Thực trạng thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 72 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng lao động, việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn

4.1.2. Thực trạng thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông

thôn huyện Vũ Thư

4.1.2.1. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Vũ Thư

a. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động

Ngày 16/10/2013, Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 102-NQ/HU về 4 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2014 - 2020, trong đó Chương trình phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình giảm nghèo đã đề ra nhiệm vụ mở rộng các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, tăng cường khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Để giải quyết vấn đề việc làm, trong thời gian qua huyện đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án số 68/ĐA- UBND ngày 16/9/2013 về xuất khẩu lao động giai đoạn 2014 – 2020. Nhằm chủ trương đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ), khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và người dân tham gia vào thực hiện chủ trương này, do vậy, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp.

Bảng 4.12. Sự di chuyển lao động của huyện Vũ Thư giai đoạn 2014 - 2016

ĐVT: Người TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1 Di chuyển LĐ trong nước 3.376 2.959 2.261 87,65 76,41 82,03

2 Xuất khẩu lao động 439 561 682 127,79 121,56 124,68

- Lao động qua đào tạo 173 197 217 113,87 110,15 112,01

- Lao động phổ thông 266 364 465 136,84 127,74 132,29

3 Tổng cộng 3.815 3.323 2.762 87,10 83,11 85,11

Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Vũ Thư (2016)

Từ những nỗ lực trên, công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc. Năm 2014 toàn huyện xuất khẩu được 439 lao động sang các thị trường như Hàn Quốc, Qatar, Malaixia, Đài Loan…, sang năm 2015 tăng lên 561

người, đến năm 2016 con số này đạt 682 trường hợp;

Tuy nhiên, có tới hơn 50% lao động xuất khẩu là phổ thông và có xu hướng tăng mạnh. Đây là một điểm yếu của lao động xuất khẩu vì chất lượng thấp, đi đôi với các điều khoản ít có lợi cho người lao động như mức lương, chế độ khác…Xu hướng di cư lao động sang một số nước láng giềng như Thái Lan và Lào đang có xu hướng gia tăng, song đi kèm nó là những khó khăn trong công tác quản lý hành chính.

Bảng 4.13. Tình hình xuất khẩu lao động ở khu vực nông thôn của huyện Vũ Thư giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh(%)

15/14 16/15 BQ

Số người đi XKLĐ người 439 561 682 127,79 121,56 124,68

Số LĐNT đi XKLĐ người 397 454 505 114,35 111,23 112,79 Tỷ lệ LĐNT XKLĐ/tổng số XKLĐ % 90,43 80,92 74,05 89,48 91,51 90,50 Số LĐNT XKLĐ hỗ trợ người 124 136 150 109,68 110,29 110,00 % được hỗ trợ so với tổng số % 31,23 30,00 29,70 96,06 99,00 97,53

Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Vũ Thư (2016)

Bảng 4.13 cho thấy, số lượng lao động nông thôn được xuất khẩu sang các nước ngày càng tăng, năm 2014 có 397 người, đến năm 2016 con số này là 505 người, tăng 108 người.

Trong tổng số lao động xuất khẩu sang thị trường các nước, ngoài số đi theo con đường hợp đồng qua các trung tâm, doanh nghiệp xuất khẩu lao động (số này chủ yếu sang các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaixia) còn một bộ phận khá lớn đi theo con đường du lịch (số này chủ yếu sang thị trường Lào và Thái Lan), lực lượng lao động này chủ yếu tập trung ở khu vực phía Tây Nam của huyện. Đa số lao động đi theo con đường này cư trú bất hợp pháp, mức lương không cao song chi phí xuất ngoại ít.

Công tác xuất khẩu lao động bước đầu được đẩy mạnh, thị trường xuất khẩu lao động được mở rộng hơn, chú trọng nhiều hơn đến những thị trường

ổn định, có thu nhập cao. Tổ chức kinh tế tham gia tuyển dụng lao động đi xuất khẩu cũng được mở rộng hơn, nhiều đơn vị có năng lực đã tạo thuận lợi trong quá trình giáo dục định hướng cũng như bảo lãnh hợp đồng cho lao động nông thôn đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên công tác xuất khẩu lao động vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém như: ban hành các văn bản thực hiện còn chậm, chưa đầy đủ, chưa thực sự bám sát, cập nhật với sự thay đổi của thị trường, còn thiếu các chính sách đặc biệt là việc hỗ trợ nguồn vốn vay đi xuất khẩu lao động chưa đủ mạnh để mở rộng thị trường, khả năng tạo việc làm ổn định chưa bền vững.

b. Tạo việc làm thông qua các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn

- Đào tạo nghề dài hạn: tập trung chủ yếu ở các cơ sở đào tạo tập

trung của Nhà Nước trên địa bàn huyện hiện nay có nhiều cơ sở đào tạo tập trung như hệ thống các trường trung học, cao đẳng chuyên nghiệp như: Trung tâm dạy nghề Thái Bình, Trường Cao Đẳng Nghề Số 19 Bộ Quốc Phòng, Trường Trung cấp nghề GTVT Thái Bình … các trường trên mới chỉ thu hút một phần nhỏ học sinh của huyện theo học vì thực tế sau khi học xong khả năng bố trí việc làm còn hạn chế.

