NGHĨA BIỂU TƯỢNG VỀ ĐẤT NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 36 - 40)

- Tầng nghĩa trí tuệ Nghĩa biểu niệm Khái niệm khoa học (scientific concept)

NGHĨA BIỂU TƯỢNG VỀ ĐẤT NƯỚC

2.1. Đặt vấn đề

Trong tổng thể văn học Việt Nam, thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 là một thành tố quan trọng. Đây là bộ phận thơ gắn với khuynh hướng cảm hứng lãng mạn tràn đầy. Ở đó, văn chương nghệ thuật (cả về chất liệu ngơn từ lẫn nội dung hình tượng) được đổi mới mạnh mẽ hơn bao giờ hết và mở đầu là phong trào Thơ mới. Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm và tác giả của Thơ mới chọn cho mình kiểu văn chương với cấu trúc ngôn từ vô cùng “xa lạ” để diễn tả và bộc lộ cái “tôi” của mình ở mức cao nhất có thể và chủ yếu đó là những cái “tơi” cơ đơn, lạc lõng, khơng có lối thốt, mang màu sắc bi lụy, vượt ra khỏi hiện thực.

Mặc dù có vai trị rất lớn trong việc đổi mới thể thức, thể loại thơ nhưng về nội dung thì Thơ mới dừng lại ở những cái “tơi” riêng rẽ, đơn độc, phi hiện thực; chính vì thế, sau khi hồn thành sứ mệnh của mình trong dịng chảy lịch sử của văn học Việt Nam, Thơ mới dần nhường chỗ lại cho một nội dung thơ gắn với điều kiện và hoàn cảnh chân thực của của lịch sử dân tộc - cảm hứng thơ về dân tộc, về tinh thần đấu tranh quật cường của dân tộc cũng như tinh thần công dân phấn khởi được kết tụ sâu sắc và đa dạng nhất trong thơ Việt Nam từ năm 1930 - thời điểm gắn với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đến năm 1975 - sau khi dân tộc Việt Nam đã vượt qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành lại độc lập, tự do.

Đó là những tác phẩm văn học được sáng tác vào thời điểm trọng đại của đất nước, trong giai đoạn lịch sử mang tính chất sống cịn của quốc gia.

Qua những trang thơ thể hiện tinh thần cách mạng thì thời điểm lịch sử cũng như tinh thần dân tộc, những tính cách, tình cảm của cộng đồng được thể hiện một cách tập trung hơn bao giờ hết. Vì lẽ đó, chúng tơi lựa chọn dòng thơ mang âm hưởng sử thi cách mạng trong giai đoạn 1930 - 1975 làm nguồn tư liệu để khảo sát tầng nghĩa biểu trưng và tập trung vào nghĩa biểu tượng. Có thể nói, dịng thơ này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với các thành phần nghệ thuật và văn hóa khác… Kết quả của q trình hoạt động sáng tạo ngơn từ với những cách diễn đạt thể hiện những liên tưởng đã tạo ra những phẩm chất mới mẻ cho văn học nghệ thuật. Những sản phẩm ngơn từ này góp phần tạo nên một kho tàng văn học phong phú và một vốn từ vựng dân tộc đa dạng, linh hoạt, nghĩa từ vựng nhờ đó mà biến đổi, phát triển mạnh mẽ.

Chính thời điểm lịch sử đặc biệt 1930 - 1975 là cơ sở tạo nên những biểu tượng đặc biệt về đất nước và con người. Điều này đã gợi mở cho chúng tôi ý tưởng nghiên cứu về hai trường ngữ nghĩa - từ vựng về đất nước và con người, mà tập trung ở tầng nghĩa biểu trưng, kiểu nghĩa biểu tượng từ vựng. Việc khảo sát đã cho chúng tôi những kết quả hết sức thú vị. Trong đó, những đơn vị từ vựng bộc lộ nghĩa biểu tượng về đất nước chủ yếu là các từ thuộc trường từ vựng chỉ các hiện tượng tự nhiên và những đơn vị từ vựng bộc lộ nghĩa biểu tượng về con người trong thơ giai đoạn này chủ yếu là các từ thuộc trường từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể con người.

2.2. Nhận xét chung về khả năng tạo nghĩa biểu tượng về đất nước của các đơn vị từ vựng của các đơn vị từ vựng

Qua quá trình khảo sát một số bài thơ Việt Nam tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1975, chúng tơi nhận thấy có khơng ít đơn vị từ vựng bộc lộ nội dung nghĩa về đất nước bằng kiểu nghĩa biểu tượng của nó. Đó hầu hết là các đơn vị không mang nghĩa về đất nước khi tồn tại độc lập. Nó chỉ có thể biểu đạt được nội dung về đất nước trong các văn cảnh hoạt động nhất định với những

kết hợp cụ thể nào đó. Chính các nghĩa, nét nghĩa biểu tượng này là nhân tố quyết định khả năng tham gia trường ngữ nghĩa - từ vựng về đất nước của các đơn vị từ vựng.

