Loạt đồng nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 34 - 36)

- Tầng nghĩa trí tuệ Nghĩa biểu niệm Khái niệm khoa học (scientific concept)

1.4.2. Loạt đồng nghĩa

Tất cả những đơn vị có chung ý nghĩa tập hợp thành một nhóm gọi là

loạt đồng nghĩa. Tức là, tiêu chí của loạt đồng nghĩa là một ý nghĩa chung, thống nhất. Sự khác nhau của các thành tố trong loạt đồng nghĩa cũng chỉ trong phạm vi các ý nghĩa chung thống nhất đó. Trong loạt đồng nghĩa đó, người ta có thể tách ra một từ mang ý nghĩa chung nhất, có tính chất trung hịa về mặt tu từ học, gọi là từ chủ đạo hoặc từ trung tâm. Các từ khác của loạt đồng nghĩa được tập hợp xung quanh từ chủ đạo và được giải thích qua từ chủ đạo.

Trong trường hợp một từ tham gia nhiều loạt đồng nghĩa khác nhau thì có thể trong loạt này nó là từ chủ đạo nhưng trong loạt đồng nghĩa khác thì khơng. Thông thường, một từ tham gia loạt đồng nghĩa nào đó với ý nghĩa phái sinh, nghĩa bóng của mình thì khơng đóng vai trị chủ đạo trong loạt đồng nghĩa ấy. Các đơn vị cịn lại trong loạt đồng nghĩa có thể khác nhau về các đặc điểm như: sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, phạm vi sử dụng.

Tiểu kết

Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu ngữ nghĩa từ vựng theo hướng xem nghĩa của từ là nội dung được xác định hình thành nhờ chức năng; nội dung ngữ nghĩa của từ bao gồm “chuỗi chức năng” mà từ bộc lộ trong văn cảnh, ngữ cảnh mà chúng xuất hiện cũng như trong các kiểu tạo cấu trúc ngôn ngữ. Trên tinh thần đó, luận văn khai thác giá trị nghĩa biểu tượng của từ (theo hệ thống ba tầng, sáu kiểu nghĩa chức năng của Lê Quang Thiêm) trong việc tạo lập các biểu tượng của thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975. Chúng

tôi không dừng lại ở hiện tượng đồng nghĩa từ vựng mà cịn đi sâu phân tích hiện tượng đa nghĩa. Cụ thể là, trên cơ sở sự biến đổi quan hệ ngữ nghĩa, sự sáng tạo nghĩa, nghĩa của từ đa nghĩa, chúng tôi xác định những nghĩa biểu tượng của từ, sau đó lấy loạt đồng nghĩa để xác lập các từ thành trường, thành chuỗi cùng thể hiện một nghĩa biểu tượng nhất định trong thơ. Phương pháp này cho chúng ta những kết quả khá bất ngờ và thú vị, xác lập được mối quan hệ nhất định về nghĩa giữa những đơn vị ngôn ngữ mà tưởng chừng như khơng có liên quan gì với nhau và nghĩa biểu tượng của từ được bộc lộ, xác định…

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)