Nguồn nhân lực thông tin khoa học và công nghệ về nhãn hiệu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại (Trang 83 - 85)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2. Nguồn thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên

3.2.3. Nguồn nhân lực thông tin khoa học và công nghệ về nhãn hiệu và

tên thương mại

Nhà nƣớc phải có chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng mạnh mẽ đối với lĩnh vực thông tin KH&CN. Mặt khác phải có chính sách, biện pháp sử dụng tối đa công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ mạng để tiến tới xây dựng mạng thông tin SHTT rộng khắp cả nƣớc.

Nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ năng lực nắm bắt nhu cầu và đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin SHTT của các chuyên viên.

Tập trung xây thƣ viện điện tử bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, thiết kế các công cụ tra cứu tích hợp (kể cả phần mềm dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngƣợc lại) để mọi ngƣời có thể truy cập thông tin một cách thuận tiện, giảm thời gian tra cứu, nâng cao độ chính xác của thông tin tra cứu.

Tiếp tục thu thập tƣ liệu sở hữu trí tuệ trên cơ sở trao đổi với các nƣớc và các tổ chức quốc tế; tìm các nguồn tƣ liệu liên quan đến các đối tƣợng sở hữu trí tuệ để có đủ thông tin.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin KH&CN vào hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp vì nếu không có ứng dụng vào đời sống thực tế thì các cộng nghệ trong lĩnh vực thông tin KH&CN của hoạt động sở hữu công nghiệp nếu nhƣ đƣợc nhập từ nƣớc ngoài cũng sẽ trở nên lãng phí, vô nghĩa....

Hiện nay đội ngũ cán bộ công chức làm nghiệp vụ thông tin KH&CN trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp vừa yếu lại vừa thiếu. Vì vậy, Nhà nƣớc cần phải có cơ chế đãi ngộ, chế độ tiền lƣơng hợp lý nhằm khuyến khích, thu hút và động viên hợp lý, kịp thời các cán bộ, công chức làm nghiệp vụ thông tin KH&CN trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Hàng năm, Nhà nƣớc phải có cơ chế đào tạo, bồi dƣỡng kịp thời các cán bộ, công chức để cập nhật các chính sách, chế độ trong lĩnh vực vụ thông tin KH&CN trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tránh tình trạng lạc hậu hoặc thiếu hiểu biết trong lĩnh vực này.

Mặt khác, Nhà nƣớc phải có cơ chế phát triển rộng rãi đội ngũ nhân lực ngoài quốc doanh làm nghiệp vụ thông tin KH&CN trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Mặt khác, Nhà nƣớc phải có chính sách tạo lập nên một thị trƣờng cạnh tranh lành mạnh làm dịch vụ, phục vụ cho lĩnh vực thông tin KH&CN trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp vì hiện nay đội ngũ này đang phát triển mạnh mẽ nhƣng chƣa có quy hoạch,

chƣa có định hƣớng, phát triển chƣa có chiều sâu và nhiều khi làm cản trở sự phát triển của thông tin KH&CN trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (nhiều công ty làm dịch vụ tra cứu nhãn hiệu hàng hóa còn lợi dụng sự thiếu hiểu biết, thiếu thông tin của các doanh nghiệp, các cá nhân để trục lợi, làm dịch vụ...).

Nâng cao nhận thức và trình độ của cán bộ làm việc trong lĩnh vực Thông tin Sáng chế trên cơ sở: Điều tra về nhu cầu dùng tin; trình độ của ngƣời sử dụng thông tin; phân loại các đối tƣợng sử dụng thông tin sáng chế để có chƣơng trình đào tạo phù hợp (kể cả thông tin khoa học kỹ thuật nói chung và thông tin sáng chế nói riêng); chuẩn bị tài liệu phù hợp để đào tạo cho từng loại đối tƣợng.

Tăng cƣờng dịch vụ thông tin KH&CN chế nhằm cung cấp thông tin cũng nhƣ sản phẩm thông tin phù hợp trên cơ sở điều tra về nhu cầu và cách sử dụng thông tin KH&CN về SHCN của các đối tƣợng có nhu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại (Trang 83 - 85)