Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc là mở nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 31 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho lao động nông thôn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc là mở nông thôn

2.1.6.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

a. Điều kiện tự nhiên

Đất đai cùng tài nguyên sinh vật trên đất vừa là đối tượng, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt để con người tác động vào nó tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội. Diện tích đất canh tác, mặt nước càng lớn, tài

nguyên nông – lâm - thủy sản càng phong phú và giàu có thì khả năng tạo ra việc làm trong nông nghiệp nông thôn càng nhiều. Tuy nhiên diện tích đất đai, mặt nước của mỗi quốc gia là đại lượng hữu hạn và đang có xu hướng bị co hẹp do sự xâm lấn của các ngành kinh tế khác. Tài nguyên nông – lâm - thủy sản đang bị suy giảm nghiêm trọng do sự khai thác quá mức của con người. Vấn đề đặt ra mỗi quốc gia cần phải có các chính sách và giải pháp cụ thể, tổ chức khai thác một cách hợp lý để vừa bảo vệ vừa phát triển nguồn tài nguyên quý giá này nhằm tạo cơ sở để giải quyết việc làm cho lao động xã hội ngày một tăng lên.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống đường giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc,... là các yếu tố gián tiếp góp phần tạo ra việc làm và nâng cao hiệu quả việc làm. Việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các cộng đồng dân cư sẽ tạo khả năng thu hút nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp tạo môi trường phát triển việc làm trong từng cộng đồng (Trương Anh Dũng, 2008).

b. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Dân số và việc làm có mối quan hệ vừa tương hỗ, vừa hạn chế lẫn nhau. Quy mô dân số lớn, dân số tăng nhanh tất yếu sẽ làm tăng nguồn lao động xã hội. Trong khi năng suất lao động thấp, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, thu nhập quốc dân tăng chậm, thì việc tăng nguồn lao động đồng nghĩa với tăng sức ép việc làm với mỗi thành viên và cộng đồng, hậu quả dẫn đến sự kìm hãm, làm chậm, thậm chí phá vỡ các tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác nguồn lao động trong dân số lại là nguồn lực rất cơ bản để phát triển kinh tế. Khi kinh tế phát triển thì khả năng tạo việc làm trong xã hội càng nhiều. Giải quyết mối quan hệ dân số và việc làm là vấn dề nan giải của mỗi quốc gia. Chính phủ luôn phải đối phó với xu hướng gia tăng nguồn lao động với quy mô lớn hơn với khả năng gia tăng số chỗ việc làm. Vấn đề đặt ra là cần phải có những chính sách và giải pháp hữu hiệu để tăng khả năng kiểm soát mức độ gia tăng dân số phù hợp vơi tốc độ phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia. Bên cạnh việc gia tăng khả năng kiểm soát tốc độ phát triển về số lượng của nguồn lực lao động, việc không kém phần quan trọng là phải nâng cao chất lượng nguồn lao động một yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng giải quyết việc làm trong xã hội (Mạc Văn Tiến, 2008).

2.1.6.2. Cơ chế chính sách của Nhà nước

Cơ chế chính sách là hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về việc làm, chính sách lao động việc làm, các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong tạo việc làm cho người lao động, chính sách của chính quyền địa phương

và quy định của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Đây là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến tạo việc làm cho người lao động.

Các chính sách vĩ mô của Nhà nước có vai trò to lớn trong việc tạo việc làm, đồng thời điều chỉnh việc làm phù hợp với mục tiêu, trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ.

Có rất nhiều chính sách tác động đến việc làm như chính sách tạo vốn, chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách đào tạo nghề...hợp thành một hệ thống chính sách hoàn chỉnh có quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau hướng vào phát triển cả cung và cầu về lao động, đồng thời làm cho cung và cầu phù hợp với nhau. Thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

Khi các chính sách vĩ mô của Nhà nước đúng đắn và thích hợp sẽ tạo ra nhân tố, môi trường, động lực khuyến khích các chủ doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động mở rộng đầu tư nhằm thu lợi nhuận, tạo việc làm, khai thác tối ưu mọi nguồn lực vào mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi các chính sách vĩ mô của Nhà nước không phù hợp, nó sẽ kìm hãm và tạo nên tâm lý chán nản trong đầu tư kinh doanh, quy mô sản xuất thu hẹp dẫn đến việc làm giảm sút (Chu Tiến Quang, 2001).

Vì vậy, số lượng, chất lượng việc làm, khả năng tạo việc làm chính là một trong những thước đo quan trọng biểu hiện trình độ hoạch định và tính khả thi của hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội.

