Tranh chấp giữa các doanh nghiệp do thiếu thông tin khoa học và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại (Trang 59 - 68)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3. Tác động từ thiếu liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong quản

2.3.1. Tranh chấp giữa các doanh nghiệp do thiếu thông tin khoa học và

quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại

Tên thƣơng mại và nhãn hiệu đều là đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp theo Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn tên thƣơng mại và nhãn hiệu là một, nhƣng thực ra đây là hai đối tƣợng khác nhau với các đặc điểm và quy định về bảo hộ là hoàn toàn khác nhau.13

Trong mục này, xin đƣa ra một số trƣờng hợp có liên quan giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại.

2.3.1. Tranh chấp giữa các doanh nghiệp do thiếu thông tin khoa học và công nghệ công nghệ

Tình huống 1: Sử dụng tên thương mại đồng thời là nhãn hiệu xâm phạm Quyền SHCN đối với nhãn hiệu đã được đăng ký trước:

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: nhãn hiệu

Bên yêu cầu xử lý vi phạm: Công ty cổ phần Y khoa Hoàn Mỹ

Bên bị xử lý: Cơ sở Nha khoa Hoàn Mỹ; Công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ

Nhãn hiệu được bảo hộ: Dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu:

Nội dung vụ việc:

1. Công ty cổ phần y khoa Hoàn Mỹ là chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 83083 bảo hộ nhãn hiệu “BỆNH VIỆN HOÀN MỸ & Hình” cho “dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ y tế” (thuộc nhóm 44).

Ngày 07/01/2011, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nhận đƣợc đơn của Trung tâm tƣ vấn phát triển thƣơng hiệu và chất lƣợng (Trung tâm Natusi) - đại diện sở hữu công nghiệp theo ủy quyền của Công ty Cổ phần Y khoa Hoàn Mỹ, đề nghị xử lý hành vi sử dụng dấu hiệu chữ “HOÀN MỸ” trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phƣơng tiện kinh doanh của Cơ sở nha khoa Hoàn Mỹ và Công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “BỆNH VIỆN HOÀN MỸ, hình”.

Trên cơ sở Đơn đề nghị xử lý cùng các chứng cứ kèm theo đơn, ngày 10/01/2011, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN đã ra Quyết định số 06/QĐ-TTra và Quyết định số 07/QĐ-TTra thành lập Đoàn thanh tra để thanh tra việc sử dụng dấu hiệu “HOÀN MỸ” trên biển hiệu kinh doanh, giấy tờ giao dịch của hai cơ sở này.

Kiểm tra thực tế ở cơ sở, Đoàn thanh tra thấy Cơ sở Hoàn Mỹ đang sử dụng tên “Nha khoa Hoàn Mỹ” và Công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ cũng sử dụng chính tên này trên biển hiệu, trên giấy tờ giao dịch, nội dung website, trong đó có dấu hiệu chữ “HOÀN MỸ” trùng với từ “HOÀN MỸ” của nhãn hiệu “BỆNH VIỆN HOÀN MỸ, hình” đƣợc bảo hộ theo GCNĐKNH số 83080 của Công ty cổ phần Y khoa Hoàn Mỹ.

Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã thu đƣợc, Đoàn Thanh tra đã lập biên bản thanh tra, biên bản vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ““BỆNH VIỆN HOÀN MỸ, hình”.

Ngày 20/01/2011, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN đã ban hành hai quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cả hai đối tƣợng này về hành vi sử

dụng dấu hiệu “HOÀN MỸ”, tƣơng tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “BỆNH VIỆN HOÀN MỸ, Hình” đƣợc bảo hộ tại Việt Nam cho Công ty cổ phần Y khoa Hoàn Mỹ. Buộc hai cơ sở loại bỏ dấu hiệu “HOÀN MỸ” trên biển hiệu kinh doanh, giấy tờ giao dịch, trong nội dung website, buộc thay đổi dấu hiệu “Hoàn Mỹ” trong thành phần tên cơ sở kinh doanh.

2. Không đồng ý với nội dung Quyết định xử phạt, Cơ sở Nha khoa Hoàn Mỹ và Công ty TNHH Hoàn Mỹ đã khiếu nại với lập luận rằng:

(i) Cả hai cơ sở đều đã đăng ký kinh doanh theo đúng thủ tục và đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do đó việc kiểm tra sự trùng lặp về nhãn hiệu thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không thể đơn phƣơng các cơ sở tự thực hiện và chịu trách nhiệm.

