Liên kết thông tin khoa học và công nghệ để thẩm định hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại (Trang 46 - 54)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1. Thực trạng liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong quản lý nhãn

2.1.1. Liên kết thông tin khoa học và công nghệ để thẩm định hình thức

a. Khái quát về nguồn thông tin thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Mục đích của thẩm định hình thức đơn là kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đƣa ra kết luận đơn có đƣợc coi là hợp lệ hay không.

Thời hạn thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ thời điểm nộp đơn, tuy nhiên, ngƣời nộp đơn vẫn có thể bổ sung tài liệu, ví dụ: ngày 01.01.2016 ông X nộp đơn thì thời điểm kết thúc thẩm định hình thức là ngày 01.02.2016. Giả định rằng ngày 15.01.2016 ông X chủ động bổ sung tài liệu thì thời điểm kết thúc thẩm định hình thức là ngày 26.02.2016. Nếu ngày 15.02.2016 ông X bổ sung tài liệu theo yêu cầu tại Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ ngày 05.02.2016 của Cục Sở hữu trí tuệ, thì thời điểm kết thúc thẩm định hình thức là ngày 16.3.2016.

Quá trình thẩm định hình thức phải kiểm tra số lƣợng tài liệu bắt buộc phải có trong đơn; bao gồm: tờ khai, mẫu nhãn hiệu, hoá đơn phí/lệ phí, giấy uỷ quyền, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận, tài liệu yêu cầu hƣởng quyền ƣu tiên và các tài liệu khác (nếu có).

b. Nguồn thông tin kiểm tra hình thức và nội dung tài liệu Yêu cầu về tờ khai:

Tờ khai đƣợc trình bày theo mẫu, đúng kích thƣớc và điền đầy đủ thông tin cần thiết vào những chỗ thích hợp [mô tả, màu sắc, loại nhãn hiệu đăng ký, tên chủ đơn (ngƣời nộp đơn/ngƣời đại diện), địa chỉ chủ đơn (ngƣời nộp đơn/ngƣời đại diện), danh mục hàng hóadịch vụ, yêu cầu hƣởng quyền ƣu tiên, chữ ký và đóng dấu xác nhận ngƣời khai].

Yêu cầu về mô tả nhãn hiệu :

- Kết cấu, thành phần của mẫu nhãn hiệu với phần mô tả cần đồng nhất. Nếu nhãn hiệu đƣợc cấu thành từ nhiều yếu tố thì cần chỉ rõ các yếu tố cấu thành và sự kết hợp giữa các yếu tố đó. Nếu nhãn hiệu chứa yếu tố hình, cần nêu rõ nội dung và ý nghĩa (nếu có) của yếu tố hình. Nếu nhãn hiệu có chứa các chữ, từ ngữ không phải ký tự Latinh thì ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa, cần dịch ra tiếng Việt. Không bắt buộc giải thích yếu tố chữ là từ tự đặt, trừ trƣờng hợp yếu tố đó khác với ký tự Latinh.

- Màu sắc yêu cầu bảo hộ cần mô tả phù hợp với màu sắc thể hiện trong mẫu nhãn hiệu và liệt kê đầy đủ, cụ thể.

Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và tài liệu chứng minh quyền ưu tiên:

- Yêu cầu hƣởng quyền ƣu tiên cần đƣợc thể hiện trong tờ khai bằng cách điền đầy đủ thông tin về yêu cầu ngày ƣu tiên, tài liệu chứng minh quyền ƣu tiên, nƣớc xuất xứ của tài liệu;

- Tài liệu chứng minh quyền ƣu tiên cần đáp ứng: ngày yêu cầu hƣởng quyền ƣu tiên (không quá 6 tháng trƣớc ngày nộp đơn tại Việt Nam), sự tƣơng thích về: nhãn hiệu, danh mục hàng hoá/dịch vụ, nƣớc xuất xứ của tài liệu ƣu tiên (so với danh sách thành viên của Công ƣớc Paris, Hiệp ƣớc song phƣơng, đa phƣơng).

