Sự di chuyển lao động của huyện Vũ Thư giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 72 - 75)

ĐVT: Người TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1 Di chuyển LĐ trong nước 3.376 2.959 2.261 87,65 76,41 82,03

2 Xuất khẩu lao động 439 561 682 127,79 121,56 124,68

- Lao động qua đào tạo 173 197 217 113,87 110,15 112,01

- Lao động phổ thông 266 364 465 136,84 127,74 132,29

3 Tổng cộng 3.815 3.323 2.762 87,10 83,11 85,11

Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Vũ Thư (2016)

Từ những nỗ lực trên, công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện đã có nhiều khởi sắc. Năm 2014 toàn huyện xuất khẩu được 439 lao động sang các thị trường như Hàn Quốc, Qatar, Malaixia, Đài Loan…, sang năm 2015 tăng lên 561

người, đến năm 2016 con số này đạt 682 trường hợp;

Tuy nhiên, có tới hơn 50% lao động xuất khẩu là phổ thông và có xu hướng tăng mạnh. Đây là một điểm yếu của lao động xuất khẩu vì chất lượng thấp, đi đôi với các điều khoản ít có lợi cho người lao động như mức lương, chế độ khác…Xu hướng di cư lao động sang một số nước láng giềng như Thái Lan và Lào đang có xu hướng gia tăng, song đi kèm nó là những khó khăn trong công tác quản lý hành chính.

Bảng 4.13. Tình hình xuất khẩu lao động ở khu vực nông thôn của huyện Vũ Thư giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh(%)

15/14 16/15 BQ

Số người đi XKLĐ người 439 561 682 127,79 121,56 124,68

Số LĐNT đi XKLĐ người 397 454 505 114,35 111,23 112,79 Tỷ lệ LĐNT XKLĐ/tổng số XKLĐ % 90,43 80,92 74,05 89,48 91,51 90,50 Số LĐNT XKLĐ hỗ trợ người 124 136 150 109,68 110,29 110,00 % được hỗ trợ so với tổng số % 31,23 30,00 29,70 96,06 99,00 97,53

Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Vũ Thư (2016)

Bảng 4.13 cho thấy, số lượng lao động nông thôn được xuất khẩu sang các nước ngày càng tăng, năm 2014 có 397 người, đến năm 2016 con số này là 505 người, tăng 108 người.

Trong tổng số lao động xuất khẩu sang thị trường các nước, ngoài số đi theo con đường hợp đồng qua các trung tâm, doanh nghiệp xuất khẩu lao động (số này chủ yếu sang các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaixia) còn một bộ phận khá lớn đi theo con đường du lịch (số này chủ yếu sang thị trường Lào và Thái Lan), lực lượng lao động này chủ yếu tập trung ở khu vực phía Tây Nam của huyện. Đa số lao động đi theo con đường này cư trú bất hợp pháp, mức lương không cao song chi phí xuất ngoại ít.

Công tác xuất khẩu lao động bước đầu được đẩy mạnh, thị trường xuất khẩu lao động được mở rộng hơn, chú trọng nhiều hơn đến những thị trường

ổn định, có thu nhập cao. Tổ chức kinh tế tham gia tuyển dụng lao động đi xuất khẩu cũng được mở rộng hơn, nhiều đơn vị có năng lực đã tạo thuận lợi trong quá trình giáo dục định hướng cũng như bảo lãnh hợp đồng cho lao động nông thôn đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên công tác xuất khẩu lao động vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém như: ban hành các văn bản thực hiện còn chậm, chưa đầy đủ, chưa thực sự bám sát, cập nhật với sự thay đổi của thị trường, còn thiếu các chính sách đặc biệt là việc hỗ trợ nguồn vốn vay đi xuất khẩu lao động chưa đủ mạnh để mở rộng thị trường, khả năng tạo việc làm ổn định chưa bền vững.

b. Tạo việc làm thông qua các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn

- Đào tạo nghề dài hạn: tập trung chủ yếu ở các cơ sở đào tạo tập

trung của Nhà Nước trên địa bàn huyện hiện nay có nhiều cơ sở đào tạo tập trung như hệ thống các trường trung học, cao đẳng chuyên nghiệp như: Trung tâm dạy nghề Thái Bình, Trường Cao Đẳng Nghề Số 19 Bộ Quốc Phòng, Trường Trung cấp nghề GTVT Thái Bình … các trường trên mới chỉ thu hút một phần nhỏ học sinh của huyện theo học vì thực tế sau khi học xong khả năng bố trí việc làm còn hạn chế.

- Đào tạo nghề ngắn hạn: Chủ yếu cho khu vực tiểu thủ công nghiệp và

nông nghiệp, còn thiếu tập trung manh mún, trong những năm qua công tác đào tạo nghề ngắn hạn đã được nhiều đơn vị trong địa bàn huyện đảm nhận như: các cơ sở dạy nghề của trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, cơ sở dạy nghề của liên đoàn lao động…

Trung tâm dạy nghề của huyện được thành lập năm 2010, mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm lãnh đạo của thành ủy, UBND huyện sự chỉ đạo sát sao của Sở lao động TBXH tỉnh trung tâm dạy nghề huyện bước đầu đã góp phần làm tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động nhất là cho lao động nông thôn ở những nơi chuyển đổi nông nghiệp sang công nghiệp.

Từ khi thành lập đến nay trung tâm dạy nghề huyện đã phối hợp chặt chẽ với UBND các xã thị trấn, Hội phụ nữ, Hội nông dân, phòng Nông nghiệp huyện mở được nhiều lớp dạy nghề ngắn hạn phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)