(ii) Tên “BỆNH VIỆN HOÀN MỸ” khác với tên “NHA KHOA HOÀN MỸ” VÀ “CÔNG TY TNHH NHA KHOA HOÀN MỸ” nên không thể có sự trùng lắp về nhãn hiệu.

Hai cơ sở đề nghị Thanh tra Bộ KH&CN xem xét lại quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Kết luận và quyết định xử lý:

Xem xét nội dung vụ việc, kết quả thanh tra tại hai cơ sở Nha khoa Hoàn Mỹ và Công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ, Thanh tra Bộ KH&CN thấy rằng:

Công ty cổ phần Y khoa Hoàn Mỹ hiện đang là chủ nhãn hiệu “BỆNH VIỆN HOÀN MỸ, hình” theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 83083 cấp ngày 13/6/2007 bảo hộ cho dịch vụ khám, chữa bệnh (dịch vụ y tế) thuộc nhóm 44, nhãn hiệu đƣợc bảo hộ tổng thể (không bảo hộ riêng “TM”, “R”, “BỆNH VIỆN”, “Sức khỏe của bạn là sứ mạng của chúng tôi”, hình con rắn). Do vậy, dấu hiệu “HOÀN MỸ” là yếu tố chính để tạo thành nhãn hiệu và là

yếu tố quan trọng để ngƣời tiêu dùng nhận biết, phân biệt, do đó kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Công ty Cổ phần Nha khoa Hoàn Mỹ đƣợc toàn quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam và có quyền ngăn cấm hoặc đề nghị các cơ quan chức năng xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.

Theo các tài liệu chứng cứ thu thập đƣợc trong quá trình thanh tra thì việc Cơ sở nha khoa Hoàn Mỹ và Công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ sử dụng dấu hiệu “HOÀN MỸ” trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, trên website trùng với phần chữ “HOÀN MỸ” là thành phần phân biệt của nhãn hiệu “BỆNH VIỆN HOÀN MỸ, hình”. Cách trình bày chữ “HOÀN MỸ” nổi bật

trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu, nội dung website…tạo nên dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ. Do dịch vụ khám răng – hàm – mặt thuộc dịch vụ khám chữa bệnh (dịch vụ y tế) nên việc sử dụng dấu hiệu “HOÀN MỸ” cho dịch vụ khám răng hàm mặt là có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc dịch vụ mang dấu hiệu “HOÀN MỸ” và dịch vụ mang nhãn hiệu “BỆNH VIỆN HOÀN MỸ, Hình” đang đƣợc bảo hộ.

Nhƣ vậy, việc sử dụng dấu hiệu “HOÀN MỸ” cho dịch vụ khám răng hàm mặt của hai cơ sở bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “BỆNH VIỆN HOÀN MỸ, hình” đang đƣợc bảo hộ cho dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.

Việc các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Nha khoa Hoàn Mỹ và Công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, việc ghi nhận tên cơ sở kinh doanh trong Giấy này không đảm bảo rằng việc sử dụng tên cơ sở kinh doanh đó không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của ngƣời khác. Trong trƣờng hợp xảy ra vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ thì chủ

cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật sở hữu trí tuệ, trong đó bao gồm cả việc đổi tên cơ sở kinh doanh để không trùng với nhãn hiệu của ngƣời khác đang đƣợc bảo hộ (Điều 17 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp và loại bỏ dấu hiệu vi phạm trên phƣơng tiện kinh doanh – Điều 11 Nghị định 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010).

Do đó, việc khiếu nại các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Nha khoa Hoàn Mỹ và Công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ là không có cơ sở.

Nhận xét: Việc sử dụng dấu hiệu “HOÀN MỸ” của hai cơ sở kinh doanh “Nha khoa Hoàn Mỹ” và “Công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ” cấu thành đầy đủ các tiêu chí khẳng định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, bao gồm: (i) Nhãn hiệu “BỆNH VIỆN HOÀN MỸ, hình” theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 83083 cấp ngày 13/6/2007 bảo hộ cho dịch vụ khám, chữa bệnh (dịch vụ y tế) thuộc nhóm 44; (ii) Dấu hiệu xem xét có chứa thành phần “HOÀN MỸ” trùng lặp hoàn toàn với thành phần phân biệt của nhãn hiệu đƣợc bảo hộ; (iii) Dấu hiệu xem xét đƣợc sử dụng cho dịch vụ tƣơng tự với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ; (iv) Cơ sở kinh doanh “Nha khoa Hoàn Mỹ” và Công ty TNHH Nha khoa Hoàn Mỹ đƣợc thành lập và hoạt động ngày 15/04/2009 sau thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Bên yêu cầu xử lý (13/6/2007).

