hay không thể tiếp tục làm việc.

Hội đồng CPF là một cơ quan được thành lập theo luật định, thuộc phạm vi quản lý của Bộ trưởng Bộ Nhân lực và nằm dưới sự ủy thác của Quỹ CPF. Hội đồng có một Chủ tịch do Bộ trưởng Bộ Nhân lực bổ nhiệm, bao gồm đại diện của Chính phủ, Liên đồn Lao động và Liên đồn Những người sử dụng lao động. Cấu trúc gồm ba thành phần này tạo điều kiện bảo đảm lợi ích cho tất cả các bên liên

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

quan, được quy định trong nhiệm vụ của Hội đồng. Hội đồng CPF chịu trách nhiệm giám hộ quỹ, quản lý các chương trình trong hệ thống, bao gồm cả việc thu các khoản đóng góp và thanh tốn trợ cấp, chi trả cho người tham gia. Quỹ Phòng xa Trung ương quản lý tất cả các hình thức BHXH tại Singapore, ngồi ra cịn chăm lo đến sức khỏe, quyền sở hữu nhà ở, bảo trợ gia đình và tăng giá trị tài sản cho người tham gia. Hội đồng CPF hiện nay hoạt động với khoảng 1.600 nhân viên, được tổ chức thành 03 nhóm chính: nhóm Dịch vụ, nhóm Dịch vụ CNTT và nhóm Phát triển Chính sách và Doanh nghiệp.

Mức đóng của người lao động được quy định trong luật là 5% đến 20% tiền lương hàng tháng. Người sử dụng lao động sẽ phải đóng từ 6,5% đến 16% tiền lương. Tất cả các khoản đóng góp và chi trả đều được miễn thuế; và tại thời điểm hiện nay, chỉ có 4.500 đơla đầu tiên trong toàn bộ tiền lương của người lao động là phải chịu tránh nhiệm đóng góp. Từ 01/03/2011, những thành viên dưới 50 tuổi của CPF sẽ phải đóng 20% mức lương của họ cho các tài khoản CPF. Cùng với 15% do doanh nghiệp đóng, tổng mức đóng của mỗi lao động cho CPF sẽ là 35,5%. Mức đóng là thấp hơn cho các thành viên trên 50 tuổi và người có thu nhập dưới 1.500 đơ-la Singapore/tháng. Nếu người lao động muốn tự nguyện đóng thêm một khoản cao hơn mức bắt buộc, khoản tiền này sẽđược chuyển vào tài khoản hưu trí của họ. Mọi đóng góp tổng thể khơng được lên q 30.600 đô-la mỗi năm.

Tổng giá trị Quỹ CPF là 166,8 tỷ đơla Singapore tính đến ngày 31/12/2009, trong khi tổng giá trị tính gộp qua các thời kỳ lên tới 339,6 tỷ đôla. Các tài khoản CPF được chi trả một khoản lãi suất đảm bảo tối thiểu là 2,5% mỗi năm và thường xuyên được điều chỉnh bởi Chính phủ Singapore. Mỗi thành viên CPF sẽ có 03 tài khoản, với tỷ lệ phân bổ cho các tài khoản khác nhau phụ thuộc vào tuổi: Tài khoản thông thường - OA (với lãi suất 2,5% hiện nay); tài khoản đặc biệt - SA và tài khoản tiết kiệm y tế - MA đều với lãi suất 4%. Trong đó:

- Tài khoản thơng thường là một loại tài khoản tiết kiệm mà người sở hữu có quyền rút tiền trong các điều kiện nhất định. Tài khoản này có thểđược sử dụng để mua tài sản, mua một căn nhà do Chính phủ cung cấp, chi trả cho giáo dục của bản thân hoặc con cái, hay mua bảo hiểm nhân thọ…

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

- Tài khoản đặc biệt được dành riêng cho vấn đề hưu trí và đầu tư trong các sản phẩm tài chính liên quan đến thời kỳ nghỉ hưu. Nếu người tham gia có nhiều hơn 40.000 đơ-la trong tài khoản đặc biệt này, họ có thể rút ra số tiền chênh lệch và đầu tư vào các danh mục được Chính phủ chấp thuận.

- Tài khoản tiết kiệm y tế là BHYT cơ bản cho mỗi người dân Singapore, dành cho chi trả các chi phí chăm sóc sức khỏe, bệnh tật, trợ cấp thai sản và mua các loại BHYT được phê chuẩn.

