Khả năng tạo nghĩa biểu tượng về con người của từ “tay”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 70 - 79)

L: Một bộ phận nghĩa của từ nước M: Một bộ phận nghĩa của từ sông

3.3.1. Khả năng tạo nghĩa biểu tượng về con người của từ “tay”

Đây là từ được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm văn học - nghệ thuật nói chung và trong thơ ca giai đoạn 1930 - 1975 nói riêng để biểu tượng cho con người với rất nhiều nghĩa biểu tượng đa dạng. Hầu hết các nghĩa này

đều đã trở nên thông dụng, phổ biến trong cả ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ bác học.

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, tay bộ phận phía trên con người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm (S1); thường được coi là biểu tượng của lao động cụ thể của con người (S2). Căn cứ vào nghĩa S1, các nhà thơ đã sáng tạo và xây dựng được hệ thống nghĩa biểu tượng rất phong phú và đa dạng. Cụ thể như sau:

a) Tay - những hoạt động và quá trình lao động của con người

Ý nghĩa này của từ được sử dụng khá phổ biến, nó khơng chỉ xuất hiện trong văn thơ mà cả trong ngơn ngữ hằng ngày. Theo đó, xuất hiện các nghĩa cụ thể sau:

- Biểu tượng cho khả năng tham gia một hoạt động nào đó:

Bàn tay lao động

Ta gieo sự sống Trên từng đất khô

(Hồng Trung Thơng)

Ở đầu tiền tuyến kêu anh đến

Tay súng tay cờ, lại tiến công.

(Tố Hữu)

- Biểu tượng cho lao động lam lũ, vất vả, khó nhọc, cơ cực:

Lá truyền đơn xốc dậy phong trào một huyện Chân lấm tay bùn, ta đạp đổ cả triều vua.

(Chế Lan Viên)

Tay của than của bụi Tay của rừng của núi Tay của đất của nương.

(Bạc Văn Ùi)

- Biểu tượng cho sự khéo léo, đảm đang, tinh thần làm việc miệt mài của người lao động :

Bàn tay cần cù

Mặc dù nắng cháy Khoai trồng thắm rẫy Lúa cây xanh rừng;

Hết khoai ta lại gieo vừng

Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta.

(Hồng Trung Thơng)

Sở dĩ từ tay mang được nghĩa biểu tượng này là do tay là bộ phận cơ thể con người có khả năng tạo ra lực tác động mạnh nhất để giúp con người thực hiện những động tác cơ bản, lao động cải tạo thiên nhiên.

b) Tay - tình u thương nồng ấm, tình đồn kết bền chặt

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nghĩa biểu tượng này của từ tay

được thể hiện rất thường xuyên với tần suất xuất hiện rất cao. Hai nghĩa cụ thể của nghĩa biểu tượng này là: tình cảm yêu thương thủy chung nồng ấm giữa những người thân thiết và tình cảm cộng đồng gắn bó, đồn kết để tạo ra sức mạnh cải tạo tự nhiên và đánh đuổi ngoại xâm.

- Biểu tượng về tình cảm yêu thương thủy chung nồng ấm giữa những người thân thiết:

Có khi tay mang nghĩa là sự kết nối, giao cảm của đôi lứa yêu nhau với đầy đủ cung bậc của cảm xúc:

Chào xn đẹp! Có gì vui đây Hỡi em u? Mà má em đỏ vậy Như buổi đầu hò hẹn say mê Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về.

(Tố Hữu)

Có khi tay là biểu tượng của sự chở che, yêu thương, nâng niu:

tay1

(bộ phận cơ thể)

S1

Khả năng tác động lực để cải tạo thế giới

tay2

(khả năng lao

động) S2

Em dang tay Em xòe tay Chẳng thể nào Che anh được.

(Thúy Bắc)

Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt Ôi bàn tay như đơi lá cịn xanh Trên mình em đau đớn cả thân mình.

(Tố Hữu)

Có khi tay là biểu tượng của sự chỉ bảo, dìu dắt, sẻ chia:

Bản đồ bên vách tre khơng nói In mãi bàn tay Bác chỉ đường.

(Tố Hữu)

Chỉ hai tiếng thân yêu đồng chí Đã thương rồi, ấm những bàn tay.

(Tố Hữu)

Mạ dúi vào tay tôi mấy quả dưa

Rồi bảo vơ Ngư Thủy thì qnh ra biển Tơi rưng rưng đi tiếp qng đường.

(Phạm Đình Ân)

- Biểu tượng về tình cảm cộng đồng gắn bó, đồn kết để tạo ra sức mạnh cải tạo tự nhiên và đánh đuổi ngoại xâm. Nghĩa này được sử dụng với tần suất đặc biệt cao trong thơ ca giai đoạn 1930 - 1975, có lẽ thơ ca giai đoạn

này gắn chặt với hai cuộc chiến thần thánh nhưng vô cùng gian khổ của dân tộc Việt Nam. Trước những kẻ thù lớn hơn ta rất nhiều lần cả về kinh tế, quân sự, khơng có cách nào khác, cả dân tộc từ già trẻ, gái trai cần phải chung sức chung lịng, đồn kết giương cao ngọn cờ vì độc lập, tự do của dân tộc. Chính trong thời điểm lịch sử đó, văn chương nghệ thuật đóng vai trị to lớn trong việc động viên, khích lệ tinh thần tồn dân đánh giặc, ca ngợi tình đồn kết, cố kết cộng đồng. Và chất liệu ngôn ngữ mà các nhà thơ sử dụng triệt để và thường xuyên nhất để phản ánh tình đồn kết ấy chính là các kết hợp: tay trong tay, tay nắm tay, chung tay, vòng tay, nắm tay...:

- Còn ba mươi triệu con Nam Bắc Quyết thắng, bền gan, tay nắm tay. - Đời vui đó, tiếng ca đồn kết

Nắm tay nhau xây dựng lại đời ta.

