Giọng điệu giễu nhại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 99 - 103)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.5. Giọng điệu giễu nhại

Tiếng cười trong văn học thế giới xuất hiện gắn với tên tuổi của Giovanni Boccaccio (1313 –1375), François Rabelais (1494 –1553), Miguel de Cervantes (1547 – 1616) thời Phực hưng ở phương Tây. Đó là những tiếng cười giòn giã thể hiện sự tan rã và kết thúc của một xã hội.

Mấy thế kỉ sau, tiếng cười này mới xuất hiện trong nền văn học phương Đông và ở Việt Nam vì sự tan rã của những nền tảng phong kiến Trung cổ phải chờ đến cuối thế kỉ VIII trước khi có cuộc xâm lăng của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Tuy nhiên, bất cứ lúc nào tiếng cười cũng tiềm tàng trong đời sống nhân dân qua ca dao, dân ca, các loại truyện kể. Tuy có muộn nhưng vẫn thể hiện được quy luật chung trong hành trình xã hội và hành trình tinh thần của con người.

Tiếng cười trong văn học Việt Nam xuất hiện từ nửa sau thế kỉ VIII, gắn với tên tuổi nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Đó là cái cười thâm thúy và nanh nọc. Đồng thời với tiếng cười trong thơ Hồ Xuân Hương là cái cười tiềm tàng, đầy đặn trong truyện tiếu lâm và truyện trạng.

Bẵng đi một thế kỉ trong những cảm xúc trang nghiêm, cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tiếng cười chế giễu, nhạo báng, khôi hài thành một dòng chảy từ Yên Đổ, Tú Xương đến Tú Mỡ, Đỗ Phồn rồi bị đứt đoạn từ sau 1945.

Cái cười, nhu cầu cười, không chỉ cái cười nghiêm trang của sự đả kích mọi loại kẻ thù mà còn là cười vui, cười nghịch, cười chế giễu.. lúc nào cũng đòi quyền tồn tại như là một lẽ tự nhiên. Nếu thiếu tiếng cười, cuộc sống mất đi cái thi vị vốn có của nó. Vì thế, sự xuất hiện trở lại của tiếng cười trong văn học dường như đã diễn ra vào thập niên cuối của thế kỉ XX, tính từ công cuộc đổi mới. Sự mở rộng các phạm trù thẩm mĩ khiến tiểu thuyết gần với đời thường hơn. Khi những chuẩn mực bị lệch dần thì cái hài xuất hiện. Cái nhìn giễu nhại của chất tiểu thuyết đã quy định một giọng điệu riêng của tiểu thuyết đương đại. La Khắc Hòa khẳng định: “Văn học thời kì đổi mới không

thể cất lên thành tiếng hát. Cái vô lí, phi lí, chất văn xuôi và vẻ đẹp của đời sống phồn tạp chỉ có thể hóa thân vào tiếng cười trào tiếu, giễu nhại để văn học thực sự biến thành tiếng nói nghệ thuật. Kể từ sau Cách mạng tháng Tám, chưa bao giờ câu đối, thơ trào tiếu và truyện cười giễu nhại dân gian lại xuất hiện nhiều như những năm 80 của thế kỉ trước. Hình như giễu nhại lại đã trở thành kiểu quan hệ đời sống mang phong cách thời đại” [50, tr. 66].

Sự xuất hiện của bút pháp trào lộng ngày càng nhiều trong tiểu thuyết đương đại. Đó là một nhu cầu giải tỏa áp lực của đời sống hiện đại. Điều này đã phá vỡ sự trang nghiêm trong văn học sau một thời gian dài, đồng thời thể hiện tinh thần dân chủ hóa trong văn học đã được đề ra. Tuy nhiên, chúng ta không nên hiểu đơn giản là giễu nhại chỉ nhằm tới một mục đích giải thiêng mà cần hiểu sâu hơn, đó là hình thức tiếp cận các giá trị đời sống một cách dân chủ, phi quy phạm.

Giọng điệu giễu nhại là sự nhắc lại, mô phỏng, bắt chước một lời nói, một cử chỉ hay nét phong cách, giọng điệu của đối tượng nhại nhằm làm bật lên cái đáng cười, xấu xa, kệch cỡm đáng phê phán của chúng. Trong giễu nhại luôn có sự bắt chước, mô phỏng các đặc điểm của đối tượng giễu nhại nhằm tạo ra sù đối lập giữa bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, bên trong và bên ngoài… nhằm hướng độc giả nhận thức được cái khiếm khuyết, cái lỗi thời, lạc hậu, phản tiến bộ… của đời sống xã hội và trong bản thân con người để cùng nhau nhận thức lại, hoàn thiện bản thân và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Hình thức giễu nhại chính là một trong những đặc trưng nổi bật của phong cách sáng tác hậu hiện đại. Giễu nhại đang càng ngày càng phổ biến trong đời sống văn học Việt Nam thời đổi mới. Độc giả có thể nghe thấy tiếng cười giễu nhại thấm đẫm cảm hứng trào lộng trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài… nhưng hấp dẫn nhất vẫn là tiếng cười trào phúng, giễu nhại trong

sáng tác của Hồ Anh Thái. Đọc Hồ Anh Thái, độc giả sẽ thấy, mỗi truyện của anh đều ít nhiều chứa đựng sự giễu nhại. Trong Cái mà văn chương ta còn thiếu, nhà văn Ma Văn Kháng cũng khẳng định: “Tôi thích giọng văn của Hồ Anh Thái. Nó có cái thông minh, hóm hỉnh vừa sâu sắc vừa có tính truyền thống. Hơn nữa, cái này mới thật thích đây: chất trào phúng, giễu nhại, cay chua mà thân thiện, chất này văn chương ta thiếu quá” [78, tr.314]. Trong Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc, Nguyễn Đăng Điệp đã khẳng định: “Cùng với thời gian, Hồ Anh Thái nhận ra cái hài có mặt khắp nơi, thậm chí cả những nơi sang trọng, cái hài vẫn xuất hiện dưới trạng thái che giấu, nhưng càng giấu thì chất hài lại càng rõ” [78, tr.395].

