9. Kết cấu của Luận văn
3.4. Đánh giá hiệu quả của liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm
3.4.2. Hiệu quả quản lý: tiết kiệm thời gian để giải quyết khi xảy ra xung
đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại
Hiện nay, nƣớc ta có rất nhiều cơ quan có chức năng thực thi quyền đối với nhãn hiệu và tên thƣơng mại nhƣng hoạt động thực thi vẫn kém hiệu quả do mạnh ai lấy làm, không có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong thời gian tới, luật nhãn hiệu và tên thƣơng mại cần quy định cụ thể cơ chế phối hợp bắt buộc đối với các cơ quan này. Đồng thời có những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi do thiếu trách nhiệm, thiếu sự phối hợp gây ra.
Cơ quan quản lý và thực thi nhãn hiệu và tên thƣơng mại cần phát triển công tác thông tin SHCN, nâng cao hiệu suất và chất lƣợng cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội về thông tin nhãn hiệu và tên thƣơng mại. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ và mở rộng việc đào tạo nhân lực. Việc đào tạo nhân lực cần chia làm
ba mũi nhọn: đào tạo cán bộ quản lý, thực thi về nhãn hiệu và tên thƣơng mại, đào tạo và nâng cao kiến thức cho các chủ thể kinh doanh, đào tạo trong các trƣờng đại học. Bên cạnh đó, tổ chức các hội thảo lớn tại từng tỉnh, thành phố dành riêng cho các doanh nghiệp để nâng cao ý thức của cộng đồng xã hội và doanh nghiệp. Tổ chức các hội thảo ở các trƣờng đại học, cao đẳng lớn trong cả nƣớc. Tổ chức một số diễn đàn trao đổi trực tiếp giữa chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, không ngừng đẩy mạnh, nâng cao chất lƣợng của hệ thống bổ trợ thực thi pháp luật nhƣ đại diện sở hữu trí tuệ, Hội sở hữu trí tuệ, các hội hiệp khác.
Trong hoạt động thực thi, hoạt động của Toà án là rất quan trọng trong nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, để hoạt động của Tòa án ở nƣớc ta thật sự có hiệu quả, chúng ta cần xây dựng một hệ thống pháp luật về nhãn hiệu và tên thƣơng mại đồng bộ, trong đó các quy định về thủ tục tố tụng phải hết sức thông thoáng tạo điều kiện dễ dàng cho các đơn vị, doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể khởi kiện ra. Các hành vi xâm phạm buộc phải chấm dứt và ngƣời có lợi ích bị xâm hại nhận đƣợc bồi thƣờng nhanh nhất. Để thực hiện điều này, chúng ta cần xây dựng các cơ quan quản lý xét xử, giải quyết các tranh chấp, vi phạm mạnh về tổ chức, giỏi về chuyên môn. Tổ chức phải đƣợc sắp xếp hợp lý, nhiệm vụ rõ ràng không chồng chéo và theo hƣớng chuyên môn hoá. Do đặc thù của các tranh chấp nhãn hiệu và tên thƣơng mại, Nhà nƣớc cần thiết lập Tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ và các nhãn hiệu và tên thƣơng mại, Tòa này thuộc Tòa án Nhân dân các cấp nhƣng phải độc lập với các Tòa khác nhƣ Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa hành chính,...Tòa chuyên trách này sẽ chuyên giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu và tên thƣơng mại, đồng thời cần có sự phân cấp nhiệm vụ xét xử cho mỗi cấp Tòa án để đảm bảo hoạt động xét xử đƣợc chính xác, khách quan và nhanh chóng.
Để thực hiện tốt các biện pháp trên, Nhà nƣớc cần thực hiện đề án cấp quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, thực thi quyền đối với các nhãn hiệu và tên thƣơng mại nhằm tạo bƣớc chuyển biến thực sự trong việc kiềm chế nạn tranh chấp, xâm phạm quyền, nâng cao ý thức của công đồng doanh nghiệp va toàn xã hội. Cải tiến thủ tục hành chính trong quá trình tiếp nhận, thẩm định, xử lý khiếu nại liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, tên miền, đăng ký kinh doanh theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục; trong quá trình thẩm định, có tra cứu chéo các cơ sở dữ liệu; tăng cƣờng áp dụng công nghệ vào quá trình tiếp nhận, thẩm định đơn; có cơ chế, chế tài phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý và thực thi.
