PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 108 - 119)

1. Hồ Anh Thái không phải là nhà văn nổi bật ngay từ những sáng tác đầu tiên nhưng anh đã tạo được cho mình một phong cách vô cùng độc đáo. Bằng tài năng của mình, Hồ Anh Thái đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị với một cách viết mới mẻ và một văn phong không thể trộn lẫn. Sau hơn 30 năm sáng tác, Hồ Anh Thái đã có những đóng góp đáng kể cho tiến trình đổi mới của nền văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là sau thời kì đổi mới 1986. Anh là người có nhiều tìm tòi, có ý thức cách tân trong nghệ thuật nhằm tạo sự phù hợp, hiệu quả trong cách thể hiện con người theo quan điểm riêng của mình. Anh đặc biệt có tài trong việc nắm bắt hiện thực khi đã khái quát được gần như toàn bộ những tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, được nhà văn xây dựng bằng những phương tiện nghệ thuật đắc hiệu. Anh đã bền bỉ đi một mình một hướng để tạo nên một dòng chảy riêng giữa nguồn chung văn chương Việt Nam. Điều đó tạo nên những giá trị to lớn trong những sáng tác của Hồ Anh Thái. Anh là một nhà văn có vị trí danh dự trên văn đàn Việt Nam đương đại.

2. Qua những sáng tác của Hồ Anh Thái, chúng ta thấy anh có cái nhìn đa diện về cuộc sống vì thế anh nhận ra nhiều kiểu con người đang tồn tại. Tác phẩm của anh không chỉ ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, cái cao cả, bản tính lương thiện mà còn đề cập đến những tiêu cực, cái ác, xấu xa, bỉ ổi, cái phi đạo đức, phi nhân tính của con người. Tác phẩm của anh đã tái hiện nhiều kiếp người, trong nhiều thời điểm, nhiều tình huống để qua đó nói lên cảm nhận về nhân sinh.

Chính quan niệm nghệ thuật về con người và ý thức, trách nhiệm về nghề văn đã chi phối nghệ thuật sáng tác của Hồ Anh Thái. Những ảnh hưởng từ thi pháp văn học truyền thống kết hợp với những cách tân, sáng tạo của Hồ Anh Thái tạo cho tác phẩm của mình sức hấp dẫn, lôi cuốn. Bên cạnh việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật truyền thống, nhà văn đã khai thác hiệu quả yếu

tố văn học hậu hiện đại để sáng tạo nên một thế giới nhân vật đa dạng với cách nhìn độc đáo. Những trăn trở của nhà văn về con người, những suy tư của anh về thiện và ác, sáng và tối, cao thượng và thấp hèn, người và quỷ… bên trong con người giúp độc giả nhận thức rõ hơn về mặt trái của con người và xã hội. Hồ Anh Thái sử dụng bút pháp hiện thực để lách vào tận đáy sâu sự thật cuộc sống rồi phanh phui, lật tẩy những phần tối tăm nhất trong con người như sự tàn nhẫn, mù quáng, ngu muội, độc ác, đểu giả... Tuy nhiên đằng sau cái hiện bề bộn ấy là cái nhìn nghiêm túc, sắc sảo của nhà văn về cái xấu xa, tàn ác. Anh dám dấn thân, hoà nhập với những thân phận đang chìm dưới đáy sâu của xã hội, nhìn thẳng vào nỗi đau, niềm nhức nhối của con người để rung lên hồi chuông khẩn thiết về sự khô kiệt nhân tính đang xuất hiện ở khắp nơi. Qua việc khắc hoạ nhân vật tha hóa, Hồ Anh Thái muốn đặt ra vấn đề về sự tồn tại của con người cá nhân. Mỗi cá nhân cần được quan tâm một cách đúng mức, đồng thời chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, sự thờ ơ của người đời cần phải lên án.

