9. Kết cấu của Luận văn
3.2. Nguồn thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên
3.2.2. Nguồn thông tin khoa học và công nghệ về tên thương mại
Thông tin về tên thƣơng mại gồm có các thành tố sau đây:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp đƣợc viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; đƣợc viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; đƣợc viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; đƣợc viết là “doanh nghiệp tƣ nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tƣ nhân; Tên riêng. Tên riêng đƣợc viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Sử dụng tên cơ quan nhà nƣớc, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một
phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trƣờng hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Việc quản lý tên thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay không có sự thống nhất vì có quá nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý lĩnh vực này, xin đơn cử Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (mà thực tế là Sở Kế họach và Đầu tƣ cấp tỉnh) quản lý tên thƣơng mại của các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp; Bộ Tài chính quản lý tên thƣơng mại của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm; Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc quản lý tên thƣơng mại của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán... Do đó đây lại là một nguyên nhân dẫn đến khả năng có nhiều doanh nghiệp trùng tên nhau, có tên tƣơng tự nhƣ nhau.
Viê ̣c xác lâ ̣p quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thƣơng mại rất khác nhau: quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đƣợc xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT cấp , còn quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại đƣợc xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thƣơng mại đó. Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Cục SHTT) quản lý nhà nƣớc đối với nhãn hiệu. Luật SHTT giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nƣớc về SHTT, còn các bộ khác có trách nhiệm “phối hợp” với các bộ trên trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiện chƣa hề có một văn bản nào quy định về cơ chế phối hợp.
Trong thực tế, khi xảy ra tranh chấp giữa một bên là chủ thể quyền của nhãn hiệu đƣợc bảo hộ và chủ thể quyền của tên thƣơng mại đã đƣợc cấp phép, các cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng thủ tục nào để giải quyết và cơ
quan nào sẽ có thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải quyết vụ việc, Bộ Khoa học và Công nghệ hay Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ? 15
Hệ thống đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý do Cục SHTT quản lý đƣợc tổ chức rất chặt chẽ, không có khả năng trùng hoặc rất ít trƣờng hợp tƣơng tự tới mức độ gây nhầm lẫn trên phạm vi toàn quốc. Nhƣng tên thƣơng mại lại do quá nhiều cơ quan quản lý nhƣ trên nên việc trùng hoặc tƣơng tự tới mức độ gây nhầm lẫn giữa tên thƣơng mại với nhau, tên thƣơng mại trùng hoặc tƣơng tự tới mức độ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Trong thực tế đã xảy ra khá nhiều vụ tranh chấp quyền SHTT đối với các đối tƣợng khác nhau mà lỗi không hoàn toàn từ phía các doanh nghiệp.
Để khắc phục tình trạng tên thƣơng mại trùng nhau, tên thƣơng mại trùng hoặc tƣơng tự với nhãn hiệu, giải pháp trƣớc mắt là phải có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thƣơng mại, trƣớc hết là giữa hai bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ (quản lý nhà nƣớc về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý) và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (quản lý nhà nƣớc về tên thƣơng mại). Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ quy định cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp đăng ký kinh doanh phải tra cứu các thông tin về tình trạng pháp lý của các đối tƣợng sở hữu công nghiệp (chủ yếu là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý) để tránh cấp tên thƣơng mại trùng hoặc tƣơng tự tới mức độ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.
Về lâu dài, cần nghiên cứu mô hình chỉ một cơ quan duy nhất có quyền quản lý thống nhất các đối tƣợng của quyền SHTT, mặc dù việc thực hiện giải pháp này sẽ phức tạp hơn.
15 Xin tham khảo thêm: Trần Văn Hải (2013), Một số phân tích về tình trạng xâm phạm và tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, số 31 - 7/2013
Các doanh nghiệp có thể lấy tên thƣơng mại hoặc một phần tên thƣơng mại của mình để làm nhãn hiệu, nhƣng phải lƣu ý rằng quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại tự động phát sinh trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thƣơng mại đó, nhƣng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thì phải đăng ký bảo hộ, bởi vậy không nên mặc nhiên lấy tên thƣơng mại làm nhãn hiệu nhƣ trƣờng hợp VINAFOOD I nhƣ đã nêu.
Trên thế giới đã có không ít trƣờng hợp doanh nghiệp lấy tên thƣơng mại của mình làm nhãn hiệu nhƣ: SONY, TOSHIBA, HONDA... Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp không lấy tên thƣơng mại của mình làm nhãn hiệu nhƣ trƣờng hợp điển hình là UNILEVER, tập đoàn hiện đang sở hữu khoảng trên 1.600 nhãn hiệu: LIPTON, OMO, P/S... nhƣng chƣa bao giờ lấy UNILEVER làm nhãn hiệu sản phẩm.
Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều doanh nghiệp lấy tên doanh nghiệp hoặc một phần tên doanh nghiệp của mình làm nhãn hiệu, ví dụ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã lấy một phần trong tên giao dịch quốc tế
Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, để làm nhãn hiệu AGRIBANK, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam cũng lấy một phần trong tên giao dịch quốc tế Joint stock Bank for Foreign Trade of Vietnam) để làm nhãn hiệu Vietcombank.