Ngoài mẫu nhãn hiệu trên tờ khai, đơn phải kèm theo mẫu nhãn hiệu giống nhau và đáp ứng các yêu cầu sau:

- Mẫu nhãn hiệu phải đƣợc trình bày rõ ràng với kích thƣớc của mỗi thành phần trong nhãn hiệu;

- Đối với nhãn hiệu là hình 3 chiều thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu;

- Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải đƣợc trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải đƣợc trình bày dƣới dạng đen trắng.

Yêu cầu về danh mục hàng hóa/dịch vụ bảo hộ::

- Danh mục phải đƣợc phân nhóm, đồng thời cần kiểm tra độ chính xác căn cứ vào Bảng phân loại quốc tế hàng hóavà dịch vụ.

- Nếu tên hàng hóa/dịch vụ bao hàm nhiều nghĩa thì khi chuyển ngữ phải dựa trên tiêu chí phân loại của nhóm chứa hàng hóa/dịch vụ đó

c. Nguồn thông tin đặc biệt về thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Các trƣờng hợp đặc biệt cần có tài liệu kèm theo Đơn:

- Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cần có thêm: quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, giấy phép thành lập tổ chức;

- Đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận (tính chất, chất lƣợng hoặc nguồn gốc địa lý hay kết hợp các yếu tố) cần có thêm tài liệu: quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, giấy phép thành lập tổ chức, tài liệu xác nhận cho phép đăng ký và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nguồn gốc địa lý); bản thuyết minh chất lƣợng hàng hoá/dịch vụ; bản đồ xác định địa giới có xác nhận của chính quyền địa phƣơng hoặc cơ quan có thẩm quyền, trong trƣờng hợp nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hoặc tính chất, chất lƣợng phụ thuộc vùng địa lý đó;

- Đơn đăng ký nhãn hiệu có chứa yếu tố địa lý, cần có thêm tài liệu: dấu hiệu có khả năng chỉ ra nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ là dấu hiệu có trong thành phần của mình tên gọi địa lý hoặc thành phần hình chỉ một nguồn gốc địa lý; Chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận dấu hiệu liên quan đến nguồn gốc địa lý. Hồ sơ đơn cần có giấy phép của chính quyền địa phƣơng liên quan (UBND các cấp quản lý trọn vẹn lãnh thổ tƣơng ứng) cho phép chủ đơn đăng ký thành phần là tên địa lý, biểu tƣợng, bản đồ đơn vị hành chính cho hàng hóa, dịch vụ nêu trong danh mục.

Không chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu thông thƣờng: dấu hiệu chỉ chứa duy nhất tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý, hoặc phần tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý nổi bật hơn các thành phần khác (gồm cả trƣờng hợp các thành phần còn lại không có hoặc rất ít tính phân biệt), hoặc phần tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý đứng riêng rẽ và nổi bật nhƣ một thành phần cấu thành độc lập của mẫu nhãn hiệu ngay từ giai đoạn thẩm định hình thức.

Tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý nêu trên trùng với tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý tƣơng ứng của Việt Nam và các nƣớc khác. Tên địa lý hành chính đƣợc đề cập ở đây thông thƣờng là từ cấp huyện trở lên, có thể là cấp thấp hơn nhƣ xã, làng, bản… nếu các tên địa lý cấp thấp hơn có danh tiếng cho hàng hóa, dịch vụ tƣơng ứng (Bàu Đá là tên một chợ của tỉnh Bình Định cũng sẽ không đƣợc bảo hộ làm nhãn hiệu thông thƣờng cho sản phẩm rƣợu; Bát Tràng là tên một xã ngoại thành Hà Nội không đƣợc bảo hộ làm nhãn hiệu thông thƣờng cho sản phẩm gốm mỹ nghệ và gốm tiêu dùng…).

Dấu hiệu chữ trùng với tên địa lý nƣớc ngoài đã đƣợc biết đến rộng rãi hoặc đƣợc liệt kê trong các từ điển thông dụng liên quan đến tên địa lý (ví dụ

Larousse, Longman…) hoặc đƣợc biết đến dễ dàng và rộng rãi qua các nguồn thông tin đại chúng.