- Đào tạo nghề ngắn hạn: Chủ yếu cho khu vực tiểu thủ công nghiệp và

nông nghiệp, còn thiếu tập trung manh mún, trong những năm qua công tác đào tạo nghề ngắn hạn đã được nhiều đơn vị trong địa bàn huyện đảm nhận như: các cơ sở dạy nghề của trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, cơ sở dạy nghề của liên đoàn lao động…

Trung tâm dạy nghề của huyện được thành lập năm 2010, mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm lãnh đạo của thành ủy, UBND huyện sự chỉ đạo sát sao của Sở lao động TBXH tỉnh trung tâm dạy nghề huyện bước đầu đã góp phần làm tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động nhất là cho lao động nông thôn ở những nơi chuyển đổi nông nghiệp sang công nghiệp.

Từ khi thành lập đến nay trung tâm dạy nghề huyện đã phối hợp chặt chẽ với UBND các xã thị trấn, Hội phụ nữ, Hội nông dân, phòng Nông nghiệp huyện mở được nhiều lớp dạy nghề ngắn hạn phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

Bảng 4.14. Kết quả công tác dạy nghề của huyện từ 2014 - 2016

Stt Nghề đào tạo (học viên) Tổng số Tổng số (lớp)

Kết quả đào tạo từng

năm Thời gian đào tạo

(Tháng)

2014 2015 2016

1 Mây tre đan xuất khẩu 250 5 1 2 2 3

2 May công nghiệp 300 8 2 3 3 3

3 Tin học 85 3 1 1 1 3

4 Kỹ thuật trồng trọt 480 13 3 4 6 3

5 Chăn nuôi thú y 280 7 1 3 3 3

6 Nghề Đúc Đồng 120 5 1 2 2 3

7 Điện tử, điện dân dụng 95 3 1 1 1 3

8 Nghề nấu ăn Âu - á 120 1 1 3

Tổng 1.730 45 10 17 18

Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Vũ Thư (2016)

Qua bảng trên cho thấy: từ năm 2014 đến năm 2016 trung tâm dạy nghề huyện và các tổ chức chính trị - xã hội đã mở được 45 lớp đào tạo các nghề: mây tre đan xuất khẩu, may công nghiệp, tin học, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thú y, hàn điện, hàn công nghệ cao, điện tử, điện dân dụng…cho 1.730 học viên. Trong đó số lượng lao động nông thôn được đào tạo nhiều nhất vào năm 2016 với số lượng là 1.230 học viên, đạt tỷ lệ lao động được đào tạo nghề tại huyện năm 2016 là 2,2%. Con số này cho thấy số lượng lao động nông thôn được đào tạo trên số lượng lao nông thôn chưa qua đào tạo là rất nhỏ. Những năm tiếp theo huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này để nhiều lao động nông nông thôn tại Huyện được đào tạo góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.

Một số ngành nghề được đào tạo đã đem lại việc làm và thu nhập thiết thực cho lao động nông thôn như: nghề mây tre đan xuất khẩu giải quyết được việc làm cho 250 lao động có thu nhập ổn định từ 1.800.000 - 2.500.000đ/tháng, nghề đúc đồng, may da đã tạo được việc làm cho 390 lao động có thu nhập từ 3.200.000 – 3.700.000đ/tháng, nghề may công nghiệp đã giúp cho 300 lao động tìm được việc làm ở công ty tạo ra thu nhập bình quân của người lao động từ 3.500.000 – 5.000.000đ/tháng.

qua cũng còn bộc lộ khá nhiều yếu kém, đó là:

- Công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn nhất là những nơi bị mất đất canh tác chưa được thường xuyên liên tục, chưa có các hình thức phong phú, sinh động, nhiều lao động nông thôn sau khi bị thu hồi đất không có việc làm, tiền đền bù đất sử dụng còn lãng phí.

- Việc điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng nhu cầu việc làm, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn còn hạn chế. Từ đó có ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Sự phối hợp giữa cơ sở dạy nghề của huyện với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn còn thiếu chặt chẽ và không kịp thời nên dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp thiếu lao động phải tuyển lao động nơi khác mà lao động của huyện lại không có việc làm.

c. Kết quả tự tạo việc làm của người lao động nông thôn

Nhận thấy vai trò của quá trình tự tạo việc làm của lao động nông thôn, trong đó hoạt động đào tạo nghề lao động nông thôn là cơ sở chính để tăng tỷ lệ tự tạo việc làm. Huyện Vũ Thư đã tổ chức nhiều lớp học nghề với sự đa dạng về ngành nghề đào tạo, đồng thời có sự đánh giá theo dõi sau quá trình học nghề về kết quả tạo việc làm. Trong thời gian 3 năm 2014 - 2016 đã có tổng số 1.730 người được học nghề, trong đó số người tự tạo được việc làm là 696 người, chiếm tỷ lệ 40,23%, đây là một con số không nhỏ, đánh giá sự cố gắng thay đổi bước đầu quan niệm và tư duy về vấn đề giải quyết việc là của lao động nông thôn huyện Vũ Thư nói chung và hoạt động tự tạo việc làm của lao động nông thôn nói riêng.

