Nhân vật đam mê danh vọng, quyền lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 43)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2. Một số kiểu nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái

2.2.1. Nhân vật đam mê danh vọng, quyền lực

Con người có khi tốt khi xấu, có khi cái tốt cái xấu lẫn lộn hoặc lấn át nhau. Cái tốt, cái xấu đó được bộc lộ rất rõ trong quá trình thực hiện quyền lực của con người, nhất là khi con người là chủ thể duy nhất có thể nghĩ ra

được các phương tiện hoặc nghĩ ra các phương pháp thực hiện các mưu đồ quyền lực của mình. Vì thế quyền lực luôn có xu hướng bị tha hóa.

Trong hệ thống nhân vật tha hóa thì tha hóa trong giới ham quyền lực là đáng sợ nhất. Bởi lẽ, hành động của giới quyền lực thường được che đậy bằng một lớp đạo đức giả, không phải ai cũng có thể phát hiện được. Trong thực tế, quyền lực đã và đang bị biến dạng, trở thành trợ thủ đắc lực cho người cầm quyền thực hiện mưu đồ của mình.

Khuynh trong Người và xe chạy dưới ánh trăng là người đại diện cho kiểu nhân vật tha hóa bởi tiền tài, danh vọng và gái đẹp. Khuynh điển trai, giỏi tiếng Anh nhưng lại nhiều tham vọng. Khuynh coi vị trí công tác là mục đích, là lẽ sống của cuộc đời mình. Lí tưởng và niềm hạnh phúc lớn nhất của Khuynh là được thăng quan tiến chức, được “đua chen tới một địa vị không thua kém bất cứ một người nào” [83, tr.128]. Với niềm tin chắc chắn đây đều là con em các anh, các chị trong nội bộ ngành và đều thân thích với mình, nên câu hỏi đầy vẻ gia trưởng từ cửa miệng của vị hiệu phó Khuynh là: “cháu con ai?”. Câu hỏi của vị hiệu phó không khác gì một mẩu đá dăm lọt vào trong giày khiến người đi cảm thấy khó chịu. Khuynh đã đóng một cái vai không hề hợp với tư cách của một vị hiệu phó. Nhưng tham vọng của Khuynh thực sự bùng lên mạnh mẽ khi anh được chuyển từ tuyến lửa ra Hà Nội công tác với chức danh Trợ lí Bộ trưởng. Với quyền lực trong tay, Khuynh mặc sức tung hoành, bắt người khác phục tùng mình. Mất đoàn kết nội, gây ra nhiều vụ làm chậm trễ, thậm chí có hại cho guồng máy hoạt động của Bộ đều có bàn tay của Khuynh. Với những mưu mô quỷ quyệt, Khuynh đã kìm hãm công việc và tương lai của người khác. Với thủ đoạn hèn hạ, Khuynh đã cướp đi tương lai của Toàn và dành suất đi nước ngoài học tập cho em vợ. Nhưng mỗi lần sai trái, Khuynh lại tỏ ra như một đứa trẻ được chiều chuộng quá mức hóa thành hư, dám lếu láo cãi lại, thậm chí là mạt sát cả thủ trưởng: “Tại sao anh không tin tôi, mà tin vào một lũ dân đen không có “thân phận ngoại giao”?

Anh quên rằng trâu buộc thì ghét trâu ăn là lẽ ở đời hay sao? Thôi được, tôi biết thân mình như cái múi chanh, anh vắt xong thì anh vứt. Với người không có hậu như thế, tôi cũng chả cộng tác giúp việc được. Tôi sẽ xuống Vụ, xuống Viện, nếu cần thiết tôi chuyển sang Bộ khác” [83, tr.108]. Những thủ đoạn rẻ tiền như dối trá cùng với những lời thề thốt rằng mình trong sạch, thậm chí bằng cả việc giận dỗi và làm mình làm mẩy như đàn bà đã nhiều lần giúp Khuynh thành công. Nhưng thuốc dùng nhiều sẽ bị nhờn, chiến thuật cổ điển không thể áp dụng trong đời sống hiện đại, bộ mặt dối trá nào cũng có ngày bị phát hiện. Khi bản chất xấu xa bị đưa ra ánh sáng, mất hết chức quyền, Khuynh như một kẻ vô hồn, mất hết ý thức. Chức vụ, phẩm hàm, tư cách của Khuynh đã bị tước bỏ. Trong dáng đi của Khuynh ở cuối tiểu thuyết có một sự buông tuồng không thể có ở một ông trợ lí bộ Trưởng.

