Các yếu tố thuộc về người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 82 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện

4.2.2. Các yếu tố thuộc về người lao động

4.2.2.1. Về ý thức kỷ luật của người lao động

Việc lao động xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn, mang nặng tác phong của một nền sản xuất nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Do đó khi di chuyển lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn vào lĩnh vực công nghiệp phải mất một khoảng thời gian dài để đào tạo tác phong, kỷ luật trong lao động sản xuất. Cá biệt có những trường hợp bị người sử dụng lao động sa thải, trục xuất về nước đối với lao động xuất khẩu ra nước ngoài bị vi phạm kỷ luật.

Qua số liệu ở bảng 4.17 ta thấy, năm 2014 trong số 397 lao động nông thôn xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực có 20 trường hợp vi phạm kỷ luật bị trục xuất về nước, chiếm 5,04%, đến năm 2016 tỷ lệ này là 4,55% (số này chưa kể đến một số lao động trốn ra làm ngoài, cư trú bất hợp pháp và các lao động bị phạt trừ vào tiền lương, hiện tượng này xuất hiện ngay cả đối với các doanh nghiệp trong nước).

Bảng 4.17. Lao động nông thôn xuất khẩu vi phạm kỷ luật

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

SL ( lđ) CC (%) SL ( lđ) CC (%) SL ( lđ) CC (%) Tổng số xuất khẩu LĐ 397 100 454 100 505 100 Số vi phạm kỷ luật 20 5,04 22 4,85 23 4,55

Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Vũ Thư (2016) Thỉnh thoảng cũng có nghe đài phát thanh của xã phát tin tuyển lao động nhưng chất lượng phát thanh kém, đọc không rõ ràng. Bên cạnh hình thức phát thanh thì Hội Phụ nữ, hội Nông dân, Đoàn thanh niên cũng mở các buổi hội chợ việc làm tuy nhiên hoạt động này thu hút được rất ít lao động tham gia.

Ý thức lao động kém cùng do phần lớn trong số họ là lao động có xuất thân từ nông nghiệp nông thôn, còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẽ kinh nghiệm làm việc. Điều này có thể thấy rất rõ qua hiện tượng các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trong các khu công nghiệp, khu chế xuất), phải mất hàng tháng chỉ để đào tạo tác phong cho công nhân mới được tuyển đến làm việc tại xí nghiệp.

Việc lao động Việt Nam nói chung và lao động nông thôn nói riêng thiếu ý thức chấp hành kỷ luật trong lao động là nguyên nhân khiến nhiều TTLĐ trong thời gian qua đóng cửa đối với lao động Việt Nam, đây cũng là nguyên nhân chính cản trở lao động nông thôn tiếp cận với việc làm trong nước cũng như quốc tế.

4.2.2.2. Về trình độ người lao động

Trình độ lao động là một trong những yếu tố quyết định việc lao động đó có được thị trường chấp nhận hay không. Nhìn chung, lao động trên địa bàn huyện hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với kinh nghiệm sản xuất được truyền từ đời này qua đời khác là chủ yếu. Số lượng lao động được qua đào tạo chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Bảng 4.18. Thực trạng trình độ lao động nông thôn qua điều tra 3 xã

ĐVT: Người Trình độ

Tổng số Chia theo tình trạng việc làm

(n=150) Đủ việc (n=37) Thiếu việc (n=71) Thất nghiệp (n=42) 1. Trình độ văn hóa 150 37 71 42 - Tiểu học 44 3 15 26 - THCS 74 11 50 13 - PTTH 32 23 6 3 2. Trình độ chuyên môn 150 37 71 42 - Đại học, cao đẳng 10 5 3 2 - TH chuyên nghiệp 23 16 5 2 - Sơ cấp 22 11 9 2

- Chưa qua đào tạo 95 5 54 36

Phần lớn lao động ở các hộ điều tra có chất lượng thấp. Qua điều tra 150 lao động ở 3 xã, ta thấy rằng số lao động tại bậc học trung học cơ sở là chiếm tỷ lệ cao tại 3 xã tiến hành điều tra. Trong đó, xã Nguyên Xá có tới 30 lao động được hỏi có trình độ học vấn cấp trung học cơ sở chiếm 60%, về trình độ chuyên môn có tới 54% lao động chưa qua đào tạo. Xã Minh Quang, có 15 lao động đã học xong tiểu học chiếm 30%, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 58% so với tổng lao động điều tra, đặc biệt với xã Hồng Lý là một xã miền núi đời sống còn khó khăn, trình độ học vấn của người dân đang còn khó khăn nên tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 82% cao nhất trong 3 xã điều tra.

