Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn huyện Vũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 56 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng lao động, việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn

4.1.1. Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn huyện Vũ

4.1.1.1. Tình hình dân số, nguồn lao động của huyện

Về dân số: Dân số của huyện Vũ Thư tính đến ngày 31/12/2016 là 232.400 người.

Về lao động: Qua điều tra lao động việc làm hàng năm tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động của địa bàn huyện chiếm 61% - 61.5%, căn cứ số liệu bảng 4.1 có thể cho thấy tình hình dân số và nguồn lao động trên địa bàn huyện Vũ Thư trong các năm 2014, 2015, 2016 cụ thể như sau:

Bảng 4.1. Tình hình dân số và nguồn lao động trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 - 2016

TT Cơ cấu ĐVT Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15

1 Dân số trung bình Người 230.408 231.334 232.400 100,4 100,5

2 Lao động trong độ

tuổi lao động Người 119.410 120.304 120.962 100,7 100,5

3 Tỷ lệ lao động so

dân số % 51,8 52,0 52,05 - -

Nguồn: Phòng LĐTB - XH huyện Vũ Thư (2016)

Dân số trung bình toàn huyện đều tăng qua các năm. Năm 2015 dân số toàn huyện là 231.334 người tăng 0,4% so với năm 2014 và năm 2016 dân số toàn huyện là 232.400 người cũng tăng 0,4% so với năm 2015.

Lao động trong độ tuổi lao động của toàn huyện chiếm tỷ trọng trên 51% qua các năm. Như vậy ta thấy rằng lượng lao động nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình với đặc thù của sản xuất nông nghiệp là theo mùa vụ, do vậy thời gian nhàn rỗi của lực lượng lao động này còn rất nhiều, hay nói cách khác còn rất nhiều lao động nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình thiếu

việc làm. Do đó, vấn đề tạo việc làm cho lực lượng lao động nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là vấn đề rất cấp bách, cần được các cơ quan chức năng và chính bản thân người lao động xem xét tìm ra giải pháp tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn để họ có thêm thu nhập lo cho bản thân và gia đình.

4.1.1.2. Thực trạng lao động nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

a. Cơ cấu lao động nông thôn theo độ tuổi và giới tính

Bảng 4.2. Cơ cấu lao động nông thôn theo độ tuổi, giới tính huyện Vũ Thư năm 2016

Chỉ tiêu Số lượng

(người) (người)

Cơ cấu (%)

Tổng lao động nông thôn

120.962 100 I. Theo độ tuổi Từ 15 - 24 tuôi 26.563 21,96 Từ 25 - 34 tuôi 25.366 20,97 Từ 35 - 44 tuổi 20.757 17,16 Từ 45 – 55/60 tuổi 28.148 23,27 Trên 60 tuổi 20.128 16,64

II. Theo giới tính

1.Nam 61.219 50,61

2.Nữ 59.743 49,39

Nguồn: Phòng LĐTB - XH huyện Vũ Thư (2016)

Huyện Vũ Thư có nguồn nhân lực dồi dào. Qua bảng số liệu trên cho thấy nhóm lực lượng lao động trẻ (nhóm tuổi từ 15 - 34 tuổi) chiếm chủ yếu trong cơ cấu lao động của huyện Vũ Thư. Năm 2016, lực lượng lao động của toàn huyện là 120.962 người. Trong đó nhóm dân số trẻ tuổi từ 15 - 24 tuổi chiếm tỷ lệ rất lớn là 21,96% với số lượng là 26.536 người. Điều đó cho thấy nguồn nhân lực trẻ của huyện rất dồi dào. Tuy nhiên nhóm lao động nhiều tuổi có độ tuổi từ 45-60

tuổi lại chiếm tỷ lệ cao nhất với 23,27% với số lượng là 28.148 người. Số lượng lao động này đã có tuổi nên tiếp thu chậm. Vì vậy việc đào tạo nghề, chuyển nghề cho độ tuổi lao động này là rất khó khăn. Bộ phận dân số trên độ tuổi lao động vẫn có một số lượng không nhỏ người tham gia lao động, đặc biệt vào những lúc thời vụ của sản xuất nông nghiệp với 20.128 người, chiếm 16,64%. Trong huyện vẫn có một bộ phận lớn những người trên 60 tuổi vẫn làm công việc nhà nông, thậm chí họ còn là lao động chính trong hộ. Đây là đặc điểm chung của lao động nông thôn.

