Khả năng tạo nghĩa biểu tượng về đất nước của từ “non”, “núi”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 52 - 54)

- Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều

2.5. Khả năng tạo nghĩa biểu tượng về đất nước của từ “non”, “núi”

“núi”

Chúng tôi không tách rời hai từ này để khảo sát nghĩa biểu tượng mà gộp chúng lại và tiến hành khảo sát trên những biểu tượng khái quát nhất, chung nhất. Sở dĩ như vậy là do theo cách hiểu thơng thường, non và núi có

nghĩa giống nhau. Từ núi được giải thích nghĩa theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê là: “địa hình lồi, sườn dốc, nổi cao lên trên mặt đất, thường cao

trên 200m”. Non và núi có thể kết hợp với nhau tạo thành một từ ghép đẳng

lập núi non mang nghĩa khái quát chỉ núi. Hai từ này ln có xu hướng đi

cùng nhau, hoặc bổ sung, thay thế cho nhau, hoặc kết hợp chặt chẽ với nhau. Mặt khác, trong quá trình khảo sát thơ ca Việt Nam 1930 - 1975, chúng tôi nhận thấy hầu hết nghĩa của hai từ này trùng nhau.

2.5.1. Trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975, ngoài nghĩa biểu tượng về đất nước, hai từ non, núi cịn có khả năng bộc lộ một số nghĩa biểu tượng đó là:

a) Núi, non - sự xa xơi, cách trở, khó khăn, thử thách: - Mặc ai sợ, mặc ai run

Ta đi đèo núi bước không chùn. - Đường đi mấy núi mấy đèo

Núi bao nhiêu ngọn, bấy nhiêu anh hùng.

(Tố Hữu) b) Núi, non - tình cảm chung thủy, sắt son:

- Nước trơi, nước có về nguồn? Mây đi, mây có cùng non trở về. - Nước trơi, lịng suối chẳng trôi Mây đi, mây vẫn nhớ hồi về non.

(Tố Hữu)

2.5.2. Nghĩa biểu tượng về đất nước của hai từ này được thể hiện như sau:

a) Núi, non - vùng lãnh thổ của quốc gia, dân tộc - Còn non, còn nước, còn trời

Bác Hồ thêm khỏe, cuộc đời thêm vui. - Tiếng reo núi vọng sông rền

(Tố Hữu) - Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta.

(Nguyễn Đình Thi)

Để có được nghĩa biểu tượng này, các từ non, núi thường xuất hiện

trong các văn cảnh có chứa các từ nước, sông. Khi tham gia các kết hợp này, nghĩa của từ được mở rộng và nâng lên tầm khái quát hóa, trừu tượng hóa, chúng khơng cịn là các từ chỉ những sự vật, hiện tượng vật chất có trong thiên nhiên mà nó biểu thị cho ý niệm trừu tượng - ý niệm đất nước. Nghĩa biểu tượng này của các từ núi, non đã trở nên phổ biến, trở thành nghĩa ổn định trong tiếng Việt; do đó, chúng đi vào thơ ca ngày càng nhiều và được tri nhận dễ dàng.

b) Núi, non - đời sống tinh thần, tình cảm và tính cách của dân tộc. Nghĩa này được thể hiện rất rõ trong các kết hợp:

- Mình về rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già. - Núi vẫn nghiêng đầu nghe vách đá Hát cùng cây lá gió ngàn sâu.

- Như đỉnh non cao tự giấu mình Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh.

(Tố Hữu)

- Trên Tây Bắc, ôi mười năm Tây Bắc Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng.

(Chế Lan Viên)

- Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói

Núi vẫn đơi mà anh mất em!

(Vũ Cao)

Các động từ nhớ, nghiêng đầu, nghe, tự giấu mình hay tính từ anh hùng,

vẫn đơi đều là những từ riêng dùng để chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái của

con người. Kết hợp các động từ và tính từ này với núi, non thì núi, non

khơng cịn là sự vật vơ tri, vô hồn, tồn tại trong thế giới tự nhiên, chúng đã trở thành biểu tượng cho con người trên một vùng đất nhất định nào đó với đầy đủ những đức tính, phẩm chất và hoạt động của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)