Điểm tập trung nhất trong những đánh giá của Hồ Anh Thái là cái nhìn giễu nhại đối với những góc khuất trong đời sống công chức, trí thức và những tiêu cực từ việc thăng quan tiến chức đến những thủ đoạn làm tiền, những trò vô bổ và những thói xấu của con người; giễu nhại những công trình khoa học vô giá trị, những nhà ngụy khoa học, bằng cấp rởm, những hội thảo khoa học. Giáo dục trong nước thì dạy chay, học chay; dốt nát, hư hỏng là cho đi du học. Học hành có gì là quan trọng bởi cơ chế thị trường, thói thực dụng đã chi phối quan hệ thầy trò. Nếu không được đào tạo chính quy thì còn có những con đường khác như chuyên tu, tại chức, chiếu cố… Có người sáng tác thơ văn khiến người khác “vừa đọc vừa bịt mũi”. Có người sợ vì bị dọa đọc thơ cho nghe, có người bị đuổi việc vì chót mê thơ… Nhưng cũng có người bằng mọi giá để có được cái danh nhà thơ, nhà văn cho dù chẳng để làm gì nhưng vẫn cứ thích. Trong văn học còn đầy dẫy sự nhỏ nhen, ganh ghét đố kỵ. Còn có những nhà văn trở thành những kẻ đào mỏ chuyên nghiệp mất tư cách. Đây chính là sự xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp của người cầm bút.

Đặc điểm nào đó của nhân vật cũng trở thành đề tài để tác giả giễu nhại. Trong Mười lẻ một đêm, tác giả giễu nhại việc ăn của giáo sư Xí – một đại trí thức: “Nhà văn hóa lớn đang vục đầu vào ăn. Nhai chòm chọp chèm

chẹp. Những cái đĩa lớn đựng thức ăn chung cho bao nhiêu người giờ đây chỉ có một mình ông vung vẩy công phá” [88, tr.214].

Hoặc cái tên cũng là một sự giễu nhại rất thú vị, giàu sức liên tưởng như Khỏa, Xí trong Mười lẻ một đêm qua tình huống: có một lần giáo sư Xí đến gọi giáo sư Khỏa đi họp đột xuất. Không gặp. Ông Xí lấy phấn trắng viết lên cửa nhà ông Khỏa một lời nhắn: “Khỏa thân đến nhà Xí họp. Nhớ mang theo giấy” [88, tr.204]. Chỉ qua hai cái tên tưởng chừng như đơn giản với một tình huống rất đời thường đã tạo nên một chi tiết rất hài hước, đầy châm biếm. Tiếng cười có tính chất bao quát mọi mặt trong cuộc sống. Tất cả được thể hiện qua giọng nhại "vỡ Gia Lâm chạy về Thái Hà lập căn cứ địa mới, vỡ Thái Hà chạy về Hoàng Quốc Việt lập lại chiến khu” [88, tr.9] hayở sự nhầm lẫn của ngôn từ "Tìm cho tớ xem ông trồng chuối hột ở đâu? Nộm hoa chuối à, tớ biết một nơi nhậu có nộm hoa chuối đậm đà khó quên, đến nhà hàng ở Láng Hạ nhé" [88, tr.28], hay là sự hiểu nhầm ngon không? “chỉ tay vào đĩa thịt chó. Hồng Kông hiểu ngay. Ô gút gút. Bốn ông Việt Nam rộ lên theo gút gút. Đấy hiểu nhau rồi, dễ thế. Hồng Kông khen thêm một tiếng ngon đilisớt. Nó bảo sốt sốt cái gì? Thịt chó không chấm sốt, đồ ngu. Có thế mà thông ngôn không đầu sỏ vẫn vui” [88, tr.41,42]. Mỗi người theo đuổi một suy nghĩ riêng, cách hiểu riêng và đến cuối cùng họ không hiểu được nhau. Chính sự hiểu nhầm này đã gây ra tiểng cười mỉa mai. Vì thế, giọng mỉa mai châm biếm là một cung bậc cao hơn của giọng cười cợt, thể hiện rõ thái độ của tác giả.

Bằng giọng giễu nhại, Hồ Anh Thái đã công khai bày tỏ thái độ của mình đối với những bất công, phi lý trong cuộc sống. Nhà văn rất tinh tường khi phát hiện ra cái kệch cỡm trong cuộc sống thực tại và anh khai thác đến cùng phương diện gây cười của chúng để đưa vào tuyến vận động của cốt truyện. Châm biếm, mỉa mai, trào lộng, hài hước là những nhân tố tạo nên sắc thái giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Anh dám nhìn thẳng vào cái

xấu xa, lỗi thời của cuộc sống trước, sau đổi mới và thể hiện nó bằng một thứ ngôn ngữ tương xứng để giễu nhại. Chính phương diện này đã bộc lộ sở trường, phong cách độc đáo và tạo ra cái gọi là cảm quan hậu hiện đại trong tác phẩm của anh. Từ cái nhìn giễu nhại độc giả phải trăn trở, suy nghĩ về những mặt trái của cuộc sống hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)