Có thể chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu thông thƣờng, nếu:

- Một dấu hiệu chứa tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý không gây nhầm lẫn đồng thời không mô tả xuất xứ hàng hóa, dịch vụ nhƣ tên hành tinh (sao Hỏa, sao Kim, Trái Đất, Mặt Trời…), vì sao (Sirius, Bắc Đẩu, sao Mai…), thiên hà (Milky Way…), lục địa (Bắc Cực, Nam Cực), núi (Hymalaya, Everest…).

- Một dấu hiệu chứa tên địa lý đồng thời là một từ thông dụng trong đời sống (Hòa Bình, Thái Bình, Cộng hòa…), trừ trƣờng hợp vùng tƣơng ứng tên địa lý có danh tiếng đối với hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ nêu trong danh mục yêu cầu bảo hộ.

- Tên địa lý trải rộng trên nhiều địa phƣơng nhƣ Hồng Hà, Cửu Long, Mê Kông, Trƣờng Sơn…

- Một dấu hiệu chứa tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý đã đƣợc sử dụng rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu.

Dấu hiệu chứa tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý đi kèm các thành phần có khả năng phân biệt khác có thể đƣợc chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu thông thƣờng (hiển nhiên dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý phải phù hợp với nguồn gốc thực của sản phẩm, dịch vụ).10

2.1.2. Liên kết thông tin khoa học và công nghệ để thẩm định nội dung

a. Nguồn thông tin để phục vụ mục đích thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Mục đích của việc thẩm định nội dung là đƣa ra kết luận về việc dấu hiệu yêu cầu đăng ký làm nhãn hiệu đáp ứng hay không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn quốc gia là 6 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn quốc tế là 12 tháng kể từ ngày công bố.

b. Nguồn thông tin để phục vụ nội dung thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Thẩm định nội dung bao gồm những công việc sau đây: - Đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu;

- Tra cứu tìm tài liệu từ nguồn thông tin tối thiểu;

- Đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu với các tài liệu đối chứng tìm đƣợc;

- Kết luận về khả năng bảo hộ của dấu hiệu, xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.

Một dấu hiệu khi đƣợc bảo hộ làm nhãn hiệu không đƣợc xâm phạm đến quyền hợp pháp đã đƣợc hình thành từ trƣớc của các chủ thể khác. Trong số đó, quyền tác giả, quyền về kiểu dáng công nghiệp và quyền đối với chỉ dẫn địa lý là gần và dễ xảy ra xung đột nhất với quyền về nhãn hiệu.

c. Nguồn thông tin để thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Để thẩm định nội dung, cần tiến hành tra cứu các nguồn thông tin tối thiểu sau đây:

- Các đơn đăng ký nhãn hiệu đã đƣợc nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ có ngày nộp đơn hoặc ngày ƣu tiên sớm hơn và các đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam mà Cục Sở hữu trí tuệ đã đƣợc WIPO thông báo với ngày nộp đơn hoặc ngày ƣu tiên sớm hơn cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự.

- Các nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký bảo hộ hoặc thừa nhận bảo hộ đang còn hiệu lực tại Việt Nam (kể cả các nhãn hiệu nổi tiếng) dùng cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tƣơng tự hoặc có liên quan.

- Các nhãn hiệu đƣợc đăng ký đã chấm dứt hiệu lực trong thời hạn chƣa quá 5 năm, trừ trƣờng hợp nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực vì lý do không sử dụng, dùng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự.

- Các chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam.

- Chỉ dẫn nguồn gốc địa lý hàng hoá, dịch vụ; tên địa lý, các loại dấu chất lƣợng, dấu kiểm tra; quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia; cờ, tên, biểu tƣợng của các cơ quan, tổ chức của Việt Nam và thế giới; tên và hình ảnh lãnh tụ, anh hùng dân tộc, tên và hình ảnh danh nhân Việt Nam và nƣớc ngoài... mà Cục Sở hữu trí tuệ sƣu tầm, lƣu giữ hoặc có trong các từ điển thông dụng hoặc đƣợc biết đến rộng rãi trên mạng thông tin toàn cầu.

