Sự hiện thực hóa của tầng nghĩa biểu trưng trong ngôn ngữ thơ ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 26 - 31)

- Tầng nghĩa trí tuệ Nghĩa biểu niệm Khái niệm khoa học (scientific concept)

1.3.2. Sự hiện thực hóa của tầng nghĩa biểu trưng trong ngôn ngữ thơ ca

Ngôn ngữ là hệ thống chất liệu tinh thần được sử dụng để chuyển tải hình tượng thẩm mĩ của văn học. Hay nói cách khác, văn học sử dụng tín hiệu thẩm mĩ dưới hình thức biểu đạt của ngôn ngữ. Đây là phương tiện đặc hữu của văn học nghệ thuật. Ngôn ngữ là cơng cụ phổ biến nhất có thể truyền tải một cách trọn vẹn hiện thực khách quan cũng như những mặt bên trong của thực tế (cảm giác, cảm xúc, trạng thái). Bởi vậy, để lĩnh hội được các tác phẩm văn chương nghệ thuật, chúng ta phải tìm hiểu giá trị ngữ nghĩa của văn bản đó, mà trước hết là ngữ nghĩa của từ.

Do đó, có thể khẳng định rằng, thơ ca là mơi trường hoạt động đặc biệt của các tín hiệu ngơn ngữ. Tính đặc biệt của nó so với các môi trường khác (phong cách chức năng khác) nằm ở khả năng tạo hình tượng trên chất liệu ngơn từ. Nói khác đi, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng, tiên quyết đối với sự thành công của một tác phẩm văn chương. Để làm được điều đó, thơng thường, khi đi vào tác phẩm, các kí hiệu ngơn ngữ ngồi việc bộc lộ nghĩa khái niệm (tầng nghĩa trí tuệ) và nghĩa thơng thường (tầng nghĩa thực tiễn), nó cịn bộc lộ những nghĩa thuộc tầng nghĩa biểu trưng - tầng nghĩa đã được người nghệ sĩ “gắn” lên óc hình dung, tưởng tượng của mình và được tri nhận bằng những quan niệm thẩm mĩ, văn hóa chung của cộng đồng. Vì thế, khai thác tầng nghĩa biểu trưng của các đơn vị từ vựng sẽ cho chúng ta những kết quả lí thú và đầy mới lạ. Nói như vậy để thấy rằng, nghĩa của các đơn vị từ vựng trong tác phẩm văn chương có thể chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động; từ dạng khái quát, trừu tượng, các đơn vị sang trạng thái cụ thể, sinh động. Các từ ngữ được hiện thực hóa các thuộc tính, các đặc điểm hình tượng của mình trong các kết hợp nhất định và thực hiện được những chức năng thẩm mĩ đa dạng khi tham gia xây dựng hình tượng văn học.

Đặc điểm nổi bật của từ ngữ trong các tác phẩm văn chương là có thể được dùng với nghĩa chuyển mới, nghĩa của nó khi tham gia văn bản văn học

thường không đồng nhất với nghĩa vốn có, nghĩa tự thân của nó trong hệ thống ngơn ngữ. Tuy nhiên, những phương thức chuyển nghĩa, những quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng (gọi tắt là những hiện tượng ngữ nghĩa từ vựng) là cơ sở, là cái mẫu tạo ra sự chuyển nghĩa trong văn bản. Tức là, hiện tượng ngữ nghĩa từ vựng và hiện tượng từ ngữ trong sử dụng khác nhau về tính cố định, tính đa phong cách và những quan hệ như nhau. Vì vậy, nắm vững những hiện tượng ngữ nghĩa, chúng ta sẽ có cơ sở vững vàng để lí giải các hiện tượng ngữ nghĩa trong văn bản văn học.