Trƣờng hợp xảy ra xung đột đối với nhãn hiệu khi có ý kiến của bên thứ ba, thì vai trò của chính sách liên kết thông tin KH&CN trong quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại cũng giúp giải quyết, nhƣ minh chứng sau đây.
Việc xử lý ý kiến của ngƣời thứ ba do thẩm định viên nội dung đơn thực hiện. Khi nhận đƣợc ý kiến của ngƣời thứ ba bằng văn bản một cách hợp lệ, nếu có cơ sở nhất định, thẩm định viên chuẩn bị công văn thông báo ý kiến đó cho ngƣời nộp đơn và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra Thông báo để ngƣời nộp đơn có ý kiến trả lời bằng văn bản. Sau khi nhận đƣợc ý kiến phản hồi của ngƣời nộp đơn, nếu xét thấy cần thiết, thẩm định viên chuẩn bị công văn thông báo ý kiến phản hồi cho ngƣời thứ ba và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra Thông báo để ngƣời thứ ba có ý kiến trả lời bằng văn bản. Nếu có đủ căn cứ cho rằng phản đối của ngƣời thứ ba không có cơ sở, thẩm định viên có thể tiến hành thẩm định nội dung trên cơ sở hồ sơ hiện có.
Trong trƣờng hợp ngƣời thứ ba tiếp tục có ý kiến phản hồi, thẩm định viên chuẩn bị công văn thông báo ý kiến (lần thông báo thứ ba) cho ngƣời nộp đơn. Thông thƣờng, đây sẽ là Thông báo cuối cùng liên quan. Đối với các vụ
việc phức tạp, thẩm định viên có thể chuẩn bị thêm công văn gửi cho các bên. Sau đó, đơn sẽ đƣợc thẩm định trên cơ sở hồ sơ hiện có.
Trƣờng hợp xét thấy ý kiến phản đối không có cơ sở, thẩm định viên chuẩn bị công văn thông báo cho ngƣời thứ ba về việc từ chối xem xét ý kiến, có nêu rõ lý do (không thông báo cho ngƣời nộp đơn). Trƣờng hợp xét thấy ý kiến của ngƣời thứ ba phù hợp để từ chối bảo hộ một phần/toàn bộ dấu hiệu và/hoặc danh mục sản phẩm, dịch vụ yêu cầu đăng ký, thẩm định viên cần tiến hành thẩm định nội dung đơn, sau đó chuẩn bị công văn thông báo cho ngƣời thứ ba (đây là ý kiến cuối cùng của Cục liên quan đến ý kiến của ngƣời thứ ba, mọi yêu cầu tiếp theo về việc cung cấp thông tin liên quan đến tình trạng đơn bị phản đối cấp đƣợc thực hiện theo thủ tục cung cấp thông tin về đối tƣợng sở hữu công nghiệp) về kết quả thẩm định đơn liên quan đến ý kiến đó.
Trƣờng hợp ý kiến của ngƣời thứ ba liên quan đến quyền đăng ký, nếu xét thấy không thể xác định ý kiến đó có cơ sở hay không, thẩm định viên thông báo để ngƣời thứ ba nộp đơn cho Toà án giải quyết. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra Thông báo mà ngƣời thứ ba không nộp đơn cho Toà án thì coi nhƣ ngƣời thứ ba rút bỏ ý kiến. Nếu ngƣời thứ ba nộp đơn cho Toà án thì thẩm định viên chuẩn bị kết quả giải quyết đơn phù hợp với phán quyết của Toà án. Trƣờng hợp cần thiết hoặc khi có yêu cầu của cả hai bên, thẩm định viên có thể tổ chức đối thoại trực tiếp giữa ngƣời nộp đơn và ngƣời thứ ba để làm rõ hơn vấn đề liên quan. Thời hạn dành cho ngƣời nộp đơn và ngƣời thứ ba có ý kiến trả lời không tính vào thời hạn dành cho thẩm định viên thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định. Trƣờng hợp ý kiến của ngƣời thứ ba đƣợc nộp trƣớc khi đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn liên quan tiếp tục đƣợc xử lý hình thức theo quy trình, ý kiến của ngƣời thứ ba sẽ đƣợc xem xét trong giai đoạn thẩm định nội dung.