Mặc dù viết về những con người biến chất xấu xa, Hồ Anh Thái vẫn chắt chiu những hạt mầm thiên lương còn ẩn náu trong tâm hồn con người. Xuất phát từ tấm lòng nhân đạo, từ niềm cảm thông sâu sắc với số phận của con người, từ kỳ vọng về sự bền vững của cái đẹp, cái thiện chế ngự cái xấu cái ác, những trang văn của Hồ Anh Thái bên cạnh sự lạnh lùng, khách quan còn thấm đượm niềm trắc ẩn, xót xa về nỗi đau nhân tình. Đây chính là tinh thần nhân bản được toát ra từ tác phẩm của anh.

Tác phẩm của anh còn là sự cảnh tỉnh con người trước những cám dỗ của cuộc sống hiện tại, góp phần chống lại những sự việc tiêu cực, phi nhân bản, trái với lí tưởng cao đẹp của dân tộc. Để hoàn thiện bản thân, con người phải vượt qua được thử thách, sự cám dỗ và chống lại quá trình tha hóa đang diễn ra âm thầm nhưng khốc liệt trong cuộc sống thường nhật.

3. Tuy nhiên, trong khi xây dựng nhân vật tha hóa, Hồ Anh Thái còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Nhân vật của anh còn thiếu tính phức tạp trong những quan điểm, suy tư trong quá trình đấu tranh tư tưởng, chưa có sự giằng xé trong đời sống nội tâm. Vì thế tác phẩm của anh thiếu đi chiều sâu nội dung tư tưởng. Nhân vật của anh vẫn là kiểu nhân vật thiện – ác phân minh, khiến độc giả liên tưởng đến kiểu nhân vật của truyện Nôm truyền thống. Điều này làm cho tiểu thuyết của anh không đạt đến tính đa thanh đích thực. Mặc dù còn vài hạn chế trong khi xây dựng nhân vật nhưng về cơ bản và trên hết, Hồ Anh Thái đã vẽ lại một bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam với cảm hứng giễu nhại, phê phán, tố cáo. Chúng ta không thể phủ nhận tài năng của tác giả khi xây dựng thành công nhân vật tha hóa. Đây là loại nhân vật được anh xây dựng một cách công phu, chuyên nghiệp, thể hiện những tìm tòi trong phương pháp tiếp cận và phản ánh hiện thực. Đó là một nỗ lực đáng được được ghi nhận.

Từ những nghiên cứu trên cho chúng tôi thấy được những giá trị thẩm mĩ đậm chất nhân văn cũng như những nét độc đáo trong nghệ thuật văn chương của một nhà văn còn đi dài với văn chương.

THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Lan Anh (2013) – Cõi người cũng bao dung lắm… Cõi người rung chuông tận thế, tr. 249-256.

2. Phan Lan Anh (2005).– Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.

3. Thái Phan Vàng Anh – Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại, nguồn: http://bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id= 1052.

4. Đào Tuấn Ảnh (2005) – Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8, tr. 43-59.

5. Đào Tuấn Ảnh (2007) – Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam qua so sánh với văn xuôi Nga, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 12, tr. 39-57.

6. Lê Huy Bắc (2012) – Khuynh hướng cực hạn trong văn hóa hậu hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8, tr. 22-27.

7. Lê Huy Bắc (2013) – Lí thuyết phê bình hậu hiện đại như một siêu ngữ, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4, tr. 17-25.

8. Nguyễn Thị Bình ( 2007) – Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 – một cái nhìn khái quát, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 2, tr. 49-54.

9. Nguyễn Thị Bình (2005) – Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần đây, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 11, tr. 61-66.

10. Nguyễn Thị Bình (2003) – Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4, tr. 21-25.

11. Anh Chi (2009) – Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8 , tr. 47-56.

12. Trương Đăng Dung (1996) – Tác phẩm văn học như là quá trình,

Tạp chí văn học, số 12 , tr. 19-27.

13. Trương Đăng Dung (2002) – Phương thức tồn tại của tác phẩm văn học, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 7, tr.36-47 và số 8, tr. 7-18.

14. Trương Đăng Dung (2011) – Khoa học văn học hiện đại, hậu hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8 , tr. 12-25.