Ở góc nhìn của văn học nghệ thuật, chất liệu ngơn ngữ được sử dụng để thể hiện những giá trị thẩm mĩ sao cho sáng tạo nhất, độc đáo nhất và quan trọng hơn là đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Chính vì vậy, khi đứng trước kho từ vựng khổng lồ, nhà văn buộc phải lựa chọn những từ ngữ có khả năng bộc lộ nghĩa một cách tốt nhất và phải khai thác triệt để giá trị ý nghĩa của từ, ngữ, đặc biệt là giá trị biểu cảm và tượng trưng. Chẳng những thế, bằng tài năng của mình, nhà văn cịn phải tạo ra những giá trị mới cho những vỏ âm thanh đã quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Nói cách khác, tầng nghĩa biểu trưng từ vựng là tầng nghĩa được sử dụng một cách đa dạng nhất với nhiều hình thức biến hóa nhất trong văn học. Chính tầng nghĩa này làm nên nét giá trị độc đáo cho ngôn từ so với các kiểu văn bản chức năng khác. Và chính trong văn chương nghệ thuật, nội dung nghĩa của từ được làm giàu lên, phong phú hơn bằng những liên tưởng độc đáo và khả năng sáng tạo vô biên của những người nghệ sĩ.

Nếu như một kí hiệu ngơn ngữ thường có sự thống nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt thì trong văn học khơng phải bao giờ cũng thế. Cái biểu đạt trong văn học (trong thơ) chẳng qua chỉ là lớp kính bên ngồi bao bọc một thế giới hình tượng mn màu muôn vẻ. Không hiểu được điều đó thì người tiếp nhận sẽ bỏ qua những giá trị đích thực của ngơn từ, những gì

độc đáo, kì diệu mà người nghệ sĩ đã tạo ra từ năng lực sáng tạo nghệ thuật của mình. Trong thơ sử dụng nhiều từ đa nghĩa tạo nên độ sâu cảm xúc, nhiều tầng nghĩa và sự biến hóa linh hoạt của câu thơ, hình tượng thơ. Do đó, khi nghiên cứu thơ, chúng ta sẽ thu được một hệ thống những hình tượng mới được biểu đạt bằng những kí hiệu ngơn ngữ quen thuộc. Đồng thời, qua đó, chúng ta thu nhận được một cơ cấu nghĩa của từ đa dạng, sinh động hơn rất nhiều lần kết cấu nghĩa đã được khái quát trong từ điển.

Xét về tầng nghĩa biểu trưng, tầng nghĩa này có hai kiểu nghĩa chức năng: nghĩa biểu trưng nghĩa biểu tượng. Chúng thể hiện tính chất biểu tượng hóa của ngơn từ. Nghĩa biểu trưng được hiện thực hóa qua các từ tượng thanh, tượng hình. Cịn nghĩa biểu tượng thì phong phú, đa dạng hơn rất nhiều lần và cũng khó nắm bắt hơn. Nó tồn tại trong rất nhiều từ ngữ của hệ thống từ vựng, làm giàu cho nội hàm cái được biểu hiện của từ. Dưới hình thức vỏ âm thanh quen thuộc, nghĩa biểu tượng là điều kỳ diệu của ngôn ngữ, thể hiện sự phát triển cao của trí tuệ con người và ngơn ngữ đó. Nó đã tạo nên biểu tượng sinh động, có đời sống độc đáo, vận động và phát triển không ngừng, tạo thành một thế giới riêng. Chính tầng nghĩa này là cơ sở tạo nên những hình tượng nghệ thuật trong thơ văn và cuộc sống. Điều đó cho thấy một xã hội tồn tại và phát triển không thể thiếu những biểu tượng ngôn từ như thế. Nghĩa biểu tượng từ vựng chứa được cả một kho tàng về tri thức nhân loại và dân tộc, nó là một vấn đề lí thú cuốn hút chúng ta; đó là cả một thế giới phong phú chứa đựng nhiều sự độc đáo vơ cùng, vơ tận. Nói như vậy là để thấy được tầng nghĩa biểu trưng là một tầng nghĩa chứa nhiều nội dung nghĩa tiềm tàng, đây là bộ phận nghĩa linh động nhất, có khả năng cơ động mạnh hơn nhiều tầng nghĩa khác, nó phụ thuộc vào những mức độ, cơ tầng khác nhau của trí tưởng tượng ở con người. Điều này có thể được hình dung trong trường hợp từ non, nước trong ví dụ sau đây:

Cái bước đêm khuya thân gái ngại ngùng

Nước non gánh nặng

Cái đức ơng chồng hay hỡi có hay

(Gánh nước đêm - Trần Tuấn Khải)

Ta nhận thấy, non (núi) và nước (chất lỏng) là hai sự vật trong môi trường tự nhiên. Bài thơ này diễn tả hình ảnh người con gái gánh nước đêm bằng cấu trúc: nước non gánh nặng. Nếu hiểu theo nghĩa thơng thường mà nó vốn có thì những câu thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải thể hiện hình ảnh người con gái làm cơng việc vất vả là đi gánh nước đêm khuya. Tuy nhiên, hình ảnh, hình tượng thơ khơng đơn thuần là như thế.

Cái hay, cái mới của bài thơ nằm ở kết hợp [non + nước = non nước]. Theo cấu trúc và lối diễn đạt thơng thường, chỉ có thể xảy ra cấu trúc gánh

nước chứ khơng có cấu trúc gánh non. Thế nhưng, Á Nam Trần Tuấn Khải đã

kết hợp rất khéo léo, tài tình từ vựng để lập nên kết hợp: Nước non gánh nặng

= gánh nước non tạo ra một nghĩa khái quát, trừu tượng và hoàn toàn mới: nước non khơng cịn là từ chỉ hai sự vật trong tự nhiên là núi và nước (chất lỏng) nữa; lúc này, từ non nước đã chuyển nghĩa từ thực thể vật chất sang

nghĩa biểu tượng chứa đựng nội dung trừu tượng, đó là nghĩa chỉ tổ quốc, giang sơn. Với kết hợp này thì cơng việc của người con gái trong bài thơ không cịn là một cơng việc phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày nữa mà được mở rộng nghĩa chỉ giang sơn, tổ quốc nói chung. Từ đó, ý thơ gánh nước non đã phát triển thành nghĩa chỉ việc gánh vác cơ đồ, việc đại sự của đất nước. Thực chất của hình tượng người con gái gánh nước mang nội dung chỉ người yêu nước, gánh vác việc nước. Đây chính là kiểu nghĩa biểu tượng của từ mà chúng ta thu nhận được từ trong thơ. Chính nghĩa biểu tượng này là yếu tố quyết định sự có mặt của từ nước non trong trường ngữ nghĩa về đất nước. Nếu xét nghĩa thơng thường của nó thì chắc chắn nước non không đủ phẩm

chất ngữ nghĩa đứng trong tập hợp những đơn vị mang nội dung về đất nước. Điều này cho thấy, khi đi vào hoạt động cụ thể, từ vựng được cấp cho một chức năng nhất định trong chuỗi ngơn từ xuất hiện cùng với nó. Chính chức năng này quyết định nghĩa của từ.

Như vậy, để cảm nhận được đầy đủ giá trị của một tác phẩm văn chương, người đọc phải lí giải, tìm hiểu giá trị sử dụng từ ngữ trên tất cả các bình diện: ngữ âm, ngữ pháp, phong cách, nghĩa của kết cấu, nghĩa cụ thể… Nhưng có lẽ, cái trước nhất cần lí giải là giá trị ngữ nghĩa của từ. Từng thành phần trong nghĩa của từ hợp nhất với nhau để tạo nên những giá trị biểu trưng nhất định cho tác phẩm. Mối liên hệ giữa các thành phần trong nghĩa có tác dụng rất lớn đối với tác phẩm. Các nhà văn, nhà thơ sẽ thay đổi chức năng cú pháp của từ cũng như ý nghĩa biểu vật, biểu niệm. Sự hiện thực hóa các thành phần ngữ nghĩa của từ trong ngôn ngữ văn học nghệ thuật không chỉ thể hiện đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của tác phẩm mà còn cho thấy cả dấu ấn thời đại, dấu ấn phong cách của tác giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)