Người đàn bà trên đảo là cuộc chiến căng thẳng giữa lớp người trẻ tuổi, có năng lực và can đảm mà Hòa là đại diện với sự lười biếng, tham nhũng của đám quan chức thủ cựu và công chức quan liêu mà ông Quản là người đại diện. Đây là đám quan chức già cỗi, cứ muốn bám lấy ghế nhưng lại thiếu đi phẩm chất cốt yếu của con người.

Ông Quản – phó giám đốc công ty lâm trường bộ – là người ít học, cạn nghĩ nhưng lại thích “chứng tỏ quyền lực trước đông người, ông không hề nguôi lòng tin rằng người khác sẽ phải khuất phục mình” [82, tr.129] chứ mình không chịu khuất phục ai. Ông lạm dụng quyền lực, biến quyền lực công thành ý chí cá nhân. Chỉ vì muốn trả thù đối thủ mà ông bắt cả tập thể phải phục tùng ý đồ sai trái của mình. Với ông, niềm khao khát cháy bỏng được làm mẹ của Luyến lại là hành vi vô đạo đức, hành vi xúc phạm luân thường đạo lí, làm tổn thương đức hạnh. Ông hung hãn và hiếu thắng, ông đập bàn, gào thét, quát nạt như mất hết tri giác. Ông đưa ra quyết định mà không lường trước về hậu quả. Trong khi đó cứ nghĩ đến ngày đối thủ bị mất chức thì ông vui mừng và hạnh phúc. Đây là thói đạo đức giả nhân danh uy

tín của cơ quan, của công ty mà xâm phạm đến quyền làm người của người khác. Ông tự biến thành một kẻ độc tài chuyên quyền, độc đoán, thiếu sáng suốt. Ông vừa là dạng tha hoá, vừa là kết quả của sự tha hoá.

Nếu ông Quản ưa chứng tỏ quyền lực thì giám đốc Luận lại cậy quyền lực để khinh người. Là giám đốc công ty xuất khẩu, Luận thường “ăn mặc chải chuốt, tạo dáng dấp bệ vệ” [82, tr.108] trước mọi người. Dáng vẻ chải chuốt của Luận khiến độc giả liên tưởng đến dáng vẻ bảnh bao của Mã Giám Sinh lúc đến mua Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Đến nơi công tác, Luận chỉ bắt tay và làm việc với người có chức vụ cao nhất của công ty. Còn những người khác, anh lờ đi và nhìn họ với thái độ vô cảm, lạnh lùng và anh lấy đó làm mãn nguyện. Cái bắt tay mà Luận dành cho đối tác cũng chỉ mang tính thủ tục của người lãnh đạo. Luận tự biến mình thành thủ trưởng lạnh lùng, khinh bạc. Luận điển hình cho sự tha hóa về nhân cách tha hóa con người trong việc đối nhân xử thế trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Cũng tha hóa nhưng ông Tựu trong tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra lại nhỏ nhen, giả dối và hám danh. Ba mươi tám tuổi ông đã là phó giám đốc Công ty Xây dựng Đô thị. Ông nhận thêm trọng trách không phải vì tài năng mà vì mục đích duy nhất là được chính thức công nhận danh hiệu “Anh hùng lao động”. Căn chung cư A1 do ông chỉ đạo xây dựng và giám sát có dấu hiệu bị hỏng ngay từ khi chưa hoàn thành vì ông đồng ý cho xây dựng trên một vùng đất úng. Trong thâm tâm, ông luôn phấp phỏng chờ đợi một tai họa, đúng hơn là ông mong cho đến khi được phong tặng danh hiệu, căn chung cư sẽ không có rắc rối gì xảy ra. Ông run lên khi nghe tòa nhà bị lún và ngược lại, ông “cứ lặng đi trong một niềm sung sướng đê mê. Ông nhắm mắt, hình dung ra ngày mọi cố gắng, mọi sự phấn đấu của ông sẽ đạt kết quả” [82, tr. 337]. Hơn hai mươi năm sau, căn chung cư bị sập và Tân chính là một trong những nạn nhân của ông. Thói hám danh vọng đã biến ông trở thành một con người nhẫn tâm, độc ác.Ông Tựu đại diện cho những kẻ mang

nặng tác phong quan liêu, óc địa vị, háo danh, vị kỷ, luôn đặt lợi ích cá nhân của mình lên trên hết.

