Điều kiện bảo hộ tên thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại (Trang 41 - 43)

9. Kết cấu của Luận văn

1.4. Khái quát về tên thƣơng mại

1.4.3. Điều kiện bảo hộ tên thương mại

Điều kiện chung đối với tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ, tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thƣơng mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

9 Thực tế thì Tổng công ty Lƣơng thực Miền Bắc có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM NORTHERN FOOD CORPORATION, viết tắt là VINAFOOD I, Tổng công ty Lƣơng thực Miền Nam có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM SOUTHERN FOOD CORPORATION, viết tắt là VINAFOOD II.

Nhƣ vậy, phạm vi bảo hộ của tên thƣơng mại chỉ bao gồm lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Quy định này của Luật Sở hữu trí tuệ đã phát sinh những mâu thuẫn trong thực tiễn quản lý, một doanh nghiệp có tên thƣơng mại, trong khi lĩnh vực và khu vực kinh doanh là một khái niệm không rõ ràng, ví dụ Tổng Công ty Thƣơng mại Hà Nội – HAPRO có trụ sở tại Hà Nội, nhƣng có các chi nhánh tại nhiều tỉnh miền Bắc và các chi nhánh khác tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, An Giang... Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Agribank có trụ sở chính tại Hà Nội, nhƣng có chi nhánh ở các tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc (đƣợc xem là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng). Qua đó, cho thấy rằng phạm vi bảo hộ về không gian của tên thƣơng mại là một thuật ngữ khó xác định và cần đƣợc thảo luận thêm.

Khả năng phân biệt của tên thƣơng mại bao gồm các yếu tố:

- Chứa thành phần tên riêng, trừ trƣờng hợp đã đƣợc biết đến rộng rãi do sử dụng;

- Không trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thƣơng mại mà chủ thể khác đã sử dụng trƣớc trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

- Không trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã đƣợc bảo hộ trƣớc ngày tên thƣơng mại đó đƣợc sử dụng.

Đối tƣợng không đƣợc bảo hộ với danh nghĩa tên thƣơng mại bao gồm: tên của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không đƣợc bảo hộ với danh nghĩa tên thƣơng mại.

Theo quy định tại điểm b, khoản 3 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại đƣợc xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thƣơng mại đó.

Nhƣ vậy, nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện nhƣ đã nêu, tên thƣơng mại đƣợc thừa nhận và tự động đƣợc bảo hộ sau một quá trình sử dụng hợp pháp.

Trong thực tiễn quản lý, không nên nhầm lẫn giữa tên thƣơng mại và tên doanh nghiệp, bởi các lý do:

- Tên thƣơng mại đƣợc thừa nhận và tự động đƣợc bảo hộ sau một quá trình sử dụng hợp pháp;

- Tên doanh nghiệp đƣợc xác định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp, nói cách khác tên doanh nghiệp không đƣợc tự động bảo hộ mà phải đƣợc xác lập thông qua thủ tục đăng ký kinh doanh. Khoản 3 Điều 31 Luật Doanh nghiệp quy định cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Nhƣ vậy, chủ thể đăng ký kinh doanh không có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền khi từ chối cấp

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)