- Hôm nay hãy ơm hai vịng tay Hôm nay hãy ơm đơi nịng súng. - Mỗi người chung một cánh tay Ta giăng thành lưới sắt dày ngày đêm.

(Tố Hữu)

Thiết nghĩ, tay có thể mang được nghĩa này là do tay là bộ phận hiếm hoi của cơ thể con người có thể đan vào, cài vào nhau giữa những người khác nhau. Con người thường dùng tay chạm vào người khác để thể hiện tình thân hữu như: bắt tay, đan tay, cầm tay, ôm,... Các bộ phận khác trên cơ thể con người gần như khó có khả năng kết nối này. Chính vì lí do đó, tay được coi

như biểu tượng của sự kết nối vững bền để xây dựng khối cộng đồng chung và tình đồn kết tồn dân tộc.

Có thể hình dung cơ chế tạo nghĩa biểu tượng này như sau:

c) Tay - tài sản, cơ đồ, sự nghiệp và sức mạnh của con người

Ý nghĩa biểu tượng này của từ cũng được sử dụng nhiều trong cuộc sống cũng như thơ ca. Từ xưa, trong văn học dân gian đã có câu “Giàu đơi con mắt, khó đôi bàn tay”. Theo chúng tôi, ý nghĩa biểu trưng này có được trên cơ sở chức năng cơ bản của đôi bàn tay là lao động để tạo ra sản phẩm của cải vật chất để phục vụ cuộc sống con người, tay chính là công cụ, phương tiện để con người làm nên tài sản. Mặt khác, tay cũng chính là một trong những bộ phận của cơ thể con người dùng sức mạnh của cơ thể trực tiếp tác động vào thiên nhiên để cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ mình. Do vậy, tay dần trở thành biểu trưng cho tài sản, sức mạnh; và nâng lên tầm cao hơn, nó chính là biểu trưng cho cơ đồ, sự nghiệp của mỗi con người.

- Nghĩa biểu tượng cho tài sản, cơ đồ và sự nghiệp của con người được thể hiện rất thường xuyên, nhất là trong kết hợp: tay trắng, tay không... mà...

- Với đôi bàn tay trắng từ Đinh, Lý, Trần, Lê, Đảng làm nên cơng nghiệp

Điện trời ta là sóng nước sơng Hồng...

tay1

(bộ phận cơ thể)

S1

Khả năng đan cài vào nhau của các ngón tay

tay3

(đoàn kết, yêu thương)

S3

(Chế Lan Viên) - Một dân tộc hai bàn tay trắng

Đồng tâm là chiến thắng thành công. - Tay không mà đã thành cơng nên người.

(Tố Hữu) Có thể hình dung cơ chế chuyển nghĩa này như sau:

- Nghĩa biểu tượng cho sức mạnh của con người: Nghĩa này của từ được thể hiện dưới hai nội dung nghĩa khác nhau:

Một là, tay là biểu tượng cho sự mạnh mẽ hoặc bất lực của con người:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hồng Trung Thơng)

Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt, Đảng ta đây mình sắt, da đồng.

(Tố Hữu)

Cha ông ta từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời

tay1

(bộ phận cơ thể)

S1

Khả năng trực tiếp làm ra của cải, vật chất

tay4

(cơ đồ, sự nghiệp)

S4

Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa.

(Chế Lan Viên)

Như chúng tơi đã nói, nghĩa biểu tượng này có được trên cơ sở khả năng tay là một trong những bộ phận của cơ thể con người dùng sức mạnh của cơ thể trực tiếp tác động vào thiên nhiên để cải tạo thiên nhiên, xã hội bắt thiên nhiên phục vụ mình, nó trở thành biểu tượng của sức mạnh. Tuy nhiên, có những khi con người không thể đạt được mong muốn cải tạo cuộc sống thì

tay lại trở thành biểu tượng của sự bất lực.

Hai là, tay là biểu tượng cho sự khao khát vươn xa. Có lẽ, từ khả năng

có thể với tới các điểm xa, có khoảng cách lớn so với cơ thể, đồng thời là bộ phận phía trên cơ thể và có thể giơ lên cao nên từ tay đã được “cấp” thêm nghĩa biểu tượng về khát vọng vươn xa này:

Tưởng có thể một tay vục vào biển cả

Bàn tay kia vươn tới dãy Trường Sơn.

(Phạm Đình Ân)

Ta đứng dậy, hai tay giải phóng Giành lại trời đất rộng bao la.

(Tố Hữu)

Hai cánh tay như hai cánh bay lên

Ngực dám đón những phong ba dữ dội Chân đạp bùn khơng sợ các lồi sên

(Tố Hữu) Có thể hình dung cơ chế chuyển nghĩa này như sau:

Như vậy, qua khảo sát và phân tích, chúng tơi nhận thấy từ tay - một từ vốn thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể con người đã xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 với số lượng nghĩa biểu tượng rất phong phú, đa dạng phản ánh đầy đủ trạng thái tâm lý, tình cảm, sức mạnh và khát vọng của con người. Điều này làm phong phú thêm cho trường ngữ nghĩa về con người, nhất là ở tầng nghĩa biểu trưng từ vựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)