Ngồi ra, cịn một tài khoản thứ tư là tài khoản hưu trí - RA sẽ được tự động tạo ra khi người tham gia đến 55 tuổi. Một khoản tiền, tối đa là 139.000 đô-la Singapore được chuyển từ tài khoản thông thường và đặc biệt tới tài khoản hưu trí. Một khi người tham gia nghỉhưu (ở tuổi 65 theo quy định), số tiền trong tài khoản này sẽđược chi trả để mua một khoản trợ cấp hàng năm từ một ngân hàng địa phương hay chuyển sang các tài khoản đầu tư cho đến khi số tiền bị sử dụng hết. Hiện nay, tài khoản hưu trí có mức lãi suất là 4%/năm. Ngoài mức lãi suất trên, khi tổng số tiền người tham gia đã đóng cho CPF tăng lên tới 60.000 đơla Singapore với ít nhất 20.000 đôla trong tài khoản thông thường, lãi suất của mỗi quỹ sẽđược tăng thêm 1%. [35]

1.3.2. Kinh nghiệm thu BHXH bắt buộc tại Việt Nam

1.3.2.1. Kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội ở TP. Hồ Chí Minh

Năm 2013, trên địa bàn thành phố có 3.170.000 lao động làm việc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, với trên 400.000 doanh nghiệp hoạt động, nhưng mới chỉ có 20.587 đơn vịđăng ký hoạt động, trong đó có 3.311 đơn vị sử dụng lao động có ký HĐLĐ và 1.662 đơn vị đang tham gia BHXH. Trong tổng số412.713 lao động của các đơn vịđược khảo sát mới có 293.998 lao động được ký HĐLĐ.

Với quyết tâm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, BHXH thành phố đã chủ động cùng sởLao động Thương binh & Xã hội, sở Kế hoạch & Đầu tư và Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng kế hoạch liên tịch thực hiện chính sách BHXH để trình UBND thành phố cấp "Thẻ đi lại" cho các doanh nhân trong khu vực APEC; phối hợp kiểm tra thực hiện BHXH, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật BHXH cho người lao động và người sử dụng lao động tại đơn vị. Khi các văn phịng đại diện nước ngồi ngày càng gia tăng, BHXH thành phố đã có ngay

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

quy chế phối hợp với sở Thương mại để tham gia quản lý từ những ngày đầu. Năm 2014, thành phố có thêm 3.794 đơn vị ngồi quốc doanh tham gia BHXH với trên 820.000 lao động (tăng 15% so với năm 2013). Tính đến tháng 12/2014, thành phố đã quản lý thu 41.916 đơn vị, với 2.353.059 lao động và tổng số thu BHXH bắt buộc đạt 518.892 tỷđồng [35]

1.3.2.2. Kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội ở thành phố Nam Định

Theo báo cáo của BHXH tỉnh Nam Định: qua khảo sát đầu năm 2014, trên địa bàn toàn thành phố Nam Định có 1523 doanh nghiệp đang sử dụng 10.445 lao động, nhưng thực tế mới có 1260 đơn vị với 4.937 lao động đóng BHXH; một số đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài với số tiền trên 7 tỷđồng. Để giải quyết vấn đề này, BHXH tỉnh đã có nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả, đó là: hằng năm, trên Báo địa phương, Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh đều có chun trang, chun mục giải đáp chế độ, chính sách BHXH, kể cả các Đài Truyền thanh địa phương. Trên một số trục đường lớn, khu cơng nghiệp đều có pa nơ, áp phích; in các tài liệu phát tay, các văn bản hướng dẫn gửi các doanh nghiệp. Thực hiện ký kết công tác phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp An Xá, Hoà Xá về việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH nắm bắt được chính xác số doanh nghiệp và lao động để có biện pháp tích cực vận động; đồng thời phối hợp với sở LĐTB&XH và LĐLĐ tỉnh tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm; những đơn vị cố tình vi phạm thì lập Biên bản xử lý hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền can thiệp. Đối với những doanh nghiệp nợđọng BHXH có thể sử dụng biện pháp ngừng giao dịch, không giải quyết các quyền lợi mà người lao động được hưởng, nhờ đó mà việc đăng ký tham gia BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được chấn chỉnh và tình trạng nợ đọng BHXH cơ bản được giải quyết. [35]

