5. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Giải pháp cho nguồn nhân lực của BHXH Đông Hà
• Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng của NNL
- Nâng cao kiến thức là yếu tố cốt lõi để phát triển người lao động bằng nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là thông qua hoạt độnggiáo dục và đào tạo, là nền tảng để người lao động phát triển kỹ năngvà nhận thức trong quá trình lao động sáng tạo và hiệu quả.Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNL: - Số lượng người lao động theo các trình độ đào tạo: trên đại học, đại học, cao đẳng,
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
trung cấp … Tỷ lệ của từng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (trên đại học,đại học, cao đẳng, trung cấp …) trong tổng số.
- Số lượng nhân lực được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ở cáctrình độ hàng năm.
- Đào tạo được đội ngũ nhân lực có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng làm chủ khoa học và công nghệhiện đại, có thể lực tốt, có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao,.
- Đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng, đồng bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng đến bố trí, sử dụng, đào tạo đến luân chuyển.
- Xây dựng và thực hiện Quy chế tuyển dụng cán bộ công bằng,công khai, khách quan.
- Xây dựng bản đồ học tập chung và bản đồ học tập về chuyênmôn nghiệp vụ, giúp xác định lộ trình đào tạo, nâng cao trình độ chonhân viên, cán bộ và cán bộ quản lý các cấp.
- Ngoài ra, còn phải coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác thu BHXH. Cụ thể, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp, cho các chức danh công chức, viên chức; cập nhật nội dung các văn kiện, nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, cập nhật nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chứcdanh công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành theo vị trí việc làm, phương pháp quản lý chuyên ngành, kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; cập nhật kiến thức pháp luật, văn hóa công sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, khuyến khích tự học và cử đi học trình độ sau Đại học cho công chức, viên chức phù hợp với chuyên môn, vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao Ngành BHXH, đáp ứng mục tiêu của công tác quy hoạch, phù hợp tiến trình hiện đại hóa Ngành BHXH và hội nhập quốc tế.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Kế hoạch đặt mục tiêu cụ thể đối với công chức, tập trung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ; bảo đảm hằng năm ít nhất 80% công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ, 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.
Còn viên chức, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế, bảo đảm ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; ít nhất 70% viên chức giữ chức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm; hằng năm, ít nhất 60% viên chức, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.
• Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực
Những hoạt động để nâng cao nhận thức của NNL ngànhBHXH, cụ thể như: Tiến hành đào tạo, sử dụng các chính sách kíchthích tính tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc… của người lao động. Bên cạnh đó, bản thân người lao động cũng cầnphải luôn không ngừng rèn luyện và học hỏi để nâng cao nhận thức.
a. Về công tác thu nhập gồm: Tiền lương cơ bản+ Thưởng+ Phụ cấp + Phúc lợi
b. Về các yếu tố tinh thần có nhiều chế độ khen, tuyên dương kịp thời. Bên cạnh đó, BHXH nên tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dụcthể thao nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, gắn kết CBVC.
c. Về điều kiện làm việcCó thể thấy một tác nhân có ảnh hưởng quan trọng đến tinh thầnlàm việc của các CBVC là các cán bộ quản lý, bên cạnh đó mối quan hệvới đồng nghiệp cũng có sự ảnh hưởng đáng kể. Nhận thức được tầmquan trọng đó, BHXH Đông Hà nên cố gắng tạo ra một môi trường làm việc thỏa mái, tạo sự gần giữa các cấp lãnh đạo với nhân viên.
d. Về khả năng thăng tiến, học hỏi: BHXH tạođiều kiện cho người lao động được học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn từđồng nghiệp, từ những nhà quản lý có tài năng và kinh nghiệm lâu năm.Bên cạnh đó, tạo ra những cơ hội học hỏi đốivới cán
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
bộ công nhân viên trong đơn vị như được cử đi đào tạo sau đại học,tiếp thu KHCN tiên tiến, tập huấn các phần mềm quản lý của ngành, đượccử đi học các lớp nâng cao CMNV, các lớp nâng cao lý luận chính trị,quản lý nhà nước,…
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH BB ở chương 2 và định hướng quản lý thu BHXH BB của BHXH TP Đông Hà, Luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện quản lý thu BHXH BB trên địa bàn nghiên cứu, gồm: Quản lý phương thức và tổ chức thu BHXH, lập và giao kế hoạch thu hàng năm, tăng cường giám sát công tác tổ chức thu BHXH Đông Hà, tăng cường phối hợp với các ban ngành có liên quan trong khi thực hiện công tác thu BHXH, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về BHXH, giải pháp cho nguồn nhân lực của BHXH Đông Hà.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