Khả năng tạo nghĩa biểu tượng về đất nước của từ “đất”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 41 - 46)

- Tầng nghĩa biểu

2.3. Khả năng tạo nghĩa biểu tượng về đất nước của từ “đất”

Đây là từ có khả năng tạo nghĩa biểu tượng về đất nước cao nhất so với các từ khảo sát được trong một số bài thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975. Điều này có nghĩa rằng nó là từ có khả năng sản sinh nghĩa mới cao nhất.

2.3.1. Đất theo nghĩa thông thường được hiểu là “chất rắn ở trên đó người và các lồi động vật đi lại, sinh sống, cây cỏ mọc; đối lập với trời hoặc biển, nước” (S1). Nghĩa này vẫn được các nhà thơ sử dụng khá nhiều trong các sáng tác thơ 1930 - 1975:

- Đây có phải vườn tăng gia của Bác Mỗi tấc đất vườn đều có ánh dương soi.

(Chế Lan Viên) - Xin anh hãy tưởng ở quê hương

Mía mọc xanh um đất mật đường.

(Tố Hữu)

Theo nghĩa khoa học, đất được hiểu là “chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt trái đất, gồm những hạt vụn khống vật khơng gắn chặt với nhau và nhiều chất hữu cơ gọi là mùn, trên đó có thể trồng trọt được, đối lập với đá” (S2). Trong các tác phẩm thơ mà chúng tơi khảo sát, tầng nghĩa trí tuệ này của từ cũng vẫn được sử dụng nhưng với số lần xuất hiện không nhiều:

- Tiếng mõ đêm trường Luống cày đất đỏ.

(Hồng Nguyên) - Cái màu trắng cứ hừng lên rức mắt

- Cây lúa liu chiu vàng lụi

Đất mặn, đất chua, đất cằn, đất cỗi.

(Phạm Đình Ân) - Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu

(Nguyễn Duy)

Ngồi hai tầng nghĩa trí tuệ (nghĩa khoa học) và nghĩa thực tiễn (nghĩa thơng thường), từ đất cịn bộc lộ mạnh mẽ tầng nghĩa thứ ba - tầng nghĩa biểu trưng. Ngồi nghĩa biểu tượng về đất nước, đất cịn bộc lộ một số nghĩa biểu tượng khác, ví dụ:

a) Đất - mầm sống, nguồn sống, sự bình yên - Ôi đất mẹ hiền từ yêu quý

(Tố Hữu) - Con giun sống nhớ đất

(Hoàng Anh) b) Đất - nơi an nghỉ cuối cùng của đời người

- Áo bào thay chiếu anh về đất

(Quang Dũng) - Mẹ nằm dưới đất hay chăng hỡi

(Tố Hữu)

Hai nghĩa biểu tượng này của đất rất gần với truyền thống văn hóa, văn minh nhân loại. Bởi lẽ, người ta quan niệm đất là nơi sinh ra, nơi nuôi dưỡng vạn vật và cũng là nơi tiếp nhận vạn vật khi chúng kết thúc chu kì sống của mình, và sau đó đất lại ấp ủ những mầm sống mới.

2.3.2. Với nghĩa chỉ quê hương, đất nước, từ đất bộc lộ được rất nhiều nghĩa đa dạng khác nhau, góp phần làm cho biểu tượng về đất nước trở nên đa diện, nhiều chiều kích. Chính những nghĩa này đã tạo ra mối liên hệ tương đồng về nghĩa giữa từ này với hệ thống nghĩa của các đơn vị từ vựng khác có mặt trong trường ngữ nghĩa về đất nước. Cụ thể như sau:

a) Đất - vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền một quốc gia nhất định. Đây là nghĩa thường trực nhất khi từ này thể hiện nghĩa về đất nước. Nó bộc lộ được những nghĩa này khi tham gia các văn cảnh có chứa các từ trời, nước. Có khi kết hợp trực tiếp với nước, trời như trong trường hợp:

- Cây hồng đất nước em ơi

Càng sương giá lạnh, càng ngời sắc xuân. - Dù phải chết mà còn trời đất

Mà Tổ quốc hịa bình, thống nhất… - Ta đứng dậy, hai tay giải phóng Giành lại trời đất rộng bao la.