1.3.3. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội thành phố Đông Hà

Về cơ chế thu BHXH, hệ thống BHXH được thực hiện trên nguyên tắc có tham gia BHXH mới được hưởng các chếđộ BHXH. Nguồn thu của hệ thống BHXH được tập hợp chủ yếu từ các khoản đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động. Ngồi ra cịn có sự hỗ trợ của Chính phủ với mức đóng góp và hình thức đóng TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

góp khác nhau tuỳ thuộc vào quy định của pháp luật. Về đối tượng tham gia BHXH là những đối tượng có cơng ăn việc làm, có thu nhập dưới hình thức tiền lương hoặc tiền cơng mà thu nhập đó vuợt q mức tối thiểu quy định của mỗi quốc gia. Có nước còn thành lập từng loại quỹ BHXH khác nhau cho từng loại đối tượng lao động ở các khu vực kinh tế khác nhau. Mức đóng góp vào quỹ BHXH của mỗi nước rất khác nhau phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế của mỗi nước và mức đóng của người lao động bao giờ cũng thấp hơn mức đóng của chủ sử dụng lao động. Việc phân chia trách nhiệm đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động cũng khác nhau.

- Xây dựng chính sách BHXH phải dựa vào khảnăng kinh tế và xã hội cụ thể của mỗi quốc gia. Hoạt động BHXH phải dựa trên nguyên tắc bắt buộc để thu hút càng nhiều đối tượng tham gia BHXH càng đảm bảo an tồn cho quỹ BHXH. Có sự phân định khá rạch ròi giữa chức năng quản lý nhà nước về BHXH và chức năng sự nghiệp của BHXH.

- Về mơ hình tổ chức, có nhiều mơ hình khác nhau: đa sốcác nước đều giao việc quản lý nhà nước về BHXH cho một bộ chức năng như: BộLao động, Bộ phúc lợi xã hội, Bộ tài chính...cịn hoạt động sự nghiệp BHXH thường do cơ quan chuyên trách thực hiện trong cảnước.

Những địa phương đạt được hiệu quả cao trong quản lý thu BHXH bắt buộc đều có chung một điểm là biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao một cách sáng tạo, không rập khn máy móc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ởcơ sở tham gia vào cơng tác BHXH, bài học kinh nghiệm cần được rút ra, đó là:

- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trong cơng tác BHXH. Thực hiện phương châm cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, cơ quan BHXH làm tham mưu, có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu trách, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác BHXH mà trọng tâm là khắc phục nợ tồn đọng BHXH và phát triển đối tượng tham gia BHXH.

- Công tác dự báo phải đi trước một bước để có những căn cứ khoa học, số liệu sát thực, nhằm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu một cách vững chắc, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời thường xuyên có sự điều chỉnh để có dự báo sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhằm đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời, khơng bỏ sót nguồn thu.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

- Cơ quan BHXH phải chủ động các biện pháp công tác, đặc biệt coi trọng năng lực xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tượng tham gia BHXH tin tưởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện.

TÓM TT CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn tập trung làm rõ lý luận cơ bản về BHXH BB: khái niệm, bản chất và vai trò, chức năng, hệ thống các chế độ và quỹ BHXH của BHXH nói chung và BHXH BB nói riêng; vấn đề thu và quản lý thu BHXH BB; tác động của các chế độ BHXH lên các đối tượng thụ hưởng, và các đối tượng có liên quan trong công tác quản lý thu BHXH BB; nêu lên kinh nghiệm quản lý thu BHXH BB trên thế giới, ở Việt Nam và bài học rút ra cho BHXH Tp Đông Hà.

Những vấn đề trên đây là cơ sở khoa học và thực tiển định hướng cho nội dung nghiên cứu ở các chương tiếp theo của luận văn.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

CHƯƠNG 2

THC TRNG QUN LÝ THU BO HIM

XÃ HI BT BUỘCTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH ĐÔNG

HÀ, TNH QUNG TR

2.1. Tổng quanvề Bảo hiểm xã hội thành phố Đông Hà

2.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Đơng Hà có một vị trí quan trọng, nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối thủ đơ Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á, là điểm khởi đầu ở phía Đơng của trục Hành lang kinh tế Đông - Tây giữa Đông Bắc Thái Lan, Lào, Myanma và miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt, kết thúc ở thành phốĐà Nẵng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố đông hà, tỉnh quảng trị (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)