Phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp tạo việc làm cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 89 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện

4.3.1. Phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp tạo việc làm cho lao động

NÔNG THÔN HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH

4.3.1. Phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Vũ Thư nông thôn huyện Vũ Thư

4.3.1.1. Về tạo việc làm

- Căn cứ tình hình lao động không có việc làm và thiếu việc làm hiện nay của huyện;

- Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch về giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp từ năm 2010 đến 2015 huyện phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 2.500 - 3.000 lao động.

Giai đoạn 2015 đến 2020 phấn đấu giải quyết việc làm cho từ 13.000 đến 14.000 lao động.

Kế hoạch tạo việc làm cho người lao động từ năm 2018 - 2020

Bảng 4.21. Kế hoạch tạo việc làm cho người lao động giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị tính

Kế hoạch

2018 2019 2020

1. Số lao động không có việc làm và thiếu

việc làm đầu kỳ báo cáo. lao động 4.784 4.574 4.156

2. Số lao động không có việc làm tăng trong kỳ. lao động 2.590 2.372 2.145

3. Kế hoạch tạo việc làm trong năm. lao động 2.800 2.790 2.815

4. Số lao động không có việc làm còn lại cuối kỳ lao động 4.574 4.156 3.486

5. Tỷ lệ % so với số người trong độ tuổi lao

động % 3,5 3,1 2,85

Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Vũ Thư (2016) Nền kinh tế phát triển sẽ tạo cơ hội có việc làm cho rất nhiều lao động nông thôn. Do vậy địa phương cần có các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chính sách hỗ trợ vốn cho các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.

Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu Trưởng phòng LĐTB & XH huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (2017)

Mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2020 là dưới 3%.

Số lao động không có việc làm còn lại cuối năm 2020 là 3.486 so với số người trong độ tuổi lao động là 122.468 đạt tỷ lệ 2,8%.

4.3.1.2 Về đào tạo nghề

+ Định hướng công tác đào tạo nghề giai đoạn 2018 - 2020:

- Phải thực sự coi đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nguồn lực, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho đất nước nói chung, cho huyện Vũ Thư nói riêng. Đào tạo nghề phải tăng nhanh cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả phát triển đào tạo nghề phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế của huyện trong từng giai đoạn.

- Song song với việc đào tạo nghề cho ngành công nghiệp và dịch vụ phải coi trọng và tăng cường đào tạo nghề cho nông thôn mà chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn các nghề trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản, thuỷ sản và các nghề truyền thống.

- Tổ chức đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề các loại hình trường lớp, thực hiện người học nghề, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng góp theo phương châm Nhà Nước và nhân dân cùng làm.

- Đào tạo nghề

Mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn theo hướng các loại hình sau:

Đào tạo nghề dịch vụ nghề chế biến nông lâm thuỷ sản tại các trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh, trung tâm dạy nghề của huyện.

Đào tạo nghề tại các doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn chủ yếu do hệ thống các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, các hội làm vườn hướng dẫn.

+ Mục tiêu, kế hoạch đào tạo nghề từ năm 2018 - 2020.

Theo mục tiêu phát triển xã hội từ năm 2015 đến 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt thì tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 là trên 60%.

Căn cứ trình độ qua đào tạo hiện nay và mục tiêu kế hoạch đến năm 2020 thì số lao động của huyện cần phải đào tạo qua các năm cụ thể như sau:

Bảng 4.22. Mục tiêu kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị tính Kế hoạch

2018 2019 2020

1. Tổng số lao động có việc làm lao động 51.800 52.710 53.649

2.Số đã qua đào tạo có trình độ

chuyên môn lao động 25.213 26.882 28.434

% so tổng số LĐ % 48.5 51 53

3. Số LĐ cần đào tạo qua các năm lao động 1.327 1.667 1.552

Trong đó:

Đào tạo dài hạn - 500 550 600

Đào tạo ngắn hạn - 827 1.167 952

Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Vũ Thư (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)