Bảng 4.15. Kết quả tự tạo việc làm của lao động nông thôn huyện Vũ Thư giai đoạn 2014 - 2015

TT Các chỉ tiêu đánh giá Số lượng

(người)

Tỷ trọng (%)

1 Tổng số lao động nông thôn được học nghề 1.730 100,0

2 Tổng số người có việc làm 1.539 88,96

- Số người được doanh nghiệp tuyển dụng 843 48,73

- Tự tạo việc làm 696 40,23

Theo số liệu ở bảng 4.15 ta thấy trong số 1.730 người được đào tạo nghề

có 696 người tự tạo việc làm, chiếm tỷ lệ là 40,23% trong tổng số người được

đào tạo, số lao động được doanh nghiệp tuyển dụng là 843 người, chiếm tỷ lệ 48,73% trong tổng số người được đào tạo. Như vậy ta thấy rằng khả năng tự tạo việc làm của lao động nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là khá cao.

4.1.2.2. Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã và đang thực hiện

a. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp

- Đầu tư, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, tăng năng suất vật nuôi, cây trồng.

- Chú trọng phát triển một số lĩnh vực thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại, nuôi trồng thủy sản; Tăng diện tích trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng tạo việc làm cho lao động nông thôn. Với địa bàn cấp huyện, tập trung phát triển vào một số mặt sau:

- Từng bước xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sinh thái công nghệ cao trên địa bàn. Kết hợp phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và các hình thức du lịch sinh thái.

- Xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng công nghiệp hoá. Trên cơ sở đó, hình thành được nhóm sản phẩm hàng hoá chủ lực của huyện là cây thực phẩm sạch chất lượng cao (rau, đậu, dưa, cây gia vị...), cây công nghiệp (lạc, đậu tương).

- Đẩy nhanh phát triển chăn nuôi, tập trung vào tăng về số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm và thuỷ sản, đưa các ngành này trở thành ngành sản xuất chính của nông nghiệp;

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi, phát triển các dịch vụ nông nghiệp để tạo thêm việc làm, tạo cơ sở vật chất cho việc đa dạng hoá sản phẩm để tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên đất canh tác và tăng năng suất lao động.

- Xây dựng, phát triển kinh tế trang trại và dịch vụ nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, hiện đại hóa để vừa có điều kiện tập trung sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa giải quyết việc làm thường xuyên cho người lao động.

- Phát triển nông nghiệp phải gắn với giảm nghèo, giảm sự cách biệt về mức sống giữa các nhóm dân cư và giữa các vùng trong huyện.

b. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

- Phòng LĐTB&XH xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phòng LĐTB&XH huyện hối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tập trung rà soát và lồng ghép các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển dạy nghề nâng cao chất lượng nguồn lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật.

- Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động; thu thập, xử lý, phân tích, dự báo, quản lý và cung cấp thông tin thị trường lao động theo các cấp trình độ, các ngành nghề, lĩnh vực; phát triển các hình thức thông tin thị trường lao động nhằm kết nối cung - cầu lao động;

- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng lao động phối hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

Tạo nguồn cung ứng lao động cho các DN:

- Tạo nguồn cung ứng lao động tin cậy cho các DN: Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các DN là một vấn đề rất quan trọng. Các doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện;

- Dựa vào dự báo và quy hoạch phát triển, các DN cần xây dựng kế hoạch đào tạo, yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề.

Tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp:

Mở lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người dân làng nghề: mời thợ giỏi ở địa phương khác về truyền nghề cho đội ngũ lao động địa phương tại chỗ, hoặc cử người lao động đi đến trực tiếp các làng nghề nổi tiếng ở các địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng; những người thợ được cử đi học nghề lại về truyền lại kinh nghiệm cho những người thợ khác.

c. Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND các xã/thị trấn, các ban ngành và các doanh nghiệp XKLĐ

- Đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết xã/thị trấn với các doanh nghiệp XKLĐ nhằm đưa được nhiều người đi XKLĐ.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả của các ban, ngành trong công tác XKLĐ nhằm hạn chế tiêu cực và nâng cao hiệu quả thực sự của công tác XKLĐ trong huyện.

- Phòng LĐ-TB&XH huyện tổ chức các đợt tư vấn XKLĐ cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)