Thật đặc biệt khi tất cả các từ có khả năng bộc lộ nghĩa biểu tượng về đất nước mà chúng tôi khảo sát được đều là những từ thuộc trường từ vựng chỉ hiện tượng tự nhiên như: đất, nước, non, núi, sơng. Có thể giải thích điều này là do đây là những sự vật, hiện tượng đã làm nên không gian sống và tồn tại, điều kiện sống và hoạt động của con người nói chung. Đặc biệt, những yếu tố này có một vai trị vơ cùng quan trọng đối với người dân một nước có truyền thống nơng nghiệp lúa nước như Việt Nam. Vì thế, các yếu tố tự nhiên đã đi vào trong văn hóa (văn hóa nơng nghiệp lúa nước) nói chung và ngơn ngữ nói riêng; và nó cũng đi vào thơ ca, nghệ thuật một cách tự nhiên, nhuần nhị mà không hề gượng ép. Con người đã sử dụng những yếu tố thiên nhiên để bộc lộ về cuộc sống của mình, về sự tồn tại của mình, về khơng gian xung quanh mình, về những điều mình nhận thức cuộc sống. Mỗi khái niệm chỉ hiện tượng tự nhiên đều được dùng để gọi tên, để gán cho một hiện tượng hay sự vật cụ thể, có thể gọi tên bằng lời, được nhận biết bằng các giác quan của con người. Qua khảo sát, các hiện tượng này cịn được sử dụng nhiều trong ngơn ngữ thơ với một nghĩa mới mẻ - nghĩa biểu tượng về đất nước. Điều này cho chúng ta một minh họa chân thực về sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các trường ngữ nghĩa - từ vựng trong tiếng Việt: các đơn vị từ vựng nằm trong trường ngữ nghĩa chỉ các hiện tượng tự nhiên đồng thời có khả năng bộc lộ ý nghĩa về đất nước và vì thế nó nằm trong trường ngữ nghĩa về đất nước. Đáng chú ý hơn khi yếu tố dẫn đến sự chuyển hóa nghĩa đó chính là nghĩa biểu tượng của từ. Chính nghĩa biểu tượng của từ đã “cấp” cho từ năng lực đứng

Như chúng ta đã biết, để thể hiện hình tượng đất nước, các tác giả đã sử dụng rất nhiều đơn vị từ vựng với những cấu trúc ngôn từ khác nhau. Những từ thuộc trường từ vựng chỉ các hiện tượng tự nhiên quen thuộc và tồn tại như điều kiện sống bắt buộc, thiết yếu trong cuộc sống con người (đất, nước, núi,

non, sông) được sử dụng trong các cấu trúc nhất định đã chuyển tải được ý

nghĩa về đất nước. Sự xuất hiện của các từ này trong tác phẩm văn thơ tỉ lệ thuận với mức độ phổ biến và sự hành chức của nghĩa biểu tượng của chúng. Khi đi vào ngôn ngữ thơ ca, ý nghĩa và chức năng thông thường của những từ này ít được sử dụng. Tức là, các nhà thơ thường sử dụng chúng với tư cách là tín hiệu biểu đạt một nghĩa biểu tượng nhất định nào đó.

Trong số các từ có khả năng thể hiện nghĩa biểu tượng về đất nước tìm được trong thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975, từ đất tỏ ra có năng lực

mạnh mẽ nhất trong việc thể hiện nghĩa biểu tượng về đất nước, nó có tần suất xuất hiện lớn hơn cả, tiếp theo đó là từ nước. Hai từ đất và nước có khả năng bộc lộ nghĩa biểu tượng về đất nước cao hơn cả và cao hơn hẳn các từ cịn lại:

núi, non, sơng. Điều đặc biệt hơn nữa là chính hai từ đất, nước là những

thành tố cấu tạo nên từ đất nước - từ có khả năng thể hiện ý niệm về đất nước một cách chính xác nhất, tạo ra nghĩa hạt nhân của trường từ vựng về đất nước như trong Khóa luận của chúng tơi: Bước đầu khảo sát trường ngữ nghĩa - từ vựng về đất nước trong một số bài thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã bước đầu đề cập.

Điều này có vẻ như khơng phải là một sự ngẫu nhiên mà rất lơgíc và có lí. Có thể giải thích nó dựa vào văn hóa truyền thống của người Việt. Việt Nam là một nước nông nghiệp lúa nước lâu đời, đời sống của nhân dân từ xa xưa gắn bó chặt chẽ với nhiều yếu tố tự nhiên, nhất là đất và nước. Có thể nói, chính đất và nước là những điều kiện đầu tiên, tiên quyết đối với công việc sản xuất nông nghiệp (trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam cịn có câu

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống cũng là để nhấn mạnh vai trò của điều

kiện tự nhiên đối với năng suất lao động của người nông dân và quan trọng nhất là đất và nước). Xa hơn, đất và nước là những yếu tố chi phối cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt (truyền thống của ta vẫn thường có những lễ hội để cầu mưa - cầu nước, tạ lễ đất sau mỗi vụ thu hoạch mùa màng…). Vậy là, người dân Việt Nam ra sức tận dụng đất và nước để phục vụ cuộc sống của chính mình và cũng ra sức bảo vệ đất và nước. Khi quốc gia được hình thành thì đất và nước được lấy làm cách định danh cho chính quốc gia người Việt. Nói như thế cũng có nghĩa là hai từ đất nước đã trở thành những kí hiệu văn hóa của tiếng Việt qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Tập hợp các nghĩa về đất nước của các từ đất, nước, núi, non, sông và mối liên hệ về nghĩa giữa chúng đã tạo thành một vùng ngữ nghĩa về đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)