Khái quát thực trạng lao động và việc làm nông thôn nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho lao động nông thôn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Khái quát thực trạng lao động và việc làm nông thôn nước ta hiện nay

Việt Nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế như thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa được khai thác hợp lý càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định trong những năm qua, góp phần thu hút và tạo ra công ăn việc làm hàng năm, song sức ép của tình trạng thiếu việc làm vẫn rất lớn do lao động chưa tìm được việc làm, bị sa thải hay mất việc làm, hết hạn hợp đồng hoặc những nguyên nhân khác (Chu Tiến Quang, 2001).

Tỷ lệ thiếu việc làm của nước ta hàng năm có xu hướng giảm, năm 2013 tỷ lệ thiếu việc làm là 2,18%, năm 2016 tỷ lệ thiếu việc làm còn lại 1,83%. Nhìn chung tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của các vùng có xu hướng giảm qua các năm, nhưng riêng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thị ngược lại có xu hướng ngày càng tăng. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động năm 2013 là 2,83% đến năm 2016 tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng lên là 3,02% (Niên giám Thống kê Việt Nam, 2016).

Tỷ lệ lao động nông thôn ở nước ta hiện nay là rất lớn trong tổng nguồn lao động xã hội. Nước ta vẫn là một nước nông nghiệp nghèo và lạc hậu. Nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong GDP, đặc biệt lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn lực lượng lao động xã hội. Theo Niên giám thống kê 2015, dân số cả nước khoảng hơn 84.155, 8 ngàn người. Trong đó dân số nông thôn là 61. 332,2 ngàn người chiếm 72,8 % tổng dân số cả nước. Dân số thành thị chiếm

27,2%. Như vậy, dân số nông thôn chiếm tuyệt đại bộ phận dân số. Trong cơ cấu lao động giữa các ngành thì lao động trong nông lâm ngư nghiệp chiếm 55,7% tổng lao động xã hội. Điều đó cho thấy cơ cấu lao động trong nền kinh tế nước ta là bất hợp lý, trình độ công nghiệp hoá còn thấp. Sức ép về dân số, việc làm và thu nhập ở nông thôn là rất lớn (Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015).

Phân bố lao động và dân cư không đồng đều, trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật thấp là một thực trạng đối với lao động nông thôn nước ta. Nếu tính lớp học cao nhất bình quân cho một người thì bình quân cả nước là 7,4 còn khu vực nông thôn là 7,0 trong khi đó khu vực thành thị là 8,9. Như vậy, trình độ văn hoá của lao động khu vực thành thị cao hơn rất nhiều so với lao động nông thôn. Về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, bình quân cả nước là 12,4% trong khi đó đối với lao động nông thôn tỷ lệ này là 6,8%. Điều đó là một khó khăn rất lớn đối với phát triển kinh tế xã hội nông thôn (Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015).

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm 73,5%, trong khi đó chăn nuôi chỉ chiếm 24,7% và đặc biệt dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm 1,8%. Đó là cơ cấu rất mất cân đối, chứng tỏ trình độ sản xuất nông nghiệp nước ta rất thấp (Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015).

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp), tỷ lệ của trồng trọt và chăn nuôi là 75,27%, thuỷ sản 19,29%, lâm nghiệp chỉ chiếm 5,44% trong khi 3/4 diện tích nước ta là đồi núi. Trong cơ cấu kinh tế nông thôn thì giá trị sản xuất cũng như lao động của các ngành phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ. Cơ cấu kinh tế lạc hậu như vậy không thể khai thác hợp lý các nguồn lực, các tiềm năng sẵn có cho phát triển kinh tế, vì vậy thiếu việc làm thu nhập thấp là tất yếu trong nông thôn hiện nay. Thu nhập của lao động và dân cư nông thôn rất thấp so với thành thị. Lao động nông nghiệp chiếm 55% tổng nguồn lao động xã hội chỉ tạo ra hơn 20% thu nhập quốc dân, trong khi 45% lực lượng lao động còn lại tạo ra gần 80% thu nhập quốc dân (Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015).

2.2.2. Khái quát tình hình lao động và việc làm nông thôn ở tỉnh Thái Bình trong thời gian qua

Thái Bình là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong khi đó thu nhập của dân cư thành thị cũng cao gấp 1,87 lần so với dân cư nông thôn. Mặc dù sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá là tất yếu khách

quan, nhưng nhà nước và chính quyền địa phương cần có những chính sách phát triển nông thôn làm cho khoảng cách này không quá lớn để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và ổn định về mặt xã hội.

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình, sự chênh lệch về trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật giữa lao động nông thôn và thành thị là rất lớn. Về trình độ văn hoá, ở khu vực thành thị cứ 100 người tham gia hoạt động kinh tế thì có 56 người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, cao gấp 4 lần so với khu vực nông thôn. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật ở khu vực thành thị, cứ 100 người tham gia hoạt động kinh tế thì có 63 người đã qua đào tạo, cao gấp 4,5 lần so với khu vực nông thôn. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động nông thôn tỉnh Thái Bình là 78,29% (Cục Thống kê Thái Bình, 2015). Vì vậy, để phát triển kinh tế nông thôn, việc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho lao động nông thôn là một yêu cầu cấp thiết.