Nhóm lao động trẻ tăng nhanh trong khi nhóm lao động cao tuổi vẫn rất lớn gây khó khăn không ít cho công tác giải quyết việc làm cho lao động của người dân trong huyện. Trong tổng lực lượng lao động, có tới 50,61% lao động là nam với 61.219 người chứng tỏ lực lượng lao động trong huyện khá cân bằng, không có sự chênh lệch lớn.

b. Cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ - Theo trình độ văn hóa

Nhìn chung trình độ văn hoá của người lao động nông thôn ở huyện Vũ Thư ngày càng được nâng cao (Bảng 4.3).

Bảng 4.3. Cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ văn hóa ở huyện Vũ Thư giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Số lượng

(người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2015/2014 2016/2015 BQ

Tổng số LĐ. Trong đó: 119.410 100 120.304 100 120.962 100 100,75 100,55 100,65 - Chưa tốt nghiệp cấp 1 6.842 5,73 6.123 5,09 4.947 4,09 89,5 80,79 85,03 - Cấp 1 19.153 16,04 19.068 15,85 19.910 16,46 99,56 104,42 101,96 - Cấp 2 61.663 51,64 62.317 51,8 62.634 51,78 101,06 100,51 100,78 - Cấp 3 31.751 26,59 32.795 27,26 33.470 27,67 103,29 102,06 102,67

Bảng 4.3 ta thấy người chưa tốt nghiệp cấp 1 cũng ngày càng giảm, từ năm 2014 đến năm 2016 bình quân giảm 14,97%/năm. Đây cũng là một nỗ lực rất lớn của chính quyền huyện Vũ Thư trong tiến trình phổ cập giáo dục. Người tốt nghiệp cấp 2 năm 2016 tăng 4,42% so với năm 2015, bình quân tăng 1,96%/năm; số người tốt nghiệp cấp 3 ngày một tăng cao, năm 2016 tăng 1.719 người so với năm 2014 và bình quân tăng 2,67%/năm. Tỷ lệ người chưa tốt nghiệp cấp 1 ngày càng giảm và tỷ lệ người tốt nghiệp cấp 2, cấp 3 ngày một tăng lên, nhưng lượng tăng không đáng kể (Biểu đồ 4.1).

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ lao động nông thôn chia theo trình độ văn hóa ở huyện Vũ Thư giai đoạn 2014 - 2016

Nguồn: Phòng LĐTB - XH huyện Vũ Thư (2016)

- Theo trình độ chuyên môn

Vũ Thư là một huyện thuần nông, có tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, hầu hết là lao động giản đơn, với công cụ lao động thủ công, thô sơ, quá trình sản xuất dựa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính lại chưa gắn với sản xuất, với phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn. Đây cũng là một trong những nhân tố gây cản trở rất lớn đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở huyện Vũ Thư (Bảng 4.4).

Bảng 4.4. Tình hình lao động phân theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2015/2014 2016/2015 BQ Tổng số LĐ. Trong đó: 119.410 100 120.304 100 120.962 100 100,75 100,55 100,65

- Chưa qua đào tạo 63.801 53,43 60.417 50,22 55.800 46,13 94,7 92,36 93,52

- Đã qua đào tạo nghề và

tương đương 28.670 24,01 30.124 25,04 32.273 26,68 105,07 107,13 106,1

- Trung học chuyên nghiệp 19.643 16,45 21.943 18,24 24.132 19,95 111,71 109,97 110,84

- Cao đẳng, đại học trở lên 7.296 6,11 7.820 6,5 8.758 7,24 107,18 111,99 109,56

Bảng 4.4 ta thấy số lượng lao động nông thôn huyện Vũ Thư chưa qua đào tạo đều giảm qua các năm, trung bình giảm 6,48%/ năm. Số lượng lao động qua đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trở lên đều tăng. Trong đó tăng mạnh nhất là số lượng lao động được đào tạo trung học chuyên nghiệp, trung bình tăng 10,84%/năm. Lao động được đào tạo cao đẳng, đại học trở lên tăng với tỷ lệ bình quân là 9,56%. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trong tổng lượng lao động nông thôn của huyện cũng giảm xuống.

