9. Kết cấu của Luận văn
1.4. Khái quát về tên thƣơng mại
1.4.4. Đặc điểm của tên thương mại
Tên thƣơng mại là một đối tƣợng của sở hữu công nghiệp, vì vậy nó mang những đặc điểm chung của đối tƣợng quyền sở hữu công nghiệp nhƣ tính vô hình, đặc tính thƣơng mại, bảo hộ có tính giới hạn... Ngoài ra nó còn mang những đặc trƣng cơ bản sau:
Thứ nhất, tên thƣơng mại là tên trong hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh đƣợc hiểu là hoạt động thƣờng xuyên, liên tục của chủ thể kinh doanh, nhằm mục đích phát sinh lợi nhuận. Tên thƣơng mại là tên dùng trong giao dịch, tên xƣng danh doanh nghiệp, và nó không phải là
dấu hiệu phân biệt sản phẩm, dịch vụ nhƣ nhãn hiệu mà là dấu hiệu phân biệt chủ thể kinh doanh. Do đó, trƣớc hết tên thƣơng mại là tên gọi của tổ chức-cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh. Đây đƣợc xem là điều kiện cần để một tên gọi của tổ chức, cá nhân đƣợc xem là tên thƣơng mại.
Tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh thìkhông đƣợc bảo hộ dƣới danh nghĩa tên thƣơng mại. Bởi bản chất của tên thƣơng mại là tên gọi của các tổ chức cá nhân chỉ dùng trong hoạt động kinh doanh còn tên gọi của tổ chức cá nhân khác không có chức năng hoạt động kinh doanh thì sẽ không đƣợc coi là tên thƣơng mại.
Thứ hai, tên thƣơng mại dùng để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thẻ kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khác với nhãn hiệu, dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau, tên thƣơng mại dùng để phân biệt chủ thể kinh doanh với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Điều này cũng có thể đƣợc hiểu là nếu tên thƣơng mại của hai chủ thể kinh doanh trùng nhau hoặc tƣơng tự nhau đến mức gây nhầm lẫn, nhƣng hai chủ thể kinh doanh đó lại hoạt động kinh doanh trong hai lĩnh vực khác nhau, thuộc hai vùng lãnh thổ khác nhau thì vẫn đƣợc chấp nhận bảo hộ. Cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh là hai điều kiện song song đi đôi với nhau, nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì tên thƣơng mại sẽ không đƣợc bảo hộ. Chẳng hạn nhƣ hai tên thƣơng mại trùng nhau nhƣng hai chủ thể kinh doanh lại không cùng hoạt động trên cùng khu vực địa lý, hay hai chủ thể kinh doanh ở cùng một khu vực địa lý nhƣng lại không kinh doanh trên cùng một lĩnh vực cũng không đƣợc pháp luật chấp nhận bảo hộ.
Nhƣ vậy, có thể thấy tên doanh nghiệp (một loại tên thƣơng mại) cũng sẽ bì từ chối đăng ký trong trƣờng hợp tên doanh nghiệp này sử dụng nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp trừ trƣờng hợp đƣợc chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu này. Tuy nhiên, ở nếu hiểu theo đúng quy định trên thì những trƣờng hợp tên doanh nghiệp tƣơng tự với nhãn hiệu đang đƣợc bảo hộ sẽ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng 1, Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận bao gồm: thông tin, thông tin quản lý, vai trò của thông tin trong quản lý, thông tin KH&CN, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, vai trò của thông tin KH&CN (xét trên bình diện lý thuyết) đối với việc bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu và tên thƣơng mại.
Vậy trong thực tế thì vai trò của thông tin KH&CN đã tác động thế nào đến việc quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại? Chƣơng 2 của Luận văn sẽ làm rõ vấn đề này.
CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