Các hình thức giao dịch của lao động nông thôn tại các xã điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 68 - 71)

ĐVT: (%) Chỉ tiêu Nguyên Xá (n=50) Minh Quang (n=50) Hồng Lý (n=50) Tổng (n=150) I. Tình trạng việc làm (% mẫu) 100,0 100,0 100,0 100,0 - Có việc 20,00 30,00 24,00 24,67 - Thiếu việc 48,00 46,00 48,00 47,33 - Thất nghiệp 32,00 24,00 28,00 28,00 II. Các hình thức giao dịch 100,0 100,0 100,0 100,0

1. Tiếp cận việc làm qua các hình thức giao dịch chính thức (% LĐ có việc)

20,0 26,3 20,0 22,7

- Hợp đồng lao động 20,0 26,3 20,0 22,7

- Thỏa ước lao động tập thể 0 0 0 0

2. Tiếp cận việc làm qua các hình thức giao dịch phi chính quy (hợp đồng miệng)

80,0 73,7 80,0 77,3

- Được thuê theo mùa vụ 80,0 73,7 80,0 77,3

- Được thuê tại các chợ lao động 0 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Hình thức giao dịch việc làm của bộ phận lao động nông thôn có việc khá đơn giản và tập trung chủ yếu vào giao dịch không chính thức, chiếm tới 77,3% (Bảng 4.9). Lao động tiếp cận được việc làm thông qua giao dịch chính thức chiếm một phần nhỏ, và hoàn toàn thông qua hợp đồng lao động, chiếm khoảng 23% số lao động nông thôn có việc.

Đối với hình thức giao dịch không chính thức (chủ yếu thực hiện hợp đồng bằng miệng): hiện nay hình thức này khá phổ biến trong nông thôn nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, như: hoạt động thuê mướn lao động theo mùa vụ, các tổ xây dựng trên địa bàn, hoạt động giúp việc ở thành thị… là những hình thức tự phát, không có tổ chức, nhưng rất quan trọng trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và mùa vụ. Song, quyền lợi của người lao động chưa được đảm bảo.

Trong các giao dịch này, hai bên tham gia thị trường thường chỉ thoả thuận về giá cả, khối lượng và chất lượng công việc cần hoàn thành, các nội dung khác hầu như không được đưa vào "hợp đồng". Trong số 150 lao động

được hỏi có tới 34 trong tổng số 44 người có tham gia vào hoạt động mua bán sức lao động dưới các hình thức không chính quy, chiếm 22,67% so với tổng số lao động nông thôn điều tra và chiếm 77,27% so với lao động có tham gia vào hoạt động TTLĐ.

Như vậy, qua số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ lực lượng lao động nông thôn trên địa bàn tham gia vào các hoạt động mua bán sức lao động còn thấp, không thường xuyên và chủ yếu thông qua hình thức giao dịch phi chính quy. Hình thức hợp đồng chủ yếu là qua các thoả thuận bằng miệng.

c. Các kênh giao dịch tìm kiếm việc làm của lao động nông thôn

Hiện nay, ngày càng có nhiều kênh giao dịch được áp dụng trên thị trường lao động tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn có nhiều cơ hội tìm kiến được việc làm thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Có những dạng giao dịch được thực hiện thông qua các thể chế trung gian TTLĐ, nhưng cũng có rất nhiều các loại hình giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người bán và người mua sức lao động. Điều đó thể hiện mức độ của người lao động tham gia vào TTLĐ cao hay thấp. Ở địa bàn nông thôn, kênh giao dịch trực tiếp thông qua các mối quan hệ vẫn là hình thức chủ yếu.

Bảng 4.10. Các kênh giao dịch tìm kiếm việc làm của lao động nông thôn tại các xã điều tra

Chỉ tiêu Nguyê n Xá (n=50) Minh Quang (n=50) Hồng Lý (n=50) Tổng (n=150)

Tổng số lao động nông thôn có việc làm 34 38 36 108

Trong đó, tiếp cận qua (% trong tổng lao động nông thôn có việc)

100,00 100,00 100,00 100,00

1. Trung tâm dịch vụ việc làm 5,88 10,53 7,14 8,00

2. Tuyển dụng trực tiếp 11,77 10,53 14,29 12,00

3. Chợ lao động 0,00 0,00 0,00 0,00

4. Cơ quan xuất khẩu lao động 5,88 5,26 7,14 6,00

5. Qua các mối quan hệ 76,47 73,68 71,43 74,00

Điều tra cho thấy có bốn kênh giao dịch việc làm mà thông qua đó lao động nông thôn huyện Vũ Thư tiếp cận được công việc hiện thời của họ, đó là qua trung tâm dịch vụ việc làm, tuyển dụng trực tiếp, cơ quan xuất khẩu lao động, và qua các mối quan hệ (Bảng 4.10). Không có lao động nông thôn nào tiếp cận được công việc thông qua các chợ lao động.