Tóm lại, qua điều tra nghiên cứu ở 3 xã cho thấy trình độ chuyên môn của lao động nông thôn còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm số lớn, đặc biệt là ở xã Hồng Lý có tới 42% lao động tốt nghiệp văn hóa bậc cao nhất là tiểu học và tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 82%. Vì vậy, sự thất bại trong tìm kiếm việc làm trên thị trường là một hệ quả tất yếu.

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo tại 3 xã điều tra

Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Vũ Thư (2016) 4.2.2.3. Về thể lực

Bản chất thể trạng của lao động Việt Nam nói chung có tầm vóc nhỏ, chiều cao, cận nặng trung bình thấp hơn mức trung bình chung của thế giới. Hiện nay, số lượng người lớn suy dinh dưỡng trên toàn huyện chiếm hơn 16%, trong đó có 97% tập trung ở khu vực nông thôn; số phụ nữ thiếu máu gần 20%, trong đó đại đa số là phụ nữ ở nông thôn.

Qua bảng 4.19 cho thấy, năm 2014 có 431 lao động nông thôn tham gia dự tuyển đi xuất khẩu lao động sang các nước thì có 34 người không đủ tiêu chuẩn vì lý do thể trạng, chiếm 7,9%; năm 2016 có 541 lao động nông thôn tham gia dự tuyển có 40 người không đủ tiêu chuẩn vì lý do về thể trạng, chiếm 7,39%. Như vậy, lý do về sức khỏe và thể trạng cũng là nguyên nhân cản trở việc tiếp cận việc làm của lao động nông thôn.

Bảng 4.19. Lao động nông thôn không tiếp cận được việc làm do không đạt yêu cầu thể lực

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

SL ( lđ) CC (%) SL ( lđ) CC (%) SL ( lđ) CC (%)

Tổng số tham gia dự tuyển 431 100 492 100 545 100

Số không đạt vì lý do thể trạng 34 7,9 38 7,72 40 7,34

Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Vũ Thư (2016) 4.2.2.4. Về khả năng tiếp cận thông tin việc làm của người lao động

Thông tin thị trường lao động việc làm phản ánh thực trạng về cung - cầu lao động, các điều kiện làm việc, các trung gian TTLĐ, chế độ kết nối người tìm việc và chỗ làm việc đang còn trống. Thông tin TTLĐ giúp cho các cơ quan chức năng hoạch định các chính sách trong phát triển nguồn nhân lực, định hướng nghề nghiệp phù hợp; giúp cho người sử dụng lao động có kế hoạch tuyển lao động cho các chỗ làm trống và chỗ làm mới; giúp cho các trung tâm giới thiệu việc làm có được thông tin về các chỗ làm, điều kiện làm việc, yêu cầu đối với lao động… để từ đó cung cấp cho người tìm việc lựa chọn cho mình một công việc phù hợp nhất; đối với các trung tâm dạy nghề sử dụng thông tin thị trường để chuyển đổi nhu cầu đào đạo của thị trường thành nhu cầu về các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể. Đặc biệt là đối với người lao động, thông qua thông tin việc làm, thông tin tuyển dụng để tìm kiếm các cơ hội đào tạo (hiện có khóa đào tạo nào? ở đâu? Chi phí đào tạo? Chính phủ hỗ trợ? thời gian?), cơ hội tìm kiếm việc làm (ở đâu đang có chỗ hay việc làm trống? loại hình công việc? địa điểm? yêu cầu kỹ năng? điều kiện làm viêc? …).

Như vậy, thông tin về thị trường việc làm, tuyển dụng là yếu tố quan trọng liên qua tới nhiều tổ chức và cá nhân. Song, hiện nay thông tin về việc làm trên

địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn huyện nói riêng thiếu tính hệ thống, mức độ chính xác còn thấp, thiếu cập nhật, …. Đặc biệt là tính phổ biến còn nhiều hạn chế, các thông tin về việc làm, tuyển dụng lao động mới chỉ dừng lại ở các cơ quan chức năng và các trung tâm thành thị, việc tuyên truyền thông tin việc làm, nghề nghiệp của người lao động đến tận các vùng cư dân chủ yếu mới qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua các tổ chức chính trị xã hội, nhưng lượng thông tin này còn bị giới hạn về thời gian, nội dung và cả quy mô do đó hiệu quả chưa cao.

Qua điều tra khảo sát 150 lao động nông thôn tại 03 xã điều tra thì có đến 136 lao động chưa tới các trung tâm để tìm kiếm việc làm. Họ chủ yếu tìm kiếm bằng cách tự tìm, tìm qua gia đình, bạn bè, tìm qua chợ lao động.