Trong giai đoạn 2013 - 2015, số lượng lao động tại huyện được đào tạo nghề tăng. Với tốc độ tăng bình quân 16,34%, năm 2015 số lượng lao động được đào tạo nghề tăng 909 người so với năm 2013.

Về tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề tìm được việc làm. Đối với

nghề nông nghiệp, có tỷ lệ cao trên 95%, do họ có điều kiện thực hành gắn với lý thuyết. Đối với nghề phi nông nghiệp, tỷ lệ này có sự cải thiện đáng kể từ 67% lên đến 85%, do triển khai mạnh hình thức đào tạo “cầm tay chỉ việc” và “theo

đơn đặt hàng”. Về Số lượng lao động nông thôn tham gia các hình thức dạy, số

lượng học viên nghề phi nông nghiệp cao hơn nghề nông nghiệp.

Nhìn chung, số lượng học viên tham gia đào tạo nghề có xu hướng tăng lên. Nhưng chất lượng đầu ra vẫn chưa cao, người lao động vẫn phải tốn thời gian làm việc thực tế tại cơ sở để thích nghi với công việc (Cục Thống kê Thái Bình, 2015). 2.2.3. Kinh nghiệm tạo việc làm ở một số tỉnh trong và ngoài nước

2.2.3.1. Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Hủa Phăn ở Lào

Trong những năm qua, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của Lào được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát huy tốt nguồn nhân lực vào phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vẫn còn nhiều bất cập cần nhận diện và tháo gỡ. Một trong những địa phương khó khăn điển hình là tỉnh Hủa Phăn.

Hủa Phăn là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Lào, phía Bắc - Đông Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An (Việt Nam). Tỉnh có 10 huyện với quy mô diện tích, dân số, mật độ dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội có sự chênh lệch lớn; khu vực đô thị (2015) có 90.981 nghìn người (30,85%); khu vực nông thôn có 203.926 nghìn người (60,15%).

Hủa Phăn có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, đất đai phì nhiêu với lớp mùn dầy, thích hợp với cây nông nghiệp, cây ăn quả. Do đó, đây là vùng nông thôn thuần túy của Lào, tập trung đông lao động nông nghiệp. Diện tích đồi núi chiếm phần lớn, địa hình hiểm trở nên sản xuất khó khăn.

Tỉnh đã xây dựng được các vùng sản xuất chuyên canh như các vùng trồng ngô, khoai và các loại cây công nghiệp, vùng nuôi lợn, nuôi bò… Các ngành nghề truyền thống của tỉnh đã được khôi phục, phát triển. Nhiều hộ gia đình có thu nhập từ ngành dệt, may. Có nhiều hộ gia đình đã trở thành gia đình phát triển kiểu mẫu của làng, huyện và của tỉnh. Việc thay đổi mô hình sản xuất không chỉ thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp mà còn giải quyết việc làm tại chỗ cho một lực lượng lớn lao động của tỉnh.

Hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh được tập trung đầu tư phát triển. Trong 5 năm (2011-2015), tỉnh đầu tư với tổng kinh phí 155,29 tỷ kíp (20 triệu USD) xây dựng hạ tầng. Đến nay, đã có 95,53% bản có đường giao thông tới, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường.

Sự gia tăng của lực lượng lao động tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với nguồn lao động trẻ dồi dào, tỉnh Hủa Phăn đang có lợi thế lớn để để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn. Nguồn lao động trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu những tiến bộ của khoa học - công nghệ vào sản xuất của tỉnh (Nguyễn Mai Hương, 2011).

Tuy vậy, nhìn chung đến nay trình độ canh tác còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, chủ yếu sản xuất lương thực. Vẫn còn tập quán du canh, du cư, đốt phá rừng làm nương rẫy. Ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Công nghiệp chế biến chưa phát triển, hạ tầng yếu kém. Tính chất của nền sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu cũng ảnh hưởng lớn đến sự phân công lao động xã hội trong nông nghiệp, lao động chỉ bó hẹp trong phạm vi nông hộ, cụm bản, tự cung tự cấp.

Lao động của tỉnh Hủa Phăn vẫn tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng có xu hướng giảm dần. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ tuy còn ít nhưng gia tăng.

Vấn đề đào tạo nghề nhằm giải quyết việc làm ở tỉnh Hủa Phăn cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức, giáo dục pháp luật; chính sách cho người nghèo cũng được triển khai… Tỉnh đã đầu tư kinh phí để mở các lớp dạy nghề cho người nghèo, cho vay vốn để sản xuất, trợ giúp người nghèo về kỹ thuật, liên kết với các công ty tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Từ năm 2013 đến nay, thông qua đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh đã hỗ trợ dạy nghề cho gần 8 nghìn lao động, trong đó có trên 2 nghìn người thuộc hộ nghèo, 788 người thuộc hộ cận nghèo được dạy nghề, giới thiệu việc làm. Năm 2015, có 80% số hộ nghèo tiếp cận được nguồn vốn xã hội của tỉnh. Tỉnh đã thực hiện thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Cùng với nguồn ngân sách trung ương, vốn ngân sách tỉnh chi đầu tư phát triển, vốn vay ưu đãi kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông vùng sâu vùng xa, trái phiếu Chính phủ,... Song, vẫn còn xa mới đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, đặc biệt những nơi có phong trào làm kinh tế trang trại phát triển mạnh như Viêng Xay, Hua Mường, Ét.

