Khả năng tạo nghĩa biểu tượng về đất nước của từ “nước”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 47 - 52)

- Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều

2.4. Khả năng tạo nghĩa biểu tượng về đất nước của từ “nước”

2.4.1. Cũng giống như từ đất, từ nước đã tham gia hết sức tích cực

trong các tác phẩm thơ để biểu đạt nghĩa về đất nước. Nước rất quen thuộc với đời sống của con người, nhất là đối với một nước có nền văn hóa nơng nghiệp lúa nước như Việt Nam. Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê làm

chủ biên, từ nước được định nghĩa là một danh từ có nhiều nghĩa khác nhau:

Nước1: 1. Chất lỏng không màu, không mùi và trong suốt khi là

nguyên chất, tồn tại trong tự nhiên ở sông hồ, biển S1 2. Chất lỏng nói chung: nước mắt, nước chè… S2 Ta có thể thấy, từ này có ba nghĩa khác nhau, trong đó S1 là nghĩa thuộc tầng nghĩa trí tuệ, dùng trong các ngành khoa học và các lĩnh vực ứng dụng khác. S2 là nghĩa thuộc tầng nghĩa thực tiễn, dùng trong đời sống hằng ngày. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, nghĩa biểu tượng của từ nước được phát triển trên cơ sở những đơn vị có sẵn này, có một nền tảng căn cứ khá đảm bảo để phát huy óc liên tưởng và sáng tạo của người sử dụng và người tiếp nhận văn bản nghệ thuật. Nghĩa S1 của từ xuất hiện trong thơ Việt Nam tương đối thường xuyên:

- Hạn cháy lúa. Thủ tướng cùng dân đi tát nước. (Chế Lan Viên) - Mở mắt trông quanh màu sắc mới

Những bờ bến lạ, nước sơng sâu.

(Tố Hữu)

Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa.

(Quang Dũng)

Nghĩa S2 cũng được bộc lộ thường xuyên trong các tác phẩm thơ giai đoạn 1930 - 1975:

- Lời văn trong suốt, trong veo như nước mắt

Cái nỗi đau đã lọc đến trong ngần.

- Như ngọn nến vạch một đường đi trước giá

Như bát nước qua bão cuồng không đổ, không chao.

(Chế Lan Viên) - Hai hàng nước mắt chảy ra

Mỗi đêm cầu trời khấn Phật cho tai qua nạn khỏi.

(Trần Vàng Sao)

Với nghĩa biểu tượng S3, từ nước cũng có những biểu hiện sinh động trong thơ Việt Nam, ví dụ như:

a) Nước - nguồn sống, mạch sống và sức mạnh: - Càng tức nước, càng xui bờ vỡ

Lòng dân ta như lửa thêm dầu - Suối ngàn đã chảy thành sông Đố ai tát cạn được dịng nước xi.

(Tố Hữu) - Rễ mày uống nước đâu?

Uống nước nguồn miền Bắc.

b) Nước - không gian, cảnh vật sống của con người: - Bể đổi thay như lòng ta thay mùa, thay cảm xúc

Lật từng trang mây nước lạ lòng ta. - Hãy bay đi, hãy bay qua sóng Về nước non xa, thức tỉnh đời.

(Tố Hữu)

2.4.2. Riêng những nghĩa biểu tượng về đất nước, từ nước bộc lộ một

số nghĩa cụ thể sau đây:

a) Nước - vùng đất trong đó những người thuộc cùng một hay nhiều

dân tộc cùng chung sống dưới một chế độ chính trị - xã hội và cùng thuộc về một nhà nước nhất định:

- Nghe như tiếng của cha ông dựng nước.

- Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ

Sóng dưới chân tàu đâu phải sóng quê hương.

(Chế Lan Viên)

- Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu.

(Tế Hanh)

Đây là nghĩa biểu tượng được sử dụng phổ biến nhất của từ nước trong các tác phẩm thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975. Đây là một nghĩa biểu tượng vơ cùng độc đáo chỉ có trong tiếng Việt và khơng một ngơn ngữ nào có được, lấy nước vốn là một dạng vật chất trong tự nhiên để định danh cho khái niệm về quốc gia, dân tộc với tồn bộ phạm trù có liên quan. Từ này cũng tham gia hết sức tích cực trong việc cấu tạo nên các đơn vị từ cố định dùng để

định danh cho quốc gia, dân tộc như: nước non, non nước, đất nước – đây cũng là những từ thuộc tầng nghĩa trí tuệ và tầng nghĩa thực tiễn của trường ngữ nghĩa từ vựng về đất nước. Nói cách khác, chính từ này là yếu tố có khả năng kết hợp mạnh mẽ để tạo nên lớp từ vựng thuộc vùng ngữ nghĩa thứ hai trong trường ngữ nghĩa về đất nước - vùng nghĩa thực tiễn.