Qua bảng 4.10 ta thấy, đa số lao động ở khu vực nông thôn tham gia vào các kênh TTLĐ chủ yếu dựa vào các mối quan hệ anh em, bạn bè… Qua các mối quan hệ này họ có được những công việc phổ thông, mang tính chất tạm thời. Tiếp cận thông qua trung tâm dịch vụ việc làm chiếm một phần rất nhỏ. Trong số 108 lao động nông thôn đã có việc làm thì chỉ có 9 người (chiếm khoảng 8%) tìm được việc qua các trung tâm này. Điều này có thể cho thấy hoặc lao động nông thôn chưa nỗ lực trong việc tận dụng kênh giao dịch này, hoặc chất lượng không đáp ứng được yêu cầu, hoặc các trung tâm này chưa làm việc thực sự có hiệu quả.

Tiếp cận việc làm thông qua tuyển dụng trực tiếp từ người sử dụng chiếm một phần rất khiêm tốn trong tổng mẫu điều tra. Trong số 108 lao động nông thôn có việc, chỉ có 12% tức 13 người tìm được việc thông qua kênh này. Đặc biệt trong 150 lao động trong độ tuổi lao động được hỏi thì chưa có ai tham gia vào chợ lao động, chủ yếu lao động thông qua mối quan hệ trong xã hội để tìm kiếm việc làm thêm ngay tại khu vực nông thôn và thành thị. Do vậy, mặc dù đã có 29,33% số lao động được hỏi có tham gia vào mua bán sức lao động, song việc tham gia không thường xuyên, công việc tay chân là chủ yếu và hầu hết các lao động thực hiện công việc bằng hợp đồng miệng.

Tiếp cận việc làm thông qua cơ quan xuất khẩu lao động cũng chiếm tỷ lệ nhỏ, trong tổng mẫu điều tra chỉ có 7 lao động tiếp cận việc làm qua hình thức này (chiếm 6%). Tuy nhiên con số này có độ tin cậy không cao do lao động xuất khẩu thường xuyên vắng nhà, chỉ có thể gặp được họ trong các dịp nghỉ về thăm gia đình.

Có một điều đáng chú ý là tiếp cận việc làm thông qua các mối quan hệ chiếm đa số trong tổng số lao động nông thôn có việc làm (74%). Điều này cho thấy tính chủ động của lao động nông thôn trong tiếp cận việc làm bị hạn chế rõ rệt bởi các mối quan hệ họ có. Như vậy, lợi thế sẽ thuộc vào người có các mối quan hệ anh em, bạn bè rộng và có thông tin công việc. Điều này có hai ý nghĩa, thứ nhất, thông tin việc làm cần được xúc tiến tuyên truyền rộng rãi hơn tới người lao động qua các kênh thông tin chính thống như phương tiện truyền

thông, hội chợ lao động, tờ rơi, vv, thứ hai, việc phát triển mạng lưới xã hội và vốn xã hội (social capital) rất quan trọng trong việc mang lại thông tin việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt với các công việc mang tính chất thời vụ.

d. Thu nhập của lao động nông thôn

Về thu nhập của lao động nông thôn khi điều tra thì đa số đều có mức thu nhập thấp, đa số lao động nông thôn là lao động sản xuất nông nghiệp hoặc đi làm thuê với mức thu nhập chưa đủ chi tiêu, nhiều lao động kiếm tiền bằng cách đi xây, phụ hồ, buôn bán… công việc còn phụ thuộc vào thời tiết nữa nên không được thường xuyên đồng nghĩa với việc thu nhập cũng có phần giảm xuống. Mức thu nhập thể hiện rõ qua bảng 4.11.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)