Cũng trong tiểu thuyết này, mẹ đẻ của Yến vừa là nhà cách mạng quên mình lại vừa là một người tiến thân cơ hội và đầy toan tính. Mọi việc làm của chị đều thể hiện mình là một con người thủ đoạn và cơ hội. Chị làm mọi việc đều có mục đích và đều xuất phát từ lợi ích cá nhân chứ không phải vì ai khác cho dù đó là chồng con của mình. Sinh trưởng trong một gia đình luật sư, chị được học hết tú tài. Chị được giác ngộ cách mạng và là người tuyên truyền có hạng. Tùy vào từng nội dung của vấn đề mà chị chọn giọng điệu cho phù hợp. Chị “tìm thấy trong công việc một niềm kiêu hãnh ngấm ngầm. Được nhấm nháp niềm hạnh phúc thấy mình đứng cao hơn người khác” [82, tr.294]. Hòa bình trở lại, chị được về Hà Nội nhận công việc ở Sở này hay Sở kia. Nhưng với tham vọng cá nhân, chị càng có ý thức tạo cho mình một phong cách cứng rắn và đàng hoàng không thể trộn lẫn với những nữ cán bộ còn nói ngọng hay đôi lúc để lộ những thói quen quê mùa. Chị khinh thường tất cả những người đàn ông không có địa vị, không có sự nghiệp và chị chẳng bao giờ mềm mỏng trước sự ve vãn của họ. Chị muốn chồng mình phải là người có địa vị xã hội, muốn chồng mình phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Chị nhìn chồng với thái độ thương hại như sự thương hại của “một người thuộc đẳng cấp trên, của một người đàn bà sắc sảo trước những đấng nam nhi vô nghĩa, không công danh sự nghiệp” [82, tr.295] khi anh chồng say mê công việc nghiên cứu, không say sưa với tham vọng quyền lực. Chị buộc chồng phải trở về nhà bố mẹ đẻ để ở vì chồng là người thiếu tham vọng, tuy rằng có lúc người đàn bà trong chị đã thắng chị và chị lại cho phép chồng vào nhà và ngủ lại trên chiếc giường vợ chồng. Sự thèm khát địa vị, danh tiến dẫn đến sự tha hóa của chị. Tham vọng quyền lực đã biến chị thành một người nhẫn tâm, độc ác.

Trong SBC là săn băt chuột, ông Cốp điển hình cho sự tha hóa do ham mê quyền lực. Ông là người thông minh, hát hay, múa giỏi lại hoạt bát, tính cương quyết lại có ý chí. Ông là tấm gương điển hình trong thanh niên và được bao người ngưỡng mộ khi ông say sưa với rừng và dũng cảm bảo vệ rừng. Nhưng gian ngoan mới là bản tính đích thực của ông. Ông leo lên các bậc thang danh vọng từ một cán bộ Đoàn. Ông khéo léo gạt bỏ đối thủ của mình bằng những mưu mô và thủ đoạn. Với ông, chiến thắng bao giờ cũng thuộc về người biết giữ mồm giữ miệng. Với ông “con ếch chết vì tiếng kêu. Nó cứ ngồi im trong hang, nó ngậm mồm lại, nó đừng kêu thì ai biết nó ở đâu mà đến bắt. Chim khôn chim hót. Người khôn người không để lộ mình bằng câu nói. Tuyệt đối không để lộ bằng văn bản. Văn bản có thể lưu trữ làm bằng chứng. Quan điểm lập trường, báo cáo chỉ thị, nhất nhất đều dùng lời. Lời nói gió bay” [84, tr.194]. Nhưng người đọc thấy thấp thoáng đằng sau cuộc ẩu đả để giành lấy vị trí của ông Cốp là những thế lực có thể nhân danh “bảo vệ uy tín cán bộ”, bảo vệ “đoàn kết nội bộ” để giấu đi các đơn thư tố cáo ông. Không những vậy, ông còn táng tận lương tâm khi lạnh lùng vô cảm trước những người dân quê đội đơn quỳ xin công lí. Điểm qua con đường tiến thân của ông Cốp, nhà văn đã phác họa một cách trọn vẹn chân dung của một kẻ không những đầy cơ hội, gian hùng mà còn nhẫn tâm, tàn ác.

Nhân vật Đạo sư trong tiểu thuyết Đức phật, nàng Savitri và tôi là người đại diện cho quyền lực của vua nhưng đạo sư lại điển hình cho kẻ cơ hội và tiến thủ. Là đạo sư, đáng lẽ ông phải là người thông kim, bác cổ, đạo cao, đức trọng. Nhưng ngược lại, đạo sư lại là người ngang ngược, ngạo mạn, tham lam. Khi xác lập được vị thế trong triều đình thì “ từ tinh tướng ông trở thành cao ngạo. Từ ranh ma ông trở nên quỷ quyệt. Ông tự cho mình là người đứng đầu đất nước. Ông ngang nhiên nhồi nhét vào đầu môn sinh và con dân tư tưởng giáo sĩ Bà La Môn là tối thượng. Thánh cũng phải nhờ đến thầy. Cha mẹ chẳng bằng thầy” [80, tr.162]. Trong triều đình, quyền lực của đạo sư