Do vậy, việc xử lý vụ việc trên của Thanh tra Bộ khoa học Công nghệ là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, kết quả xử lý vụ việc không tránh khỏi bức xúc của Bên bị xử lý bởi một bên là chủ sở hữu nhãn hiệu đã đƣợc Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, một bên là chủ sở hữu tên thƣơng mại đã qua thực tiễn sử dụng và đƣợc thừa nhận trong gần 02 năm hoạt động, ngoài ra chủ sở hữu tên thƣơng mại cũng đã tiến hành đăng ký

kinh doanh và đƣợc cấp Giấy chứng đăng ký kinh doanh bởi Cơ quan đăng ký kinh doanh. Với những quy định pháp luật hiện tại về việc xác lập quyền đối với tên thƣơng mại, bên xâm phạm quyền thậm chí không biết hoặc biết cũng không thể lƣờng trƣớc đƣợc hậu quả của hành vi xâm phạm quyền của mình khi bắt đầu hoạt động kinh doanh bởi việc tra cứu nhãn hiệu trƣớc khi đăng ký kinh doanh không phải là một điều kiện bắt buộc. Do vậy, chủ sở hữu tên thƣơng mại khó có thể chấp nhận việc mình là bên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng nhƣ việc bị buộc phải đổi tên sau 2 năm hoạt động.

Tình huống 2: Sử dụng tên thương mại xâm phạm Quyền SHCN đối với nhãn hiệu

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: nhãn hiệu

Bên yêu cầu xử lý vi phạm: Đài Truyền hình Việt Nam.

Bên bị xử lý: Công ty TNHH TM&DV Truyền thông VTV

Nhãn hiệu được bảo hộ Dấu hiệu xâm phạm quyền đối với NH

Nội dung vụ việc:

Đài Truyền hình Việt Nam đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 52468 ngày 14/08/2003 cho sản phẩm/dịch vụ 09, 16, 21, 25, 35, 37, 38, 41, trong đó có nhóm 35 (hoạt động

quảng cáo và xuất nhập khẩu, mua bán thiết bị kỹ thuật), nhóm 38 (hoạt động truyền hình trong nhóm này).

Ngày 18/3/2012, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nhận đƣợc Đơn của Đài Truyền hình Việt Nam đề nghị xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhãn hiệu “VTV” đối với Công ty TNHH TM&DV Truyền thông VTV vì đã sử dụng dấu hiệu “VTV MEDIA” cho dịch vụ truyền thông và quảng cáo trên trang web chính thức của Công ty, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “VTV” đang đƣợc bảo hộ của Đài Truyền hình Việt Nam.

Trên cơ sở các tài liệu chứng cứ kèm theo Đơn của Đài Truyền hình Việt Nam, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN đã ban hành quyết định thành lập Đoàn Thanh tra để tiến hành thanh tra về sở hữu công nghiệp đối với việc sử dụng dấu hiệu “VTV” trong thành phần phân biệt của tên doanh nghiệp (phƣơng tiện kinh doanh) và dấu hiệu “VTV MEDIA” (bao gồm cả màu sắc) trên giấy tờ giao dịch, phƣơng tiện quảng cáo (website) của Công ty TNHH TM&DV Truyền thông VTV. Tại thời điểm thanh tra, Đoàn Thanh tra ghi nhận: Công ty TNHH TM&DV Truyền thông VTV đang sử dụng dấu hiệu “VTV” trong thành phần phân biệt của tên doanh nghiệp, trên danh thiếp, tên website, phƣơng tiện quảng cáo (nội dung website) cho dịch vụ truyền thông, sản xuất phim và quảng cáo.

Kết luận và quyết định xử lý: Xem xét dấu hiệu “VTV” trong thành phần phân biệt của tên doanh nghiệp và dấu hiệu “VTV” trên website, phƣơng tiện quảng cáo của Công ty TNHH TM&DV Truyền thông VTV, thấy rằng (i) Dấu hiệu VTV trên phƣơng tiện kinh doanh, phƣơng tiện quảng cáo, trong thành phần phân biệt của tên doanh nghiệp (cho dịch vụ truyền thông, sản xuất phim và quảng cáo…) có các yếu tố trùng, tƣơng tự với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ (cả về cấu trúc, cách phát âm và cách trình bày); (ii) Sản

phẩm/dịch vụ mang dấu hiệu “VTV” của Công ty TNHH TM&DV Truyền thông VTV là “quảng cáo, truyền thông (sản xuất phim) trùng với dịch vụ thuộc nhóm 35 (Hoạt động quảng cáo và xuất nhập khẩu, mua bán thiết bị kỹ thuật) và nhóm 38 (Hoạt động truyền hình của nhóm này).