Tỉnh vận động nhân dân mở rộng diện tích canh tác ở những vùng đất có điều kiện phát triển trồng rau sạch và cây ăn quả có giá trị kinh tế. Nhờ đó, nông dân trong tỉnh càng có thêm nhiều cơ hội về việc làm. Thu nhập bình quân của người lao động sau khi được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khoảng 1-1,5 triệu kíp/người/tháng (Nguyễn Mai Hương, 2011).

Như vậy, trong những năm qua, cùng với quá trình hiện đại hóa đất nước, tỉnh Hủa Phăn đã có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp để tạo việc làm cho lao động nông thôn.

2.2.3.2. Kinh nghiệm tạo việc làm lao động nông thôn tỉnh Hà Nam và tỉnh Hưng Yên

a. Tỉnh Hà Nam

Theo quy hoạch tổng thể và phát triển công nghiệp và đô thị tỉnh Hà Nam tính đến năm 2016: Tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 601,1 ha và diện tích sẽ tiếp tục thu hồi để phát triển các KCN tính đến năm 2015 là 559 ha. Đến hết năm 2016 có 8.018 hộ có đất bị thu hồi với tổng nhân khẩu khoảng 24.000 người. Đại bộ phận nông dân bị thu hồi đất là hộ thuần nông, cuộc sống chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi quy mô nhỏ. Vì vậy, mất một phần hay toàn bộ tư liệu sản xuất (đất) làm cho họ mất việc làm hoặc khó khăn trong tìm kiếm việc làm.

Trước thực trạng trên, sở LĐ TB - XH tỉnh Hà Nam hướng dẫn, chỉ đạo toàn ngành thực hiện các giải pháp hỗ trợ trực tiếp, trọng điểm giải quyết việc làm cho các hộ bị thu hồi đất. Cụ thể về đào tạo nghề, xây dựng và hướng dẫn các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề, triển khai đào tạo nghề cho 385 người. Đồng thời hướng dẫn những địa phương không còn đất sản xuất mở lớp dạy nghề, truyền nghề....Trước những hướng dẫn cụ thể đó, huyện Duy Tiên đã dạy nghề cho hơn 500 lao động, thị xã Phủ Lý mở 15 lớp đào tạo nghề cho 470 lao động. Không những vậy sở LĐTB - XH còn mở các lớp hội nghị về xuất khẩu lao động, giới thiệu công ty về tuyển dụng lao động xuất khẩu tại xã có nhiều lao động thất nghiệp, hướng dẫn trung tâm dịch vụ việc làm mở văn phòng đại diện, giới thiệu việc làm tại trung tâm việc làm. Nhờ vậy năm 2015, có hàng chục lao động huyện Duy Tiên đi xuất khẩu... Bên cạnh đó sở còn chỉ đạo các huyện, thị xã ưu tiên hỗ trợ tài chính để giải quyết việc làm cho ngời lao động thuộc vùng chuyển đổi. Nhờ vậy đã có 42 dự án vay vốn với tổng số tiền gần 1,9 tỷ, giải quyết việc làm mới cho 576 lao động. Với các giải pháp trên, công tác giải quyết việc làm bước đầu có hiệu quả. Theo báo cáo của huyện Duy Tiên và thị xã Phủ Lý, tổng số lao động được giải quyết việc làm là 1.279 người. Trong đó, huyện Duy Tiên là 824 người, thị xã Phủ Lý là 455 người (Nguyễn Mạnh Tường, 2014).

b. Tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên là 1 tỉnh thuộc bằng sông Hồng, với diện tích 926 km2 , dân số

trên 1 triệu người, mật độ dân số là 1237 người/km2 ( Tổng cục thống kê, Diện

tích, dân số, mật độ dân số 2012 theo địa phương).

Khi tái lập xuất phát điểm về kinh tế của Hưng Yên rất thấp, trên 11 vạn lao động không có việc làm thường xuyên. Hưng Yên có lực lượng lao động dồi dào, lực lượng lao động trẻ nhưng đa số đều là lao động phổ thông, tỷ lệ được đào tạo cơ bản và có hệ thống thấp, có rất ít lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và lao động có khả năng quản lý. Các lao động này phần lớn là từ Hà Nội đến.

Với sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, từ năm 2013 đến 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của địa phương là 11,7%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 180USD lên 415USD. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng lao động cho sản xuất công nghiệp - xây dựng cơ bản từ 7,0% lên 11,67%, giảm lao động NN từ 75,77% xuống còn 68,67%, cơ cấu ngành DV tăng từ 17,23% lên 19,56%. Tính chung mỗi năm, Hưng yên giải quyết việc làm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)