Chủ thể của chính sách liên kết thông tin khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại (Trang 75 - 78)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1. Khung chính sách liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản

3.1.4. Chủ thể của chính sách liên kết thông tin khoa học và công nghệ

Cơ quan quản lý nhà nƣớc về nhãn hiệu và các chỉ dẫn thƣơng mại khác bao gồm:

- Cấp trung ƣơng:

+ Cơ quan hành chính nhà nƣớc thẩm quyền chung: Chính phủ

+ Cơ quan hành chính nhà nƣớc thẩm quyền chuyên môn: Bộ KH&CN trực tiếp quản lý nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cùng với một số bộ khác quản lý tên thƣơng mại.

Trong đó Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ KH&CN, có chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ KH&CN thống nhất quản lý nhà nƣớc về sở hữu trí tuệ; trực tiếp quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật.

- Cấp địa phƣơng:

+ Cơ quan hành chính nhà nƣớc thẩm quyền chung: UBND cấp tỉnh + Cơ quan hành chính nhà nƣớc thẩm quyền chuyên môn: Sở KH&CN trực tiếp quản lý nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ quản lý tên thƣơng mại.

3.1.5. Đối tượng hưởng lợi từ chính sách liên kết thông tin khoa học và công nghệ

Đối tƣợng hƣởng lợi từ chính sách liên kết thông tin KH&CN trƣớc hết là các doanh nghiệp, Luận văn xin dẫn chứng từ trƣờng hợp quản lý nhãn hiệu chứng nhận – một trong những loại nhãn hiệu đang bộc lộ những bất cập trong quản lý.

Chính sách liên kết thông tin KH&CN giúp việc quản lý nhãn hiệu tại cơ sở sản xuất và kinh doanh do các doanh nghiệp trực tiếp tiến hành. Nhƣ đã phân tích, có rất nhiều loại nhãn hiệu, trong phạm vi bài giảng này sẽ đi sâu phân tích việc quản lý nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.

Nhãn hiệu chứng nhận khi gắn lên hàng hóa/dịch vụ là dấu hiệu khẳng định và cam kết về chất lƣợng hàng hóa/dịch vụ.

Quản lý nhãn hiệu chứng nhận là các hoạt động của chủ sở hữu nhãn hiệu Điều hành, giám sát việc sử dụng nhãn hiệu và đảm bảo chất lƣợng hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân đƣợc trao quyền sử dụng nhãn hiệu. Quyền quản lý nhãn hiệu chứng nhận thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu. Quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thuộc về tổ chức, cá nhân đƣợc chủ sở hữu trao quyền sử dụng. Tổ chức, cá nhân đƣợc trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nếu đáp ứng đầy đủ các Điều kiện, yêu cầu quy định tại Quy chế quản lý nhãn hiệu chứng nhận đã đƣợc đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ .

Quản lý nhãn hiệu chứng nhận cần đạt các mục tiêu:

- Thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và khai thác nhãn hiệu chứng nhận dùng cho hàng hóa/dịch vụ nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lƣợng, xúc tiến thƣơng mại cho hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Xây dựng các điều kiện, phƣơng tiện phục vụ quản lý và khai thác, phát triển nhãn hiệu chứng nhận phù hợp với điều kiện của đơn vị, địa phƣơng và tính chất của loại hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận;

Mô hình tổ chức hệ thống quản lý nhãn hiệu chứng nhận cần đƣợc thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu và điều kiện của các cơ quan, đơn vị tham gia vào hệ thống quản lý.

Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có toàn quyền vận hành và giám sát hệ thống quản lý nhãn hiệu chứng nhận và việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có thẩm quyền xem xét, đánh giá và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các tổ chức/cá nhân có nhu cầu. Để xem xét, quyết định cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có thể trực tiếp hoặc tiến hành thuê khoán các cơ quan chuyên môn tiến hành đánh giá các tiêu chí chất lƣợng của hàng hóa/dịch vụ. Kết quả phân tích, đánh giá của các cơ quan chuyên môn là căn cứ để chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải gửi đơn tới chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đề nghị cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (theo mẫu ban hành kèm theo Quy chế quản lý việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận). Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận chủ trì tiến hành kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân yêu cầu theo tiêu chí chứng nhận; tiến hành đánh giá và thuê khoán chuyên môn phân tích các chỉ tiêu chất lƣợng hàng hóa/dịch vụ thông qua việc lấy mẫu, phân tích mẫu và đánh giá các tiêu chí kỹ thuật canh tác, từ đó ra quyết định trao quyền hoặc từ chối trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Chính sách liên kết thông tin KH&CN sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những nội dung sau:

- Quy trình kỹ thuật lựa chọn, chế biến, sản xuất nguyên liệu (nếu có); - Quy trình kỹ thuật sản xuất thành phẩm hoặc cung cấp dịch vụ;

- Quy trình kỹ thuật chế biến, bảo quản sản phẩm; - Quy trình kỹ thuật đóng gói, gắn tem nhãn sản phẩm...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)