Từ những yếu tố trên kết luận: Công ty TNHH TM&DV Truyền thông VTV đã sử dụng dấu hiệu “VTV” trên phƣơng tiện kinh doanh, phƣơng tiện quảng cáo, trong thành phần phân biệt của tên doanh nghiệp (cho dịch vụ truyền thông, sản xuất phim và quảng cáo…) là tƣơng tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “VTV” đang đƣợc bảo hộ cho Đài Truyền hình Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 52468. Việc sử dụng dấu hiệu này không đƣợc sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo Điều 129 của Luật sở hữu trí tuệ và bị xử phạt theo quy định tại khoản 13 Điều 11 của Nghị định 97/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Ngày 08/6/2012, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Quyết định số 27/QĐ-TT ra xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH TM&DV Truyền thông VTV với hình thức phạt tiền, mức phạt: 10.000.000 đồng (Mƣời triệu đồng); buộc loại bỏ dấu hiệu “VTV” trên phƣơng tiện kinh doanh, phƣơng tiện quảng cáo (webstie), thay đổi dấu hiệu “VTV” trong tên doanh nghiệp.

Nhận xét: Việc sử dụng dấu hiệu “VTV” của Công ty TNHH TM&DV Truyền thông VTV cấu thành đầy đủ các tiêu chí khẳng định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bao gồm (i) nhãn hiệu “VTV hình” đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 52468 ngày 14/08/2003 cho sản phẩm/dịch vụ 09, 16, 21, 25, 35, 37, 38, 41, trong đó có nhóm 35 (hoạt động quảng cáo và xuất nhập khẩu, mua bán thiết bị kỹ thuật), nhóm 38 (hoạt động truyền hình trong nhóm này) (ii) Dấu hiệu xem xét có chứa thành

phần “VTV” trùng lặp hoàn toàn với thành phần phân biệt của nhãn hiệu đƣợc bảo hộ. (iii) Dấu hiệu xem xét đƣợc sử dụng cho dịch vụ tƣơng tự với nhãn hiệu đƣợc bảo hộ (dịch vụ truyền thông, sản xuất phim và quảng cáo…).(iv) Công ty TNHH TM&DV Truyền thông VTV đƣợc thành lập và hoạt động ngày 06/06/2011 sau thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Bên yêu cầu xử lý (14/08/2003).

Hơn nữa, nhãn hiệu “VTV, hình” đã và đang đƣợc sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm đƣợc bảo hộ, việc sử dụng dấu hiệu xem xét “VTV” của Công ty TNHH TM&DV Truyền thông VTV hoàn toàn có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ và có dấu hiệu của việc lợi dụng danh tiếng và uy tín của chủ nhãn hiệu để trục lợi. Do vậy, việc xử lý vụ việc trên của Thanh tra Bộ khoa học Công nghệ là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, kết quả xử lý của cơ quan có thẩm quyền chƣa mang tính răn đe và cƣỡng chế cao. Mức phạt “10.000.000 VNĐ” là một số tiền quá thấp so với số tiền thu lợi bất hợp pháp của Bên vi phạm trong cả một năm hoạt động. Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục hậu quả: “yêu cầu thay đổi dấu hiệu VTV trong tên doanh nghiệp” dƣờng nhƣ chỉ mang tính nhắc nhở, cảnh cáo. Mặc dù hiện tại, Công ty TNHH TM&DV Truyền thông VTV đã đổi tên thành CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÔNG NGHỆ ÂU VIỆT. Tuy nhiên, nếu đối tƣợng ngoan cố, không thực hiện, nên có biện pháp thiết thực hơn nhƣ đình chỉ hoạt động kinh doanh, tạm thu hồi giấy phép kinh doanh cho đến khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp.

Xem xét các tình huống giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thƣơng mại trong khai thác và bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu đề cập trên, có thễ dễ dàng nhận thấy sự phức tạp cũng nhƣ khó khăn trong cách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)