Tạo việc làm cho người lao động là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta, vấn đề giải quyết việc làm được đặt biệt nhấn mạnh:

“Phương hướng quan trọng nhất là Nhà nước cùng toàn thể nhân dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế - xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh - quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn”.

Với quan điểm nhất quán về giải quyết việc làm, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định: "Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản".

Từ quan điểm và định hướng trên đây, Nhà nước ta đã có các chính sách kinh tế - xã hội chủ yếu tác động tới phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm như: Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần; chính sách khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu; chính sách tín dụng ưu đãi để các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ; chính sách khuyến khích tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động, chính sách giáo dục đào tạo nghề cho lao động; chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước thông qua chính sách đất đai, thuế, đầu tư...

2.1.6.3. Yếu tố thuộc về bản thân người lao động

Về trình độ:

- Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông không chỉ về lĩnh vực tự nhiên mà còn bao gồm cả lĩnh vực xã hội. Ở một mức độ cho phép nhất định nào đó thì trình độ văn hoá của dân cư thể hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia.

Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ:

+ Số lượng và tỷ lệ biết chữ

+ Số lượng và tỷ người qua các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng, đại hoc, trên đại học,…

Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực cũng như trình độ phát triển của kinh tế xã hội

- Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như:

+ Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo

+ Cơ cấu lao động được đào tạo: Cấp đào tạo, công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn, trình độ đào tạo.

Về sức khỏe: Sức khỏe là yếu tố quan trọng cho phép một lao động có điều kiện tham gia vào quá trình lao động, là điều kiện cần mà TTLĐ đòi hỏi ở người

lao động. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thể trạng của người lao động như: tuổi tác, giới tính, chế độ dinh dưỡng...Tình trạng thể lực của lao động: Theo số liệu điều tra về tình trạng thể lực của lao động Việt Nam năm 2012, người lao động Việt Nam nói chung và lao động trong độ tuổi thanh niên có thể lực yếu, thể hiện qua các chỉ số về cân nặng, chiều cao trung bình, sức bền. Cụ thể, trong khi chiều cao trung bình của người lao động Việt Nam là 1,57 m; cân nặng 49,4 kg thì các con số tương ứng của người Philipin là 1,63 m; 53,5 kg; người Nhật là 1,65 m; 54,3 kg. Số người không đủ tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48,7%. Số lượng người lớn suy dinh dưỡng là 28%, phụ nữ thiếu máu là 40% (số liệu điều tra năm 2012). Các số liệu điều tra năm 2012 đối với người lao động trong một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy số người mắc bệnh nghề nghiệp chiếm 44%. Lao động trên địa bàn huyện Vũ Thư nói riêng và Thái Bình nói chung cũng không nằm ngoài thực trạng đó.

Về ý thức tổ chức kỷ luật và tính chủ động của người tìm kiếm việc làm cũng sẽ làm tăng khả năng tham gia thị trường lao động của họ.

2.1.6.4. Yếu tố thuộc về các cơ sở đào tạo nghề, đơn vị sử dụng lao động

Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ của đất nước đó, trình độ khoa học công nghệ lại phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục. Đã có rất nhiều bài học thất bại khi một nước nào đó sử dụng công nghệ ngoại nhập tiên tiến trong khi tiềm lực khoa học công nghệ trong nước còn rất non yếu. Sự non yếu thể hiện ở chỗ thiếu các chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề. Điều đó đã ảnh hưởng tới việc áp dụng các thành tựu khoa học, không có sự lựa chọn nào khác hoặc là đào tạo các nguồn lực quý giá cho đất nước phát triển hoặc phải chịu sự tụt hậu so với thế giới.

Giáo dục và đào tạo cho người lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc và khi có trong tay khiến thức về xã hội, về trình độ chuyên môn người lao động sẽ có nhiều có hội để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp. Giáo dục và đào tạo nhằm định hướng phát triển kinh tế - xã hội, trước hết cung cấp cho xã hội một đội ngũ lao động đủ về số lượng, chất lượng và sau là phát huy hiệu quả để đảm bảo thực hiện xã hội: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Ngày nay, để công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung thị việc thiếu lao động có trình độ

chuyên môn hóa cao và thừa lao động trình độ thấp rất nhiều gây ra sức ép việc làm lớn. Nếu bên cạnh việc nâng cao trình độ cho người lao động mà kết hợp với việc áp dụng thành tựu khoa học trong sản xuất thì sẽ tạo ra những chỗ làm việc hợp lý. Ngược lại, nếu Nhà nước có những chính sách tạo việc làm cho người lao động mà họ thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức chuyên môn thì chương trình tạo việc làm sẽ không đạt hiệu quả nữa (Đào Thế Tuấn, 2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)