Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 53 - 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Các số liệu sau khi được phân tích bằng các phần mềm tin học phù hợp theo các chỉ tiêu phân tích cần thiết để đáp ứng yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này phản ánh mức độ của hiện tượng: số tương đối, tuyệt đối, số bình quân; phản ánh biến động của hiện tượng: bằng dãy số thời gian; phản ánh mối quan hệ giữa các hiện tượng.

- Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp phân tổ được áp dụng trong phân tích sự khác biệt trong các vấn đề có liên quan đến thu nhập, lao động việc làm. Các chỉ tiêu phân tích có thể phân loại theo một chỉ tiêu hoặc phối kết hợp hai hay nhiều chỉ tiêu tuỳ thuộc vào từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được áp dụng trong phân tích để thấy ra sự khác biệt trong các vấn đề có liên quan đến việc làm, thời gian làm việc trong cùng chỉ tiêu của các hộ. Phương pháp so sánh được sử dụng để làm ra sự khác biệt về việc làm, thu nhập, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động của các hộ và của vùng, sự thay đổi trong vị thế của hộ. Trong phương pháp so sánh, nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh giữa các năm.

- Phương pháp dự báo

Trên cơ sở kết quả phân tích dựa trên các phương pháp phân tích trên, phương pháp dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới sẽ giúp chúng ta hiểu một cách toàn diện các vấn đề có liên quan đến lao động việc làm của lao động nông thôn. Trên cơ sở những dự báo giúp ta tìm ra những giải pháp chính sách nhằm thực hiện tốt hơn công tác giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)