Nước có khả năng mang nghĩa biểu tượng về đất nước ở mức độ cao

đến như vậy là kết quả của q trình phát triển lâu dài, gắn bó của nhân dân ta với vùng lãnh thổ cư trú của mình và đồng thời cũng là kết quả cả q trình nhận thức về vị trí và đặc điểm của lãnh thổ quốc gia, về vai trò và tầm quan trọng của nước trong cuộc sống. “Không phải ngay từ đầu nước đã mang nghĩa này, trong rất nhiều câu ca dao có chứa yếu tố nước thì nghĩa biểu tượng này của từ nước không xuất hiện. Càng đến văn thơ giai đoạn sau thì nghĩa biểu tượng này càng được định hình rõ rệt và trở nên thơng dụng trong cách sử dụng của các tác giả, đặc biệt là thơ ca giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, từ nước được sử dụng với nghĩa biểu tượng này nhiều hơn cả. Ngoài ra,

nước vốn gắn liền với sự sống hơn bất kì loại vật chất nào, bởi sự có mặt của

nước là điều kiện đầu tiên để xác định sự tồn tại của sự sống. Thêm vào đó, ở phương Đơng, văn hóa nước điển hình có lẽ là văn hóa Việt Nam và Đơng Nam Á do đây là vùng chịu ảnh hưởng lớn của sông nước và đại dương” [22]. Điều này góp phần chứng tỏ rằng, từ nước đã tích tụ trong mình những cơ tầng văn hóa khác nhau của người Việt, mỗi nghĩa biểu tượng của nó là một sự tưởng tượng vơ cùng phong phú của chủ thể sử dụng.

Đây là nghĩa biểu tượng nổi bật nhất của từ nước và cũng là biểu tượng thông dụng nhất được sử dụng trong cả ngôn ngữ thơ ca và ngôn ngữ hằng ngày. Ở đây đã xảy ra sự trùng hợp giữa nghĩa tín hiệu nghệ thuật trong thơ ca và nghĩa tín hiệu ngơn ngữ hằng ngày. Có thể khẳng định, nghĩa biểu tượng

về đất nước, Tổ quốc là một nghĩa đặc biệt, cần được nhấn mạnh trong hệ thống nghĩa biểu tượng của từ nước.

b) Nước - cộng đồng dân tộc với nững tình cảm gắn bó, thân thiết: - Cả nước ơm em, khúc ruột của mình

(Tố Hữu)

- Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng, giữ bao nhiêu

kỉ niệm giữa dịng trơi.

Trong các kết hợp “cả nước ôm em”, “nước… giữ kỉ niệm”,… thì rõ

ràng nước khơng cịn là dạng vật chất vô tri, vô giác, cũng không phải là ý niệm trừu tượng về lãnh thổ của một quốc gia, mà nó là biểu tượng cho con người, một cơ thể sống với những tình cảm gắn bó, thân thiết, trên bọc dưới đùm trong một dân tộc. Đó là thứ tình cảm rất đặc trưng của cộng đồng người Việt mà khó có một dân tộc nào có được.

c) Nước - các nét văn hóa truyền thống đặc trưng của một dân tộc, quốc gia:

- Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi.

- Nước là nơi rồng ở. - Nước là nơi em tắm.

(Nguyễn Khoa Điềm)

Các sự tích, huyền thoại trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam được dùng để định nghĩa từ nước. Chính điều này đã làm cho phạm vi nghĩa, nội hàm nghĩa của từ lại càng được mở rộng thêm, năng lực biểu hiện của nó vì thế mà trở nên mạnh mẽ hơn.

Ba nghĩa biểu tượng cụ thể về đất nước đã kể trên của từ nước khảo sát được trong thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 đã làm cho từ này có tư cách tham gia trường ngữ nghĩa về đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)