Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 88 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện

4.2.3. Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng hết sức to lớn đến việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn. Các công trình hạ tầng như điện và hệ thống giao thông có tác động tới khả năng tạo việc làm của lao động nông thôn. Việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ trong thúc đẩy lao động nông thôn tạo việc làm. Có sự khác biệt tương đối rõ trong khả năng chuyển dịch giữa các hộ sống ở các xã có dự án hạ tầng và các hộ sống ở các xã không có dự án hạ tầng. Khi hạ tầng được cải thiện, các dự án xóa đói giảm nghèo, các dự án tạo việc làm giúp cho người lao động nông thôn có thêm việc làm.

Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội. Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế thường tạo việc làm cho người dân nhưng mức độ còn phụ thuộc vào mối quan hệ vốn, lao động và công nghệ. Thời gian vừa qua, đóng góp của các yếu tố vốn và lao động vào tăng trưởng khá cao. Trong điều kiện trình độ khoa học, công nghệ còn thấp, tăng trưởng dựa vào vốn và lao động hay tăng trưởng theo chiều rộng là phù hợp và tạo được nhiều việc làm. Đối với các quốc gia có trình độ công nghệ, đầu tư như Việt Nam, tăng trưởng kinh tế là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với vấn đề tạo việc làm.

Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu kinh tế, mà cơ cấu kinh tế của nước ta đang chuyển dịch tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế thế giới. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm xuống, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tạo ra một số điều kiện tốt cho việc làm của lao động qua đào tạo nghề.

Hộp 4.2. Ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội đến tạo việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)