* Về phía các doanh nghiệp, các nhà máy xí nghiệp cần lao động:

- Truyền tải thông tin qua các Trung tâm giới thiệu việc làm: cách làm này chỉ mang thông tin đến một số bộ phận nhỏ người lao động chủ yếu ở thành thị vì ở các khu vực nông thôn người lao động rất hiếm khi họ tìm đến các Trung tâm có thể là chi phí môi giới cao, các Trung tâm chưa đủ uy tín, các cán bộ tư vấn chưa đáp ứng được nhu cầu của họ đối với người lao động. Đây là cách chuyển tải thông tin việc làm của doanh nghiệp có tính hiệu quả chưa cao, chưa phổ biến đến các đối tượng. Vẫn còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng làm việc của các Trung tâm.

- Đăng thông tin việc làm lên vô tuyến truyền hình, đài tiếng nói đây cũng là cách làm rất hiệu quả bởi bây giờ tỷ lệ người dân có vô tuyến, đài phát thanh là chiếm tỷ lệ cao nên có thể thông tin sẽ đến được nhiều với người lao động hơn nhưng thường nghe thông tin xong họ không chú trọng tìm tới các nơi đang tuyển dụng. Cho nên các doanh nghiệp, các nhà máy cũng nên chú ý các chính sách hỗ trợ sau khi đưa thông tin tới người lao động.

- Các công ty, nhà máy đang tuyển dụng lao động họ có thể liên hệ qua các trường học, các tổ chức chính trị xã hội như tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội nông dân,... với những chính sách đào tạo đặt hàng học viêc trước khi nhận vào làm việc với những chính sách khuyến khích phù hợp như miễn học phí, tiền ăn ở và sẽ lo cho có việc làm khi tốt nghiệp ra trường.

Bảng 4.20. Thực trạng tiếp cận thông tin việc làm của lao động nông thôn huyện Vũ Thư

ĐVT: (%)

Nguồn thông tin

Nguyên Xá (n=50) Minh Quang (n=50) Hồng Lý (n=50) Tổng (n=150)

1. Có biết về các thông tin tuyển dụng 58,00 56,00 48,00 54,00

- Qua kênh thông tin đại chúng 14,00 22,00 12,00 16,00

- Qua các tổ chức chính trị xã hội 34,00 28,00 24,00 28,67

- Qua bạn bè người thân 10,00 6,00 12,00 9,33

2. Không biết thông tin 42,00 44,00 52,00 46,00

Nguồn: Tổng hợp từ liệu điều tra (2017)

Xem bảng 4.19 cho thấy, tỷ lệ lao động có biết về thông tin các hoạt động tuyển dụng lao động tương đối cao. Ở xã Nguyên Xá tỷ lệ này là 58%, xã Minh Quang là 56%, xã Hồng Lý là 48%. Trong đó, qua kênh thông tin đại chúng như đài, ti vi ở xã Nguyên Xá, Minh Quang, Hồng Lý lần lượt là 14% - 22% - 12%. Khi được hỏi hầu hết các lao động trả lời là có nghe, một số thì không quan tâm, một số thì thông tin qua chương trình ti vi quá ít, hơn nữa những người lao động này đa số đều làm nghề nông nên suốt ngày làm việc ngoài đồng ruộng ít có thời gian xem kỹ các thông báo tuyển dụng trên vô tuyến và các tờ báo nên không hiểu rõ được nội dung và điều kiện làm việc.

Đối với hệ thống thông tin việc làm, nghề nghiệp, tuyển dụng lao động qua kênh các tổ chức chính trị - xã hội: các cơ quan cần tuyển lao động phối hợp với các tổ chức như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, thông tin này được truyền tải tới người lao động qua hệ thống loa phát thanh của xã, thôn và các buổi sinh hoạt của chi hội, chi đoàn. Với hình thức này ở xã Nguyên Xá có 34% được hỏi có biết đến các thông tin tuyển dụng, tỷ lệ này ở xã Minh Quang là 28% và xã Hồng Lý là 35%. Song hầu hết lại chưa có các hoạt động sau công tác tuyên truyền. Các thông tin việc làm được người lao động biết đến nhưng lại không chủ động tìm đến các tổ chức để được tư vấn và tìm việc làm cho nên tỷ lệ tìm được việc làm của lao động còn chiếm tỷ lệ nhỏ, qua đây cũng thấy rằng lao động nông thôn tìm việc làm phụ thuộc quá nhiều vào mối quan hệ, người thân và bạn bè nên hiệu quả đưa lại cũng không cao.

Nhìn chung, tỷ lệ người biết thông tin là tương đối lớn, song hiệu quả của các thông tin là chưa cao, hầu hết các lao động đã nghe nhưng sau thời gian ngắn thì không còn quan tâm. Số người tìm được việc làm qua hệ thống thông tin này thấp, phương pháp tìm việc chủ yếu vẫn là dựa vào các mối quan hệ quen biết, anh em họ hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)