Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 52 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Đề tài thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu từ các nguồn như: Sách, giáo trình, tạp chí, luận văn… trong và ngoài nước. Đề tài cũng thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo của các Sở ban ngành trên địa bàn tỉnh như: Sở Lao động thương binh và xã hội, sở Kế hoạch và đầu tư, sở Công thương, cục Thống kê, và các báo cáo của UBND Tỉnh Thái Bình, UBND huyện Vũ Thư... về vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Ngoài ra các thông tin thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các báo cáo tổng kết tình hình đất đai chuyển đổi mục đích sử dụng, tình hình các hộ, lao động vùng chuyển đổi của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho các lao động vùng chuyển đổi của phòng Lao động TB - XH, báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của phòng Tài chính Kế hoạch huyện báo cáo của các xã có đất chuyển đổi mục đích sử dụng, báo cáo kết quả dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trên phạm vi toàn huyện Vũ Thư, các nghiên cứu có liên quan đến việc làm, thu nhập của các

địa phương trong và ngoài nước. Trên cơ sở số liệu thu thập được giúp cho việc nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình thực trạng kinh tế xã hội, quá trình thu hồi đất ở địa phương, từ đó có những giải pháp phù hợp để giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người lao động.

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra với 150 người lao động ở 3 xã Nguyên Xá, Minh Quang, Hồng Lý, mỗi xã tác giả lựa chọn 50 người theo phương pháp chọn ngẫu nhiên.

- Nội dung điều tra:

+ Các thông tin cơ bản của người lao động: Họ và tên, tuổi, trình độ văn hóa, trình độ đào tạo của người lao động.

+ Tình hình lao động, việc làm, thời gian lao động trong năm, thu nhập của lao động nông thôn, những khó khăn mà người lao động gặp trong việc tìm kiếm việc làm.

+ Nhu cầu đào tạo nghề của người lao động, ngành nghề người lao động cần được đào tạo.

+ Nhu cầu xuất khẩu lao động của người lao động, đề xuất của người lao động đối với các ban ngành trong việc hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động.

+ Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao động ở nông thôn phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, các khó khăn của các hộ trong việc tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.

3.2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu

- Dùng phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và rút ra nhận xét. - Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)