15. Phan Cự Đệ (2004) (chủ biên) – Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục, HN

16. Nguyễn Đăng Điệp (2013) – Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc,

Cõi người rung chuông tận thế, tr. 384-405.

17. Hà Minh Đức (2003) (chủ biên) – Lí luận văn học, NXB Giáo dục, HN. 18. Hà Minh Đức (2002) – Vũ Trong Phụng và xã hội thời hiện đại,

Tạp chí nghiên cứu văn học, số 11, tr. 10-17.

19. Hà Minh Đức (2008) – Hưởng thụ văn hóa và văn hóa hưởng thụ,

Tạp chí nghiên cứu văn học, số 10, tr. 38-47.

20. Hà Minh Đức (2009) – Nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần của xã hội, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 2, tr. 3-12.

21. Hoàng Cẩm Giang (2010) – Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4, tr. 90-104.

22. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995) – Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. Chương trình KHCN cấp nhà nước KX – 07, Đề tài KX – 07 – 01.

23. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2008) – Kết cấu tiểu thuyết hiện đại qua tiểu thuyết Hồ Anh Thái,Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.

24. Phạm Thị Ngọc Hà (2009) – Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH và NV Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Hạnh (2011) – Văn chương trước hết và cuối cùng là chuyện về con người, về sự sống, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 7, tr. 111-116.

26. Đào Duy Hiệp (2008) – Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, NXB Giáo dục, Quảng Nam.

27. Nguyễn Thị Minh Hoa (2010) – Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.

28. Lê Thị Hoa (2011) – Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh qua thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Thị Hoàng, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.

29. Tô Hoài (1977) – Sổ tay viết văn – NXB Tác phẩm mới, HN.

30. Nguyễn Chí Hoan (2014) – Truyện: không là truyện, nhân vật: không là nhân vật, ấy là truyện, Bốn lối vào nhà cười, tr. 259-266.

31. Nguyễn Công Hoan (1971) – Đời viết văn của tôi, NXB Văn học. 32. Cao Hồng – Nghệ thuật xây dựng nhân vật tha hóa trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2, tr.75-82.

33. Nguyễn Thị Thu Huệ (2001) – 21 truyện ngắn Thu Huệ, NXB Hội nhà văn, HN.

34. Nguyễn Thị Thu Huệ (2012) – Thành phố đi vắng, NXB Trẻ, HCM. 35. Nguyễn Nhật Huy (2011) – Liên văn bản trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái(qua tiểu thuyết Đức phật, nàng Savitri và tôi), Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.

36. Lê Thị Thu Hương (2007) – Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.

37. Lê Thị Thu Hương (2007) – Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.

38. Lê Minh Khuê (2013) – Người còn đi dài với văn chương, Cõi người rung chuông tận thế, 264-275.

39. Phùng Ngọc Kiếm – Nhân vật vô danh trong “Tự sự 265 ngày” – từ cái nhìn so sánh với văn học phi lí – Tự sự 265 ngày, tr. 252-276.

40. Phùng Kiên (2010) – Phiên chợ Giát từ góc nhìn hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 9, tr. 94-106.

41. Ngọc Lan (2006) – Nhà văn đích thực phải là người tử tế, Mười lẻ một đêm, tr. 339-344.

42. Tôn Phương Lan (2014) – Người luôn làm mới mình, Bốn lối vào nhà cười, tr. 267-274.

43. Lê Hồng Lâm (2001) – Phong cách không phải là cái vỏ ngoài bất biến và ngoan cố, Tự sự 265 ngày, tr. 222-229.

44. Lê Hồng Lâm (2002) – Người đi qua bóng mình, Cõi người rung chuông tận thế, tr. 257-263.

45. Phong Lê (2005) – Tiểu thuyết Việt Nam mở đầu thế kỉ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam từ tháng Tám – 1945, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 9, tr. 13-28.

46. Phong Lê (2010) – Vài nét tiếp cận lịch sử và giá trịn văn xuôi Việt Nam hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 3, tr. 3-12.

47. Phạm Thị Phương Loan (2013) – Sự tha hóa của con người trong “Giông tố” và “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Tây Bắc.

