Khả năng tạo nghĩa biểu tượng về đất nước của từ “sông”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 54 - 59)

- Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều

2.6. Khả năng tạo nghĩa biểu tượng về đất nước của từ “sông”

2.6.1. Trong lớp từ vựng có nội dung nghĩa biểu tượng về đất nước mà chúng tôi khảo sát được, từ sông là từ xuất hiện với mật độ tương đối cao, chỉ

xếp sau từ nước, đất. Ngoài nghĩa biểu tượng về đất nước, từ này cịn có các nghĩa biểu tượng khác như:

a) Sông - cảnh vật, khơng gian có thể gợi nhớ, gợi thương

- Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn

(Tố Hữu)

- Nhưng lịng tơi như mưa nguồn gió bể Vẫn trở về lưu luyến bên sông.

(Tế Hanh)

- Đứng bên này sơng sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay.

(Hồng Cầm) b) Sơng - sức mạnh, sức sống:

- Sông xanh biển cả, cây xanh núi ngàn. - Ngăn thác dữ, ta bắt sông làm điện.

(Tố Hữu)

2.6.2. Với nghĩa biểu tượng về đất nước, từ bộc lộ những nghĩa cụ thể sau đây:

a) Sông - một vùng lãnh thổ của dân tộc, Tổ quốc. Đây là nghĩa xuất hiện thường xuyên nhất trong số các nghĩa biểu tượng về đất nước của từ:

- Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát

(Nguyễn Đình Thi)

- Sơng của q hương, sơng của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu.

(Tế Hanh)

Có một sự trùng lặp khá thú vị giữa các từ nước, đất, núi, non, sông

trong việc bộc lộ nghĩa biểu tượng về đất nước đó là chúng đều có khả năng bộc lộ nghĩa biểu tượng cho lãnh thổ đất nước và nghĩa này chỉ bộc lộ khi chúng kết hợp với nhau. Từ sông chỉ bộc lộ được nghĩa này khi chúng tham

gia các kết hợp có chứa các từ núi, non, nước.

b) Sơng - tình cảm q hương, dân tộc gắn bó thủy chung:

- Q hương ơi, lịng tơi cũng như sơng Tình Bắc Nam chung thủy một dịng. - Tôi đưa tay ôm nước vào lịng

Sơng mở nước ơm tơi vào dạ.

- Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về sơng nước của tình thương.

(Tế Hanh)

Nghĩa này của từ đã chứng tỏ một cách sống động và độc đáo về văn hóa sơng nước của người Việt. Sông nước là nơi con người sinh sống, là nơi họ gắn bó niềm vui hay nỗi buồn. Vì thế, sơng trở thành biểu tượng cho đời sống tình cảm của người Việt cũng là một điều hết sức hợp lí. Nói cách khác, nhắc đến sơng thì người ta khơng chỉ nghĩ đến một thực thể vật chất là “dòng

nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè đi lại được”, cái mà người Việt hay nghĩ đến hơn đó là “quê hương”, là “tình thương” và “kỷ niệm”, là ân tình sâu nặng. Chính vì thế, sơng cũng được coi

là một từ có khả năng bộc lộ ý nghĩa về đất nước và có khả năng tham gia vào trường ngữ nghĩa - từ vựng về đất nước.

Tiểu kết

Như vậy, toàn bộ hệ thống nghĩa của các từ đất, nước, non, núi, sông và mối liên hệ giữa chúng với nhau đã tạo thành vùng ngữ nghĩa thứ ba trong trường ngữ nghĩa - từ vựng về đất nước - vùng nghĩa biểu trưng từ vựng. Vùng ngữ nghĩa này cùng với vùng nghĩa trí tuệ và vùng nghĩa thực tiễn đã làm hoàn thiện trường ngữ nghĩa - từ vựng về đất nước. Các từ trong vùng nghĩa thứ ba này đều là những từ chỉ dạng vật chất tồn tại trong tự nhiên và có vai trị to lớn trong đời sống của người Việt. Các nghĩa biểu tượng về đất nước của các từ có sự giao thoa với nhau ở những mức độ khác nhau. Mỗi từ bộc lộ nhiều nghĩa biểu tượng phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau về đất nước. Tập hợp những nghĩa biểu tượng đó làm cho ý niệm về đất nước được mở rộng một cách phong phú, nhiều chiều kích. Nó cho ta thấy được suy tư, ý thức của mỗi cá nhân về đất nước, Tổ quốc, quê hương của mình. Và vì vậy mà biểu tượng về đất nước được hoàn thiện dần. Đồng thời, những biểu tượng này đã góp phần làm nên hệ thống biểu tượng trong thơ ca Việt Nam.

Khi lấy cơ sở là tầng nghĩa thứ nhất - tầng nghĩa trí tuệ của một từ làm tiêu chí để tập hợp trường ngữ nghĩa, ta thu được một lớp đồng nghĩa có khả năng tham gia thể hiện khái niệm về đất nước một cách chính xác bao gồm các từ: đất nước, tổ quốc, dân tộc. Về bản chất, các từ này có giá trị như là những thuật ngữ dùng để chỉ khái niệm về “vùng đất đai trong quan hệ với cộng đồng người làm chủ và sống trên đó”. Tuy nhiên, khả năng hoạt động và vị trí của từ trong trường nghĩa khơng ngang nhau mà có những sự khác biệt nhất định. Thậm chí giữa chúng cịn có sự phân bố vai trị ngữ nghĩa một cách có tổ chức, trong đó tồn tại nghĩa của một từ đóng vai trị là thành tố hạt nhân

của cả trường. Nghĩa hạt nhân này có khả năng hoạt động vượt trội hơn hẳn các nghĩa cịn lại, nó hút các nghĩa cịn lại trong trường theo những lực hút khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách nghĩa giữa nó với các nghĩa khác. Và cứ thế, tính đến tầng nghĩa thứ hai (quy tụ được nghĩa của các từ quê hương,

nước non, non sông, non nước, sông núi, núi sông, giang sơn) và tầng

nghĩa thứ ba (quy tụ được một phần nghĩa của các từ đất, nước, sông, núi, non). Tất cả các hệ thống nghĩa của những đơn vị từ vựng này và mối quan hệ

giữa chúng tạo nên những vùng nghĩa và trường ngữ nghĩa về đất nước. Cụ thể như sau:

Chú thích:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)