Đánh giá tác động dương tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại (Trang 85 - 88)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3. Đánh giá tác động của chính sách liên kết thông tin khoa học và công

3.3.1. Đánh giá tác động dương tính

Cơ sở lý thuyết để đánh giá tác động dƣơng tính là quan điểm của Vũ Cao Đàm đƣợc nêu trong tác phẩm Khoa học chính sách và tác phẩm Kỹ năng phân tích chính sách, trong đó đã nêu: “Tác động dương tính của một chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách”.

Chính sách liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại giúp doanh nghiệp kiểm soát đƣợc tình trạng xâm phạm quyền SHCN của mình ngay tại giai đoạn công bố thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu.

Thông qua thông tin đƣợc công bố trên Tập A Công báo SHCN. Trƣờng hợp này chỉ áp dụng đối với các hành vi có liên quan đến nhãn tại giai đoạn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, mà không áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền đƣợc thể hiện bằng hàng hóa/dịch vụ lƣu hành trên thị trƣờng.

Trƣớc hết, cần lƣu ý rằng hành vi nêu trong mục này có thể chƣa phải là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, vì chủ thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu có thể chƣa biết nhãn hiệu mình yêu cầu bảo hộ có thể trùng/tƣơng tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ hoặc nhãn hiệu đƣợc nộp đơn sớm hơn.

Ví dụ giả định

X đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu THAHOTEX cho sản phẩm dệt may, hiện đang còn hiệu lực bảo hộ. Qua Công báo Sở hữu công nghiệp tập A, X biết Y đã nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu THAHATEX cho sản phẩm quần, áo.

Nhận định

- Dấu hiệu THAHATEX đã tƣơng tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu THAHOTEX đang còn hiệu lực bảo hộ;

- Sản phẩm (quần, áo) mà Y đề nghị bảo hộ cho THAHATEX trùng với sản phẩm (dệt may) mà THAHOTEX đang còn hiệu lực bảo hộ cho X;

- Hành vi của Y không đƣợc sự đồng ý của X; - Hành vi của Y xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhận định

- Áp dụng quy định ngƣời nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu có quyền rút đơn tại bất kỳ thời điểm nào trƣớc khi Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Cách tiến hành giải quyết

X gửi văn bản đề nghị Y rút đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu THAHATEX, trong văn bản cần có những thông tin chính sau đây:

- X giới thiệu mình là chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu THAHOTEX cho sản phẩm dệt may, hiện đang còn hiệu lực bảo hộ. Bằng chứng chứng minh: bản photocopy có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu THAHOTEX do Cục Sở hữu trí tuệ cấp;

- X phân tích dấu hiệu THAHATEX yêu cầu bảo hộ cho sản phẩm quần, áo đã tƣơng tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu THAHOTEX cho sản phẩm dệt may hiện đang còn hiệu lực bảo hộ, bởi vì:

+ THAHATEX tƣơng tự với THAHOTEX về cấu trúc (phân tích tổng số các chữ cái bằng nhau, trật tự sắp xếp các chữ cái tƣơng tự nhau);

+ THAHATEX tƣơng tự với THAHOTEX về cách phát âm;

+ Ghi chú: trong một số trƣờng hợp có thể tƣơng tự về ý nghĩa, cách trình bày (đối với nhãn hiệu có yếu tố hình), …

+ Sản phẩm (quần, áo) mà Y đề nghị bảo hộ cho THAHATEX trùng với sản phẩm (dệt may) mà THAHOTEX đang còn hiệu lực bảo hộ cho X.

- X đề nghị Y rút đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu THAHATEX.

Nhận định

- Áp dụng quy định một bên thứ ba có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ không cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một chủ thể khác;

- Nếu Y không rút đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu THAHATEX, thì X có quyền đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ không cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu THAHATEX cho Y;

- X gửi đơn đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ không cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu THAHATEX cho Y với nội dung tƣơng tự nhƣ nội dung đơn trong mục “Cách tiến hành giải quyết” đã nêu trên.

Chính sách liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại giúp doanh nghiệp kiểm soát đƣợc tình trạng xâm phạm quyền SHCN của mình ngay tại giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu.

Ví dụ giả định

X đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu THAHOTEX cho sản phẩm dệt may, hiện đang còn hiệu lực bảo hộ. Qua Công báo Sở hữu công nghiệp tập B, X biết Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu THAHATEX cho Y đối với sản phẩm quần, áo.

Nhận định

- Áp dụng quy định chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do mình là chủ sở hữu;

- Do đó X đề nghị Y gửi đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu THAHATEX cho Y đối với sản phẩm quần, áo do Y là chủ sở hữu;

- Nếu Y không gửi đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu THAHATEX cho Y đối với sản phẩm quần, áo do Y là chủ sở hữu, thì X có quyền đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu THAHATEX cho Y.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)