48. Nguyễn Văn Long – Lê Thị Thu Hằng (2012) – Những cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI nguồn: http://vannghe quandoi.com.vn/802/ news-detail/391352/phe-binh-van-nghe/nhung-cach-tan- nghe-thuat-cua-tieu-thuyet-viet-nam-dau-the-ki-xxi.html, 23/10/2012.

49. Nguyễn Văn Long (2001) – Văn học Việt Nam trong thời đại mới,

NXB Giáo dục, HN.

50. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006) – Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo Dục, HN.

51. Phương Lựu (chủ biên) (2003) – Lí luận văn học, NXB Giáo Dục, HN. 52. Phương Lựu (2010) – Khái quát và tranh luận trực tiếp về văn hóa hậu hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8, tr. 3-16.

53. Tôn Thảo Miên (2013) – Thị hiếu thẩm mĩ của công chúng – nhìn từ đời sống văn học Việt Nam đương đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 2, tr. 76-84 54. Hà Minh (2006) – Suy nghĩ về một vài hướng tìm tòi đổi mới trong văn học, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4, tr. 21-28.

55. Hoài Nam (2009) – Chất hài hước, nghịch dị trong Mười lẻ một đêm, Mười lẻ một đêm, tr. 370-380.

56. Hoài Nam – Hồ Anh Tháingười lúc nào cũng đang viết, nguồn: http:// giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/ho-anh-thai-nguoi-luc-nao- cung-dang-viet-1973009.html, 25/1/2008.

57. Lê Thanh Nga (2006) – Thân phận con người trong sáng tác của Franz Kafka, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 3, tr. 107-117.

58. Lã Nguyên (2007) – Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,

Tạp chí văn học, số 12, tr. 12-38.

59. Nhà xuất bản hội nhà văn (2005) – Nguyễn Huy Thiệp – truyện ngắn, HN.

60. Nhà xuất bản văn học (2005) – Tuyển tập Nam Cao, tập 1, 2, HN. 61. Vương Trí Nhàn – Bảy bước tới tha hóa, nguồn: http:// vuongtrinhan. blogspot. com/2013/11/bay-buoc-toi-tha-hoa.html, 4/11/2013.

62. Trần Thị Mai Nhân – (2006) – Kiểu nhân vật “tha hóa” trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP HCM, số 9, tr.91-103.

63. Nhiều tác giả (2004) – Từ điển văn học, NXB Thế giới.

64. Nhiều tác giả (2004) – Văn học phương Tây, NXB Giáo dục, HN. 65. Đỗ Hải Ninh (2011) – Mối quan hệ giữa tự truyện – tiểu thuyết và một số dạng thức tự thuật trong văn học Việt Nam đương đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8, tr. 113-122.

66. Hà Quảng – Văn xuôi hậu hiện đại Việt, đôi điều trao đổi… nguồn: http://vanvn.net/news/16/3363-van-xuoi-hau-hien-dai-viet--doi-dieu-trao-

doi.html, 13/4/2013.

67. Nghiêm Xuân Sơn (chủ biên) – Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1,2, NXB văn học, HN.

68. Trần Đăng Suyền (2002) – Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm văn học, Tạp chí văn học, số 9, tr. 12-18.

69. Trần Đăng Suyền (2002) – Cá tính sáng tạo và đặc điểm tiểu thuyết hiện thực Vũ Trọng Phụng, Tạp chí văn học, số 10, tr. 22-28.

70. Trần Đăng Suyền (2004) – Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, NXB khoa học xã hội.

71. Trần Đình Sử (2009) – Thi pháp học hiện đại trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam thế kỉ XX, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 2, tr. 13-25.

72. Trần Đình Sử (2013) – Sáu mươi năm đồng hành cùng tiến trình văn học Việt Nam đương đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 11, tr. 13-16.

73. Nguyễn Thanh Tâm (2011) – Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái,Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH và NV Hà Nội.

74. Nguyễn Hữu Tâm (2006) – Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 108 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)