- Ngoài ra, các nguồn thông tin tham khảo khác, nhƣ kiểu dáng công nghiệp đang đƣợc bảo hộ, các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày ƣu tiên sớm hơn, tên thƣơng mại…

d. Nguồn thông tin để phục vụ tra cứu phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu

Phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu đƣợc xác định theo:

- Mẫu nhãn hiệu, trong đó phần mẫu nhãn hiệu xác định phạm vi bảo hộ không bao gồm các yếu tố bị loại trừ. Nếu yếu tố bị loại trừ theo các mục này nhƣng có liên quan chặt chẽ với bộ phận còn lại và sự hiện diện của nó không làm mất khả năng phân biệt của nhãn hiệu thì có thể để lại yếu tố đó trong mẫu nhãn hiệu nhƣng yếu tố đó không thuộc phạm vi bảo hộ.

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu

Kết quả thẩm định nội dung đơn đƣợc thể hiện bằng Báo cáo thẩm định nội dung do thẩm định viên chuẩn bị. Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho ngƣời nộp đơn:

- Thông báo kết quả thẩm định nội dung nếu dấu hiệu không đáp ứng yêu cầu bảo hộ;

- Hoặc thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu dấu hiệu đáp ứng yêu cầu bảo hộ.

2.1.3. Nhận thức của doanh nghiệp về thông tin KH&CN đối với nhãn hiệu 3.1. Cần phân biệt nguyên tắc bảo hộ tự động với nguyên tắc bảo hộ độc lập

Nguyên tắc bảo hộ tự động theo Công ƣớc Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật (Việt Nam tham gia công ƣớc này từ 26.10.2004), quy định tại thời điểm một tác phẩm đƣợc công bố tại một quốc gia thành viên thì tất cả các quốc gia thành viên còn lại đều có nghĩa vụ bảo hộ chính tác phẩm đó.

Nhƣng nguyên tắc bảo hộ độc lập theo Công ƣớc Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Việt Nam tham gia công ƣớc này từ 08.3.1949) lại quy định khác, nếu một quốc gia thành viên cấp văn bằng bảo hộ cho đối tƣợng sở hữu công nghiệp nào (ví dụ nhãn hiệu) thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia đó.

Trƣờng hợp sau đây là một ví dụ về việc một doanh nghiệp lớn của Việt Nam bị mất quyền đối với nhãn hiệu vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng số 4-0001481-000 vào ngày 19.05.1990 bảo hộ cho nhóm sản phẩm số 34 thuốc lá điếu. Nhƣ trên đã phân tích, theo nguyên tắc bảo hộ độc lập do Công ƣớc Paris quy định, văn bằng này chỉ có hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong khoảng thời gian đến năm 2001, Công ty Putra Satbat Industry có trụ sở tại Indonexia đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu VINATABA cũng cho nhóm sản phẩm số 34 thuốc lá điếu tại 13 nƣớc, trong đó có các quốc gia láng

giềng của Việt Nam nhƣ Lào, Camphuchia và Trung Quốc11 – nơi có thể là thị trƣờng xuất khẩu thuốc lá điếu của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam trong tƣơng lai.

Điểm đáng chú ý là Công ty Putra Satbat Industry hoàn toàn biết rõ thông tin nhãn hiệu VINATABA cho nhóm sản phẩm 34 do Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam là chủ sở hữu trên lãnh thổ Việt Nam. Bởi vậy, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đã phải rất vất vả mới chỉ dành lại quyền sở hữu nhãn hiệu VINATABA tại Campuchia, đƣơng nhiên nếu xuất khẩu thuốc lá mang nhãn hiệu VINATABA sang các quốc gia khác thì Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam phải trả phí license nhãn hiệu VINATABA (của chính mình) cho Công ty Putra Satbat Industry.

Bởi vậy, các doanh nghiệp phải lƣu ý khả năng bị mất nhãn hiệu của mình tại nƣớc ngoài.12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)