1.3.1 .Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Dƣơng Hƣớng
2.1. Khái lƣợc về nhân vật văn học
Trung tâm của mọi tác phẩm văn học là nhân vật. Nhân vật “là nơi duy
nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sang tác” [4,tr 645].
Chính vì thế khi bắt đầu sáng tác, điều đầu tiên nhà văn nghĩ đến là nhân vật. Qua nhân vật, nhà văn giãi bầy những tư tưởng, những suy nghĩ, tình cảm hay cách tiếp cận cũng như giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời, thông qua nhân vật, nhà văn cũng thể nghiệm những tìm tòi sang tạo nghệ thuật của mình. Có thể nói, khi nhân vật hình thành thì coi như tác phẩm văn học đã được định hình. Nhân vật là nơi thâu tóm mọi ý đồ của tác giả. Nhân vật càng chân thật và sống động thì sức sống của tác phẩm càng mạnh mẽ, bền lâu. Với độc giả, nhân vật không chỉ là phương tiện kết nối với nhà văn mà còn là “người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử
nhất định” [28,tr126]. Văn học chỉ có thể là “tấm gương phản chiếu đời sống”
thông qua phương tiện chủ yếu của nó chính là nhân vật.
Trong văn học, nhân vật được hiểu rất rộng. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì nhân vật là “hình tượng nghệ thuật về con người…có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được người ta gắn cho những đặc điểm giống với con người… Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính
ước lệ, không bị đồng nhất với con người thực” [1,tr.249-250]. Như vậy nhân
vật không phải là con người thực ngoài đời được mô phỏng một cách y nguyên mà nó là sản phẩm sáng tạo của nhà văn. Và thế giới nhân vật trong tác phẩm văn học được hiểu rất phong phú. Đó có thể là ma quỷ, thần tiên, có thể là con người, con vật, có thể là hình ảnh thiên nhiên… Nhưng chung quy lại, thế giơi nhân vật trong tác phẩm bao giờ cũng thể hiện đời sống đa dạng của con người.
Tiểu thuyết là một thể loại tự sự cỡ lớn nên nhân vật được coi là một trong những yếu tố cốt tử. Có thể nói “nhân vật trong tiểu thuyết là hạt nhân của sự sáng tạo nghệ thuật, là “trọng điểm” để nhà văn lí giải mọi vấn đề của đời
sống xã hội” [6,tr.191]. Nhân vật chính là trung tâm của tiểu thuyết. Từ nhân vật, nhà văn sẽ tìm tòi những sáng tạo nghệ thuật khác (chọn chi tiết, cốt truyện, tình huống…). Những cuốn tiểu thuyết sống mãi với thời gian đều là những tác phẩm có sự sáng tạo đặc sắc trong cách xây dựng nhân vật: Đônkihôtê của Xecsvantec, Chiến tranh và hòa bình của L.TônxTôi, AQ chính chuyện của Lỗ Tấn, Chí Phèo của Nam Cao… Với đặc trưng về thể loại, tiểu thuyết không chỉ có khả năng miêu tả tỉ mỉ và khá toàn diện về cuộc đời của nhân vật mà còn đưa vào nó một khối lượng nhân vật đồ sộ. Với số lượng nhân vật lớn, khả năng phán ánh hiện thực của nhà tiểu thuyết rộng hơn đồng thời có thể đi sâu vào những ngõ ngách của đời sống thông qua những số phận cá nhân. Còn đối với độc giả, nhân vật trong tiểu thuyết chính là chìa khóa để giải mã những vấn đề mà tác giả đặt ra trong tác phẩm. Như vậy, nhân vật chính là vấn đề trung tâm trong sáng tạo nghệ thuật của nhà tiểu thuyết. Nhân vật chính là sức mạnh của cuốn tiểu thuyết.
Trước 1975, nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thường bị chi phối bởi áp lực sử thi và khuynh hướng ngợi ca. Các nhân vật thường mang trong mình tính điển hình, đại diện cho cộng đồng. Họ được khám phá chủ yếu ở bình diện xã hội, con người trong thế giới đó là những cấu trúc nguyên khối đặt trong những ngăn loại xác định. Nhân vật thường là những mô hình đơn giản, được miêu tả theo nguyên tắc đồng nhất một chiều. Thực tế nhân vật là những người hoàn toàn có thực nhưng khi tham gia vào sự nghiệp lớn lao của dân tộc, họ đã trở thành những đại diện ưu tú, là hình ảnh kết tinh ý chí, vẻ đẹp và sức mạnh của cộng đồng. Cảm hứng anh hùng khiến nhà văn nhìn nhân vật từ ngoại hình đến nội tâm đều toát lên sự mẫu mực. Chị Sứ trong sự thiếu thốn, khó khăn khi bị bao vây ở hang Hòn, dành ca nước cuối cùng của con cho hai chiến sĩ bị thương; trước khi chết vẫn kêu gọi ý chí chiến đấu của mọi người. Trong hoàn cảnh đói ăn, đói mặc, không vải may quần, không kim để dùng, vợ sinh con, Núp vẫn nhận nuôi đứa trẻ mồ côi và không ngừng đi vận động đồng bào chịu khó khăn kiên trì chống giặc. Thêm vào đó, nhân vật vì là con người của lịch sử nên chịu sự đánh giá của lịch sử. Nhiệm vụ chiến tranh mang đến cho văn học
sự phân cực trong nhân vật với hai tuyến địch- ta, tốt- xấu, thấp hèn- cao cả. Và kết thúc thường mang tính quy phạm: ta thắng, địch thua.
Sau 1975, nhất là sau 1986 có nhiều thay đổi đáng chú ý “nhân vật trong văn học không còn nằm trong thể khép kín và được định sẵn về số phận mà luôn mang tính bất ngờ” [34,tr.59]. Con người cá nhân không còn là phương tiện để thể hiện lịch sử. Nó tồn tại trong ý nghĩa đích thực của nó. Sau 1975, lịch sử được xem là một trong những hoàn cảnh bên ngoài tác động vào con người như rất nhiều yếu tố khác. Thậm chí ở một góc độ nào đó, lịch sử là tác nhân tạo nên sự bi kịch, sự tha hóa của các nhân vật. Cá nhân con người được nhìn nhận ở nhiều góc độ không chỉ ở khía cạnh bên ngoài mà còn ở chiều sâu bên trong nhân vật. Khi mang trong mình bản chất đa dạng, nhân vật được thể hiện không còn là những mẫu mực của lí tưởng xã hội xa vời thuần khiết. Họ được miêu tả chân thực và gần gũi hơn trong ranh giới mong manh và mờ nhòa của những “tổ hợp lưỡng tính” với những khát khao ham muốn đời thường, những yếu đuối, những va vấp thường gặp (Quy trong Chim én bay, Ông đại tá
không biết đùa, Vạn trong Bến không chồng…). Bởi vậy, nhân vật ở giai đoạn
này sẽ là sự phức hợp của cái tốt, cái xấu, cao cả, thấp hèn… cái sang trọng đi liền với cái nhếch nhác, cái trong sáng xen lẫn cái phàm tục. Khiến nhân vật trở nên đa chiều diện, phức tạp hơn nhưng lại thực hơn, sinh động hơn trong tính toàn vẹn và tổng thể.