9. Kết cấu của Luận văn
1.3. Khái quát về nhãn hiệu
1.3.4. Đặc điểm của nhãn hiệu
Khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ quy định nhãn hiệu đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các Điều kiện: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
Nhƣ vậy, nhãn hiệu có các đặc điểm sau đây: - Là dấu hiệu nhìn thấy được;
- Đƣợc thể hiện dƣới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó (lƣu ý: trong Điều kiện bảo hộ quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ không nhắc đến nhãn hiệu đƣợc thể hiện dƣới dạng số, ví dụ thuốc lá 555, bia 333..., bài giảng sẽ phân tích điểm này trong mục phân lọai nhãn hiệu);
- Đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có thể đƣợc thể hiện kèm theo những dấu hiệu cho thấy nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ và đƣợc cấp văn bằng bảo hộ, nhằm cảnh báo những chủ thể khác khi có ý định thực hiện hành vi xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, ví dụ dấu hiệu ® (register) hoặc TM (trademark). Với việc chủ sở hữu nhãn hiệu gắn dấu hiệu này lên nhãn hiệu, bên xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu không thể nêu lý do là vô tình xâm phạm.
Trong các đặc điểm nêu trên thì dấu hiệu nhìn thấy đƣợc coi là quan trọng nhất, dấu hiệu này phải đƣợc định hình dƣới một hình thức vật chất nhất định, hình thức vật chất này phải đƣợc tồn tại thƣờng xuyên, nhƣ vậy ánh sáng cũng là một dấu hiệu nhìn thấy đƣợc, tuy nhiên nó không đƣợc định hình dƣới một hình thức vật chất tồn tại thƣờng xuyên, do đó ánh sáng không thể đƣợc bảo hộ là nhãn hiệu.
Mặt khác, cho thấy pháp luật Việt Nam không bảo hộ các dấu hiệu
nghe thấy (âm thanh), ngửi thấy (mùi vị).