Xét về trình độ chuyên môn, chủ yếu lao động của huyện Vũ Thư đều chưa qua đào tạo. Theo báo cáo của phòng Thống kê huyện, năm 2014 tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 53,43%. Đến năm 2016 tỷ lệ này đã giảm xuống, chiếm 46,13%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 24,01 năm 2014 nhưng đến năm 2016 đã tăng lên chiếm 26,68%, tỷ lệ lao động được đào tạo trung học chuyên nghiệp năm 2014 là 16,45%, đến năm 2016 tăng lên chiếm 19,95%, tỷ lệ lao động đào tạo cao đẳng, đại học trở lên cũng tăng từ 6,11% năm 2014 lên 7,24% năm 2016. Điều này chứng tỏ chất lượng lao động đã được cải thiện.

Từ những phân tích trên, có thể rút ra một số nhận xét sau: Trình độ chuyên môn của lao động trong huyện Vũ Thư đã tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp kém, phần lớn đều chưa qua đào tạo. Điều đó cho thấy công tác giáo dục đào tạo về chuyên môn tay nghề chưa thể bắt kịp với những yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế hiện nay và những yêu cầu công việc đòi hỏi. Điều này đặt ra một yêu cầu bấp bách trong thời gian tới là các ban, ngành, chính quyền huyện Vũ Thư phải không ngừng tổ chức công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng và toàn huyện nói chung để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH.

c. Cơ cấu lao động nông thôn theo ngành kinh tế

Muốn phát triển kinh tế thì không chỉ phát triển riêng một ngành nghề mà cần có sự kết hợp đan xen nhiều ngành nghề khác nhau. Huyện Vũ Thư không chỉ quan tâm đến phát triển nông nghiệp mà còn đang thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triên. Số lao động nông thôn tham gia lao động trong các ngành khác của huyện có xu hướng ngày càng tăng, số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây đã giảm nhưng chưa nhiều. Dưới đây là sự phân bổ việc làm của người lao động nông thôn của huyện Vũ Thư theo ngành kinh tế (bảng 4.5).

Bảng 4.5. Cơ cấu lao động nông thôn theo các ngành kinh tế huyện Vũ Thư giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ Tổng số lao động 119.410 100 120.304 100 120.962 100 100,75 100,55 100,65

- Lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp 89.999 75,37 90.312 75,07 90.141 74,52 100,35 99,81 100,08

- Lao động thuộc lĩnh vực CN - XD 15.105 12,65 15.411 12,81 16.173 13,37 102,02 104,94 103,47

- Lao động thuộc lĩnh vực TM - DV 14.305 11,98 14.581 12,12 14.648 12,11 101,93 100,46 101,19

Qua bảng trên cho ta thấy số lượng lao động nông thôn ngành nông nghiệp ngày càng giảm, và số lượng lao động nông thôn ngành CN – XD và TM – DV ngày càng tăng lên. Năm 2015, tổng lượng lao động nông thôn tăng 0,75% so với năm 2014, trong đó lao động nông thôn trong ngành nông nghiệp tăng 0,35%, lao động nông thông trong ngành CN – XD tăng 2,02%, lao động nông thôn trong ngành TM – DV tăng 1,93%. Năm 2016, tổng số lao động ở các ngành tăng 0,55%, tuy nhiên lao động nông thôn trong ngành nông nghiệp lại giảm 0,19%, lao động nông thôn trong ngành CN – XD tăng lên 4,94%, lao động nông thôn ngành TM – DV tăng lên 0,46%. Tuy nhiên cơ cấu lao động nông thôn theo các ngành kinh tế thay đổi theo các năm theo hướng tỷ lệ lao động nông thôn trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm, và tỷ lệ lao động nông thông trong 2 ngành CN – XD và TM – DV ngày càng tăng lên.

