Thực trạng thiếu liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại (Trang 54 - 59)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2. Thực trạng thiếu liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong quản lý

quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại

2.2.1. Thiếu liên kết thông tin khoa học và công nghệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước quản lý nhà nước

Tình huống cụ thể đƣợc nêu sau đây liên quan đến việc tranh chấp giữa hai chủ thể kinh doanh đối với cùng một dấu hiệu “TOÀN THẮNG” nhƣng một chủ thể đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu còn chủ thể kia yêu cầu bảo hộ dƣới dạng tên thƣơng mại.

Doanh nghiệp tƣ nhân Toàn Thắng (có trụ sở kinh doanh ở tỉnh Bình Định, sau đây gọi tắt là TOÀN THẮNG BÌNH ĐỊNH) và Doanh nghiệp tƣ nhân Toàn Thắng (có trụ sở kinh doanh ở tỉnh Khánh Hoà, sau đây gọi tắt là TOÀN THẮNG KHÁNH HOÀ) cùng kinh doanh mặt hàng xăng dầu và đều

11 Xin tham khảo thêm http://www.itjsc.com.vn

12 Trần Văn Hải (2013), Quản lý tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, Hội thảo khoa học Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, Hà Nội 2013

có tên doanh nghiệp nhƣ trên (tên thƣơng mại theo pháp luật sở hữu trí tuệ) theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ của mỗi tỉnh tƣơng ứng cấp.

TOÀN THẮNG BÌNH ĐỊNH đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 56273, ngày 11/8/2004 bảo hộ nhãn hiệu TOÀN THẮNG cho dịch vụ kinh doanh xăng dầu.

Với cách thức kinh doanh của ngành bán lẻ xăng dầu, các doanh nghiệp này đều trƣng dấu hiệu “TOÀN THẮNG” trên các biển hiệu kinh doanh dọc quốc lộ 1A, bất kể ngƣời tiêu dùng hiểu đó là nhãn hiệu hay là tên doanh nghiệp. Điều này đã dẫn tới một thực tế là ngƣời tiêu dùng hiểu rằng tất cả các cửa hàng bán xăng dầu trên quốc lộ 1A (ít nhất là ở các địa điểm kinh doanh đóng tại địa bàn miền Trung) đều là của một doanh nghiệp có tên là TOÀN THẮNG. Trên cơ sở độc quyền đối với nhãn hiệu TOÀN THẮNG đã đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, TOÀN THẮNG BÌNH ĐỊNH cho rằng TOÀN THẮNG KHÁNH HOÀ đã gây nhầm lẫn cho khách hàng và nhƣ vậy là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của TOÀN THẮNG BÌNH ĐỊNH. Vụ việc đƣợc đƣa ra các cơ quan chức năng yêu cầu giải quyết từ năm 2006 nhƣng đến nay vụ việc vẫn chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm do những bất cập về quy định pháp luật cũng nhƣ cách diễn giải các quy định pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc.

Ngày 02/01/2006, TOÀN THẮNG BÌNH ĐỊNH gửi Đơn khiếu nại lên Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định yêu cầu xử lý TOÀN THẮNG KHÁNH HOÀ vì đã có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình. Sau khi nhận đƣợc Đơn khiếu nại, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định đã có công văn đề nghị Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Sở hữu trí tuệ cho ý kiến chỉ đạo xử lý vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp đối với TOÀN THẮNG KHÁNH HOÀ.

Cục Sở hữu trí tuệ có văn bản trả lời với nội dung “DNTN Toàn Thắng – Bình Định có thể đề nghị trực tiếp các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tại Khánh Hoà (như Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý thị trường) để xử lý kịp thời hành vi xâm phạm quyền về nhãn hiệu đối nhãn hiệu Toàn Thắng đang được bảo hộ”.

Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định cũng gửi công văn yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh hoà và Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Khánh Hoà phối hợp để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của TOÀN THẮNG KHÁNH HOÀ. Tuy nhiên, Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hoà có văn bản trả lời: việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Chi cục Quản lý thị trƣờng Khánh Hoà nên từ chối trách nhiệm thụ lý vụ việc.

Chi cục Quản lý thị trƣờng Khánh Hoà có văn bản trả lời: “xét thấy DNTN Toàn Thắng (Khánh Hoà) đã có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá Toàn Thắng (của Doanh nghiệp Toàn Thắng - Bình Định), Đội quản lý thị trường cơ động thuộc Chi cục quản lý thị trường Khánh Hoà đã lập biên bản yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành việc tháo gỡ bảng hiệu và tiến hành làm thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp theo qui định.”