(Tố Hữu)

Cũng có khi đất kết hợp với nước, trời trong các “khung kết hợp” rộng hơn. Ví dụ:

- Thà phải chết mà còn trời, còn đất

Mà Tổ quốc ta hịa bình, thống nhất - Trời cao, đất rộng bao la

Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người - Trên đầu ta, trời rộng vô cùng

Nhưng đôi khi, trong một số văn cảnh nhất định, đất cũng có khả năng bộc lộ nghĩa chỉ lãnh thổ khi đứng một mình. Ví dụ:

- Khơng chỉ vì một dải đất riêng - Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền

(Tố Hữu)

Trong những văn cảnh và khung kết hợp như vậy, đất khơng cịn là vật chất thơng thường có thể cầm nắm, tác động cơ học vào được. Nghĩa của nó đã hịa quện cùng nghĩa của các đơn vị từ vựng khác để sản sinh một nghĩa mới thật nhuần nhị, mang sức khái quát rộng lớn - nghĩa về đất nước, dân tộc,

Tổ quốc. Lúc này, nghĩa mà các kết hợp tạo ra không đơn thuần là phép cộng

ghép nghĩa của các yếu tố thành phần mà nó được trừu tượng hóa để bộc lộ nghĩa lớn hơn nhiều lần. Ý niệm về đất nước được hình thành là kết quả của sự tổng hợp, khái quát hóa nghĩa các yếu tố tham gia kết hợp và cộng thêm vào đó là ý chủ quan mà người sử dụng ngôn ngữ gán vào vỏ âm thanh của từ. Ý này phát sinh do hình dung, tưởng tượng của cộng đồng ngơn ngữ. Vì thế, muốn hiểu được nó cần phải có một tri thức văn hóa nhất định của người bản ngữ.

b) Đất - tài sản quý giá, thiêng liêng nhất trong một quốc gia. Nó là thứ tài sản mà con người sẵn sàng đánh đổi tất cả, ngay đến cả sự sống của mình để có thể bảo vệ và giữ gìn được nó:

- Trả về ta đất rộng, trời xanh

Cho bay, những hố bom làm huyệt

(Tố Hữu) - Tôi đổi năm đau lấy từng ngày lành

- Tay cân lại của cha ông từng nắm đất Rồi giữ gìn bằng chính xương máu mình.

(Chế Lan Viên)

Đất trở thành đối tượng và mục tiêu của những hành động như: trả lại,

lấy lại, cân lại, nó là dạng vật chất nhưng lại là thứ vật chất vơ giá, khơng gì

đánh đổi được ngồi mồ hơi, xương máu, ý chí và nghị lực kiên cường. Nó là sự vật hữu hình nhưng tiềm chứa bên trong vơ khối những giá trị tinh thần vơ hình: chủ quyền, độc lập, tự do và bề dày truyền thống văn hóa của một dân tộc. Vì thế, nó là giá trị cao quý và thiêng liêng của dân tộc: mất đất đồng nghĩa với mất lãnh thổ, mất chủ quyền và mất đi bản sắc.

c) Đất - biểu tượng cho nét bản sắc văn hóa đặc trưng của một dân tộc, một quốc gia:

- Đất là nơi con chim phượng hồng về hịn núi bạc.

- Đất là nơi anh đến trường.

(Nguyễn Khoa Điềm) - Mỗi trang sử đất này đều nặng máu cha ông.

(Chế Lan Viên)

- Nuôi lớn người từ ngày mở đất

Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật.

(Trần Vàng Sao)

Ở đây có một định nghĩa bất thường về đất: “Đất là nơi con chim

phượng hồng bay về hịn núi bạc”. Đất vốn là một thực thể vật chất nhưng

lại được định nghĩa là một sự tích huyền thoại trong kho tàng văn học dân gian. Điều này cho thấy, đất khơng cịn là một thực thể vật chất nữa mà nội hàm của nó đã mở rộng sang phạm trù những hiện tượng tinh thần mà cụ thể

là hiện tượng văn hóa riêng biệt, độc đáo. Nói đến đất là nói đến những truyền thuyết, sự tích gần gũi hàng trăm năm, nghìn năm trải qua rất nhiều thế hệ. Nói đến đất là nói đến “cái nơi văn hóa” ni dưỡng, bảo tồn biết bao giá trị tinh thần nhân văn cao đẹp và cũng là nơi con người xây dựng lịch sử của dân tộc mình. Vì thế, đất đã trở thành một phần khơng thể thiếu trong cả đời sống vật chất cũng như tinh thần của dân tộc, quốc gia. Chỉ có trong thơ, nội hàm của từ mới được tưởng tượng đến kì diệu như vậy; và chỉ có trong thơ, từ và ý niệm về từ mới được định nghĩa sinh động đến thế.

d) Đất - tồn bộ cuộc sống và khơng gian, khơng khí sống của một dân tộc trong những thời điểm nhất định.

- Nắm đất say nồng lửa đấu tranh

- Ở đây say thật, say trời đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)