là cao nhất, cao hơn cả vua. Việc triều chính bao giờ đạo sư cũng nhúng tay vào. Vua nói một, đạo sư nói hai. Đạo sư có thừa mưu mô, thủ đoạn để xác lập vị trí tối cao trong vương quốc, sự tham lam, tàn ác trong hành nghề. Ông còn lợi dụng hủ tục người vợ phải bị thiêu sống để chết theo chồng ngầm nhổ cái gai trong mắt là công chúa Savitri. Nhưng nhân nào quả đó, kẻ gieo gió ắt sẽ gặp bão. Sự thật bị bại lộ, tràng hạt hết thiêng, hòn đá thần saglarama là của giả, hai báu vật rởm không thể bảo vệ được danh dự cho quốc sư. Cuối cùng, quốc sư đã phải trả giá. Ông bị lột mất tước bậc phẩm hàm, chỉ còn một danh xưng là đạo sư. Ông bị giáng xuống làm thường dân và phải nhận cái chết không thanh thản. Đạo sư chính là một sản phẩm cặn bã của sự tha hoá trong giới quyền lực được tác giả tái hiện khá sinh động.

Cô đồng Si Trong sương hồng hiện ra là người đam mê quyền lực của trò mê tín. Tham vọng của cô là được mọi người đề cao, kính phục. Thói mê tín của cô đồng Si được nhen nhóm từ lúc lên tám tuổi khi đi ở cho nhà cô đồng Nhỡ. Cô bé Si đã sùng kính cô Nhỡ sau mỗi lần nhập đồng. Nó ao ước được trở thành người như cô đồng Nhỡ với cặp mắt sáng quắc, hô hét những lời của thánh thần. Khi được xin về nhà do hoàn cảnh gia đình khá hơn nhưng dư âm của những cuộc lên đồng không bị dập tắt mà càng rạo rực. Thỉnh thoảng con bé trốn cha mẹ, rủ một lũ bạn choai choai ra góc vườn rồi “vận vào người chiếc áo dài thườn thượt của mẹ, thắt ngang bụng một tấm khăn rách, tay cầm cái gậy tre, nó réo rắt hát những lời đã nhập tâm: A à ới à, cô đã về đây, bây giờ cô đã về đây, cô gieo phúc lộc, cô xây lầu vàng, tình tinh tình tính tang tình” [82, tr.278]. Ông bố vốn là kẻ vô thần, lại sống bằng nghề tranh cướp khách và chửi bới để đòi nợ nên cô bé Si bị đánh một trận thừa sống thiếu chết. Ông bố quyết không để trong nhà có một đứa đồng bóng như cô đồng Nhỡ. Lớn lên, cô Si lấy một anh Vệ quốc quân và tưởng rằng thói đồng cốt trong cô Si tan biến. Nhưng thói đời, càng kìm nén thì máu cô đồng trong cô Si lại vẫn âm ỉ một khát vọng, cái khát vọng trong một phút được

hóa thân đứng cao hơn người trần mắt thịt, làm kẻ thông ngôn giữa cõi âm và dương thế. Một lần anh chồng bắt gặp vợ mình đang quay tít trong những vũ điệu cuồng dại như nàng Xúy Vân đã không chịu được đã đùng đùng nổi cơn điên “giật phắt mái chèo, giáng đánh bốp vào đầu vợ giữa lúc cô ta đang nói lời của một người đã chết” [82, tr.279]. Sau hai lần “ăn đòn” cùng việc nhà nước đang tuyên truyền bài trừ mê tín khỏi đời sống nhân dân tưởng rằng từ đây cô sẽ “tiệt nọc” đồng cốt. Nhưng đó chỉ là bên ngoài, cô rút vào hoạt động bí mật. Không hoạt động một mình, cô tìm cách thu phục đám người mê tín như cô. Cơ hội tạo dựng tiếng tăm cho mình khi chồng cô được thăng chức và hầu như không ngó ngàng đến việc gia đình và nhất là từ khi biết Tân là người có khả năng đoán định hậu vận. Cô cảm thấy mình sắp nắm trong tay cơ hội để thực hiện niềm ao ước mê muội bấy lâu nay và một dự tính sinh lợi đang khuấy động trong đầu. Với thủ đoạn mê hoặc để chiếm đoạt tài sản cô đồng Si đã âm mưu đẩy nạn nhân Khanh đến cuộc nhịn ăn để đến cõi cực lạc nhằm thủ tiêu nạn nhân hòng che giấu tội lỗi của mình. Quyền lực của mê tín đã biến cô Si thành người kẻ lừa lọc, dối trá. Cô Si bị bắt trong đợt truy quét để loại trừ thói mê tín dị đoan ra khỏi đời sống là cái giá mà cô phải trả cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)