9. Kết cấu của Luận văn
1.2. Thông tin khoa học và công nghệ
1.2.4. Liên kết thông tin khoa học và công nghệ
Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1988), liên kết là: “Kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ”
Liên kết thông tin KH&CN là sự kết nối, trao đổi thông tin KH&CN trong cùng một nhóm, một cộng đồng khoa học hoặc các nhà quản lý trong cùng một tổ chức, giữa các tổ chức trong một hoặc giữa các tổ chức từ các quốc gia khác nhau.
Khái niệm liên kết thông tin KH&CN khá mới mẻ tại Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng phát triển tại Việt Nam, mọi nguồn thông tin, trong đó có thông tin KH&CN rất dồi dào nhƣng còn thiếu sự kiểm nghiệm, tƣ vấn của những cơ quan chuyên môn và phần nhiều còn mang tính manh mún, lẻ tẻ, thiếu tập trung. Việc liên kết thông tin KH&CN, vì vậy, rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Thông tin KH&CN phải đƣợc liên kết từ nhiều nguồn tổ chức, cá nhân hoạt động thông tin KH&CN tại Việt Nam, các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức và cá nhân có liên quan và thông qua những tổ chức có uy tín khoa học xác minh và chấp thuận.
Theo khái niệm về thông tin đã nêu trên, quan điểm của Luận văn là: “Liên kết thông tin KH&CN là sự kết nối thông tin KH&CN từ nhiều nguồn đƣợc tổ chức KH&CN xác minh, chấp thuận và đƣợc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân có cùng chung mực đích, tiêu chí hoạt động KH&CN”
Khái niệm liên kết thông tin KH&CN giữa các doanh nghiệp còn mới mẻ. Những ngƣời đa nghi sẽ đặt câu hỏi: “Trong nền kinh tế thị trƣờng đầy tính cạnh tranh, liệu các doanh nghiệp có sẵn sàng liên kết, chia sẻ thông tin KH&CN cho các đối thủ cạnh tranh của mình nhƣ một cách nâng cao năng lực cạnh tranh của đối thủ hay không?”. Câu trả lời ở đây là: “Xét trên bình diện cạnh tranh quốc gia, bản thân các doanh nghiệp ngoài việc tăng cƣờng
năng lực cạnh tranh cho bản thân doanh nghiệp mình còn phải có ý thức giúp đỡ các doanh nghiệp cùng quốc tịch và ngành nghề nâng cao năng lực cạnh tranh của nhóm doanh nghiệp mà mình tham gia với tƣ cách thành viên, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trƣờng quốc tế”.
Có thể nói đây là sự đoàn kết của các doanh nghiệp cùng một quốc gia, rộng ra là hoạt động phục vụ thƣơng mại mang tinh thần dân tộc, nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ của một doanh nghiệp riêng rẽ mà của cả một hệ thống doanh nghiệp cùng ngành nghề và của cả quốc gia trong khu vực ngành nghề đó. Có thể thấy những hành động tƣơng tự trƣớc đây ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển vƣợt bậc từ tro tàn của chiến tranh thành những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc…hay những quốc gia đã phát triển ở châu Âu và Bắc Mỹ. Sự đoàn kết nhất trí trên mọi lĩnh vực của cả dân tộc cũng nhƣ các tổ chức doanh nghiệp của họ đã đem về nhiều thành tựu xuất sắc cho nền kinh tế, KH&CN của các quốc gia này. Tại các quốc gia này, các hiệp hội doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả, kết nối các doanh nghiệp thành viên, liên kết thông tin KH&CN, chia sẻ những cơ hội để các doanh nghiệp thành viên nắm bắt, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của các thành viên.
Có thể thấy, tại các quốc gia phát triển, hoạt động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng quốc gia luôn luôn tồn tại một cách mạnh mẽ. Các doanh nghiệp dù cùng hay khác tổ chức nghiệp đoàn, hội đoàn vẫn luôn có ý thức cạnh tranh quyết liệt bằng các biện pháp trong khuôn khổ luật pháp.
Đánh giá về các yêu tố cấu thành và đo lƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các chuyên gia đã nhận định về khả năng liên kết cạnh tranh của doanh nghiệp: “Cạnh tranh trong hoàn cảnh hiện nay không hoàn toàn đồng nghĩa với việc tiêu diệt lẫn nhau mà đặt trong sự liên kết và hợp tác để cạnh tranh cao hơn. Do vậy, khả năng liên kết hợp tác đƣợc coi là tiền đề cho
hoạt động kinh doanh hiệu quả, đồng thời đây cũng là một tiêu chí định tính cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong điều kiện của Việt Nam, các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ thì việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa lớn để tồn tại, phát triển kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiêu chí này thể hiện qua số lƣợng, chất lƣợng các mối quan hệ với các đối tác, các liên doanh, hệ thống mạng lƣới kinh doanh theo lãnh thổ”3.
Thực tế chứng minh thông tin KH&CN đóng vai trò to lớn cho việc định hƣớng, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Năng lực cạnh tranh đủ mạnh sẽ duy trì một vị thế khả quan cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp bƣớc đi vững chắc trong nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi nhiều ở khả năng thích nghi cũng nhƣ tính năng động, sáng tạo của bất kỳ doanh nghiệp nào. Thông tin KH&CN mang lại những kiến thức KH&CN kèm theo những ứng dụng hiệu quả thành tựu KH&CN vào quá trình quản trị sản xuất và kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong cùng một định hƣớng ngành nghề, với cùng một hội đoàn, các doanh nghiệp có thể có những liên kết chặt chẽ với nhau trong việc trao đổi, truyền bá những thông tin KH&CN bổ ích, có tính thiết thực cho các doanh nghiệp bạn. Trên cơ sở đó có những áp dụng hiệu quả để cùng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thƣơng trƣờng, đặc biệt trong cạnh tranh quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh của một vài doanh nghiệp của quốc gia trong nền kinh tế thị trƣờng là chƣa đủ. Liên kết thông tin KH&CN trong một nhóm doanh nghiệp (cùng ngành nghề) sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nhóm doanh nghiệp lên một cách đáng kể, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cả quốc gia trong nhóm ngành nghề sản xuất, dịch vụ đó.