Tuy nhiên, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Khánh Hoà lại có văn bản trả lời Chi cục quản lý thị trƣờng Khánh Hoà với nội dung: “DNTN Toàn Thắng – Khánh Hoà đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng Luật Doanh nghiệp. Thời điểm DNTN Toàn Thắng – Khánh Hoà được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (12/10/2001) là trước thời điểm DNTN Toàn Thắng – Bình Định đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu TOÀN THẮNG”.

Do có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan liên quan, vụ việc cho đến nay vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định cho

rằng đây là vấn đề liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp nhƣng chƣa có sự phối hợp đồng bộ giữa hoạt động quản lý đăng ký kinh doanh và quản lý sở hữu trí tuệ, thái độ ứng xử của các cơ quan thực thi và quản lý chƣa dứt khoát và thiếu chuyên nghiệp nên còn tránh né, đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn và bức xúc cho doanh nghiệp và cho rằng: “Chỉ cần nhà nước qui định tên doanh nghiệp (khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh) được ghi như thế nào, nhãn hiệu bảo hộ được ghi như thế nào (cách thức sử dụng trên thực tế) thì khách hàng sẽ không bị nhầm lẫn và chúng tôi cũng không có lý do gì để khiếu nại”.

Từ thực tế xử lý vụ việc nêu trên, rõ ràng đã có sự không thống nhất trong cách hiểu các quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu, tên thƣơng mại cũng nhƣ hoạt động đăng ký kinh doanh. Cùng với đó là thiếu sự liên kết thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, mà cụ thể là Bộ KH&CN, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trong việc quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại.

2.2.2. Thiếu thông tin khoa học và công nghệ ngay trong cơ quan quản lý nhà nước

Trƣờng hợp thành phần tên riêng của hai doanh nghiệp trùng nhau Ngày 17/5/2011, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển công nghệ Việt Nam (Vinconstec, J.S.C) đã có văn bản gửi Cơ quan Công an quận Tây Hồ, Thành phố , Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố và Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam kiến nghị giúp đỡ xử lý những khó khăn mà đơn vị này gặp phải sau khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Quận Tây Hồ thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp ông Nguyễn Trọng Đại - Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Vinconstec 1 (về hành vi “tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý”) Ngay sau khi ông Đại bị bắt, uy tín và hoạt động của Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển công nghệ Việt Nam (Vinconstec, J.S.C) đã bị nhiều ảnh hƣởng vì một số đối tác nhầm tƣởng Vinconstec 1 là Công ty

con của Vinconstec, J.S.C. Theo ông Đỗ Việt Tân - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển công nghệ Việt Nam, Vinconstec, J.S.C và Vinconstec 1 là hai đơn vị hoàn toàn độc lập với nhau. Vinconstec, J.S.C có trụ sở chính tại P508, toà nhà N2D, khu Đô thị Trung Hoà – Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Vinconstec, J.S.C đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 18/12/2003, đăng ký thay đổi lần thứ năm ngày 28/6/2010, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101431725 (chuyển từ số ĐKKD 0103003378) do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố cấp ngày 18/2/2003, do ông Đỗ Việt Tân, sinh ngày 16/3/1973 làm Tổng Giám đốc. Vinconstec, J.S.C đăng ký kinh doanh các ngành nghề xây dựng công trình dân dụng, trang trí nội thất và ngoại thất, sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà và bất động sản…Trong khi đó, Công ty cổ phần Xây dựng Vinconstec 1 có trụ sở tại số 10, ngõ 78 đƣờng Giải Phóng, phƣờng Phƣơng Mai, quận Đống Đa, TP. . Vinconstec 1 có số đăng ký kinh doanh 0103027370 do ông Nguyễn Trọng Đại làm Giám đốc. Vinconstec 1 cũng đăng ký kinh doanh các ngành nghề: thi công, xây lắp các công trình dân dụng, kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ môi giới, định giá bất động sản…Theo ông Đỗ Việt Tân - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển công nghệ Việt Nam (Vinconstec, J.S.C) nói: “Việc Vinconstec 1 sử dụng tên viết tắt của Vinconstec, J.S.C hoàn toàn có thể gây nên sự nhầm lẫn cho đối tác, các cơ quan chức năng về công ty chúng tôi”.

Có thể nhận thấy, trong trƣờng hợp này, tên đầy đủ của doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh không gây nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, hai doanh nghiệp này có sự trùng lặp về tên thƣơng mại là “Vinconstec”. Do đó, cần có sự phân biệt rõ giữa các loại tên này để tránh sự nhầm lẫn nhƣ trƣờng hợp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)