Trƣờng hợp ý kiến của ngƣời thứ ba đƣợc nộp sau khi có Quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì ý kiến trên sẽ không đƣợc xem xét.
Tiểu kết Chƣơng 3
Trong Chƣơng 3, Luận văn đã đề xuất mục tiêu và phƣơng tiện của chính sách liên kết thông tin khoa học và công nghệ, xây dựng nguồn thông tin KH&CN về nhãn hiệu và tên thƣơng mại, trong đó đã tập trung phân tích việc xây dựng chính sách chất lƣợng nguồn thông tin KH&CN về nhãn hiệu và tên thƣơng mại, chính sách chất lƣợng nghiệp vụ thông tin KH&CN về nhãn hiệu và tên thƣơng mại, chính sách khai thác thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu và tên thƣơng mại, xây dựng mô hình khai thác thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu và tên thƣơng mại.
KẾT LUẬN
Để quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại cần có một hệ thống CSDL thống nhất chung giữa các cơ quan quản lý để tránh việc tên thƣơng mại và nhãn hiệu trùng lắp hoặc tƣơng tự nhau.
Để khắc phục tình trạng tên thƣơng mại trùng nhau, tên thƣơng mại trùng hoặc tƣơng tự với nhãn hiệu, cần có chính sách phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về nhãn hiệu và tên thƣơng mại, trƣớc hết là giữa hai bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ (quản lý nhà nƣớc về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý) và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (quản lý nhà nƣớc về tên thƣơng mại). Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ quy định cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp đăng ký kinh doanh phải tra cứu các thông tin về tình trạng pháp lý của các đối tƣợng sở hữu công nghiệp (chủ yếu là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý) để tránh cấp tên thƣơng mại trùng hoặc tƣơng tự tới mức độ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.
Luận văn đã chứng minh giả thuyết nghiên cứu chủ đạo, đó là để quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại, cần xây dựng chính sách liên kết thông tin khoa học và công nghệ giữa Bộ KH&CN với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại. Luận văn cũng chứng minh giả thuyết nghiên cứu bổ trợ: thông tin khoa học và công nghệ trong quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại đang diễn ra theo chiều hƣớng độc lập, thiếu liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về nhãn hiệu (Bộ KH&CN), về tên thƣơng mại (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ).
Giả thuyết nghiên cứu mà Luận văn đặt ra là có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.,.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Phạm Phi Anh (2004), Chính sách thông tin SHCN tại Viêt Nam, Cục SHTT.
2. Nguyễn Văn Bảy (2011), Giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại trong quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Kỷ yếu Hội thảo Thực thi quyền SHTT tại Việt Nam, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
3. Cục SHTT (2009), Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, bản dịch do Cục SHTT phát hành
4. Cục SHTT (2012), Quy chế thẩm định đơn nhãn hiệu
5. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2005.
6. Vũ Cao Đàm (2011), Khoa học chính sách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
7. Vũ Cao Đàm (2011), Một số vấn đề quản lý KH&CN ở nước ta, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2011
8. Trần Văn Hải (2013), Bài giảng nhãn hiệu và các chỉ dẫn thương mại khác, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
9. Trần Văn Hải (2013), Một số phân tích về tình trạng xâm phạm và tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, số 31 - 7/2013
10. Trần Văn Hải (2014), Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại,
Tạp chí KH&CN Nghệ An, 4.2014
11. Lê Quốc Hội (2013), Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu và tên thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Luận
văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
12. Nguyễn Thị Hƣơng (2009), Vai trò của thông tin KH&CN đối với việc bảo hộ SHCN, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN.
13.Nguyễn Văn Khanh (2003), Thông tin khoa học và công nghệ: hiện trạng và trọng tâm phát triển
14. Trần Hoàng Nguyên (2014), Liên kết thông tin KH&CN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
15. Lê Toàn Thắng (2011), Vai trò của thông tin KH&CN trong việc quản lý và bảo hộ nhãn hiệu”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 16. Nguyễn Hữu Thắng(Chủ nhiệm đề tài ): Nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Viện Quản lý Kinh tế, NXB Chính trị Hồ Chí Minh, 2006
Tiếng Anh
17. Baranson, J. and Harrington, A. (1977): Western Technology in the Political Economy of Eastern Europe. World Economy, 1: 81–92
18. Michael Blakeney (2006), Intellectual Property, Queen Mary Intellectual Property Research Institute, University of London.