Theo cơ cấu các ngành kinh tế thì có tới hơn 70% lực lượng lao động nông thôn có việc làm của huyện tập trung vào ngành nông nghiệp. Lực lượng lao động tham gia vào ngành CN- XD và TM - DV qua 3 năm cùng tăng cả về số tương đối và tuyệt đối nhưng mức độ tăng còn nhẹ. Lao động trong ngành CN - XD năm 2014 là 15.105 người chiếm 12,65%, đến năm 2016 là 16.173 người chiếm 13,37%. Đây cũng là ngành thu hút lao động nhiều thứ hai sau ngành nông nghiệp. Còn trong ngành TM - DV, năm 2014 với 14.305 lao động chiếm 11,98%, năm 2016 là 14.648 lao động với 12,11%.

Nhìn chung, lực lượng lao động của huyện Vũ Thư phân bố không đều giữa các ngành kinh tế, tập trung chủ yếu vào ngành nông nghiệp. Tuy nhiên cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp đã giảm dần, thay vào đó là sự tăng lao động trong các ngành khác, mạnh nhất là ngành CN - XD. Lao động nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng và vẫn giữ tỷ lệ lớn, nhưng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nên lực lượng lao động bị dư thừa nên giải quyết việc làm cho lao động là rất khó khăn. Bên cạnh đó, lao động phi nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là lao động thủ công. Do đặc điểm là một huyện nông nghiệp, lao động chủ yếu sống bằng nghề nông nên trình độ chuyên môn thấp không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ. Mặt khác, nếu chỉ dựa vào nghề nông thì không thể đảm bảo cuộc sống cho người dân. Do đó việc đẩy mạnh và phân bổ lao động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với chiến lược phát triển của huyện Vũ Thư và tỉnh Thái Bình. Có như vậy lao động của huyện mới được sử dụng một cách có hiệu quả, đồng

thời nâng cao thu nhập cho người lao động. góp phần cải thiện cuộc sống của người dân trong huyện.

4.1.1.3. Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nông thôn huyện Vũ Thư

Với những đặc điểm của lao động nông thôn trình độ chuyên môn còn thấp, chưa tiếp cận nhiều với các tiến bộ khoa học, thiếu kinh nghiệm, tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm số lượng lớn nên tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm thường xuyên đang là vấn đề nổi cộm, là nguồn gốc xuất phát của các vấn đề xã hội tiêu cực, là nguyên nhân của sự đói nghèo và lạc hậu. Do vậy, giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm cần sự quan tâm chung của toàn xã hội.

Qua bảng 4.6 ta thấy, số lượng lao động nông thôn thất nghiệp giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tỷ lệ lao động nông thôn thiếu việc làm tại địa phương lại chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng. Với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và quy luật sinh trưởng của cây trồng vật nuôi. Do vậy, tạo thành quỹ thời gian bao hàm cả phần không có việc làm khá lớn. Năm 2014 khu vực nông thôn có tới 49.066 lao động thiếu việc làm chiếm 41,09% so với tổng số lao động nông thôn trên địa bàn huyện, đến năm 2016 con số này là 57.880 người, chiếm 47,85% so với lao động nông thôn của huyện.

Bảng 4.6. Hiện trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nông thôn huyện Vũ Thư giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu (người) 2014 (người) 2015 (người) 2016

So sánh (%) 2015

/2014

2016

/2015 BQ

Tổng số lao động nông thôn 119.410 120.304 120.962 100,75 100,55 100,65

Số lao động nông thôn thất nghiệp 5.314 5.245 5.141 98,71 98,01 98,36

Số lao động nông thôn thiếu VL 49.066 52.850 57.880 107,71 109,52 108,61

Tỷ lệ lao động nông thôn thất nghiệp so tổng số LĐ nông thôn

(%) 4,45 4,36 4,25 - - -

Tỷ lệ lao động nông thôn thiếu VL

so tổng số lao động nông thôn 41,09 43,93 47,85 - - -

Tóm lại, lao động nông thôn tại huyện Vũ Thư tuy chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lực lượng lao động toàn huyện song vẫn còn khá nhiều vấn đề bất cập, thể hiện ở trình độ, kỹ năng của một bộ phận lớn lao động nông thôn còn hạn chế, tỷ lệ lao động nông thôn thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao. Điều này ảnh hưởng đến khả năng giải quyết việc làm của lao động nông thôn, đặc biệt là các công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 56 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)