1.3.1 .Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Dƣơng Hƣớng
2.2. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết của Dƣơng Hƣớng
2.2.1.2. Ngƣời phụ nữ biểu hiện của bi kịch tình yêu, hạnh phúc gia đình
Trong chiến tranh, không phải chỉ những người lính trực tiếp chiến đấu mới phải chịu đựng những đau đớn của việc cận kề sống, chết, mà phụ nữ mới chính là người chịu mất mất nhiều hơn cả. Với họ, chiến tranh là đau đớn, là bàng hoàng sợ hãi, là những bất an, là những khao khát mòn mỏi, là vọng phu, là những chấn thương cả về thể xác lẫn tinh thần.... Nhà văn Trần Huy Quang từng trăn trở: “Chiến tranh- người ta đo tính ác liệt của nó bằng bao nhiêu tấn bom đạn đã đổ xuống, bao nhiêu tỷ đô la bỏ ra, bao nhiêu lít máu đổ xuống, bao nhiêu thời gian. Hết tiếng súng người ta gọi chiến tranh đã kết thúc. Nhưng đừng, hãy nhìn lại. Khi không còn tiếng súng nữa, đâu phải hết sự ác liệt của chiến tranh. Không ai tính số lượng, khối lượng nhan sắc, tinh hoa của các cô gái, của con người bị mài mòn trong chiến tranh”[31, tr.149]. Đất nước có chiến tranh, người chồng, người con lên đường chiến đấu, để lại trong lòng người phụ nữ (những người mẹ, người vợ, người chị, người em) nơi hậu phương một vết thương, một nỗi đau âm ỉ không bao giờ tắt. Có biết bao thế hệ phụ nữ Việt Nam đã phải chịu cảnh góa bụa, chịu đựng nỗi đau về sự mất mát, hy sinh của những người mình yêu thương nhất. Là nhà văn bước ra từ cuộc chiến, Dương Hướng đã nhìn thẳng vào hiện thực phản ánh những thân phận và những cuộc đời éo le của những người phụ nữ trong và sau chiến tranh. Tác giả đã đi sâu vào từng số phận cá nhân, của từng gia đình với những bi kịch của đời họ để nói lên những nỗi đau, mất mát, thiệt thòi và khơi sâu vào những nỗi đau đàn bà thăm thẳm vô biên mà chiến tranh đã mang đến cho người phụ nữ. Người phụ nữ trong tiểu thuyết của Dương Hướng thường là những con người đẹp về thể chất và tâm hồn nhưng luôn phải chịu một số phận bất hạnh. Những ước mơ bình dị nhất là được làm vợ, làm mẹ của họ cũng ít ai toại nguyện cũng bởi tại chiến tranh.
“Bến không chồng” như chính nghĩa ẩn và nghĩa đen của nó, những cái “bến không chồng” trở thành một biểu trưng cho cuộc sống dân tộc trong cả một thời kỳ dài khi lớp lớp đàn ông, thanh niên đều ra trận. Khắp làng Đông sôi sục cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh ác liệt. Quanh năm suốt tháng, quanh quẩn nơi làng quê chỉ còn lại phụ nữ và một số ít đàn ông tật nguyền, thiểu năng và ngớ ngẩn trí tuệ: “Cả làng Đông bây giờ bói cũng chả còn đứa con trai nào nhìn ra hồn. Đứa nào không đui què, sứt môi, tai điếc thì mười bẩy đã đòi khai thêm tuổi để đi khám nghĩa vụ”[13, tr.140]. Tâm trạng chung của những người phụ nữ trải qua chiến tranh thường mang nỗi cô đơn khắc khoải vì phải sống “chốn giáp ranh giữa địa ngục và trần gian” và tiếp xúc với những người cùng giới với nhau trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Sự tàn phai của cuộc đời tịnh tiến theo thời gian lúc đầu tính bằng ngày, tháng, sau tính bằng năm rồi cả cuộc đời. Chiến tranh đã ngốn hẳn một thời gian dài dằng dặc như thế khiến tuổi trẻ bị đánh bật ra sau và với người phụ nữ đó là niềm bất hạnh, nỗi đau không lời làm tê buốt con tim họ. Những mảnh đời như Nhân, Hạnh, Dâu, Cúc, Thắm... chỉ là những kiếp sống mòn, tuyệt vọng, tháng năm đã mài nhẵn cả tuổi thanh xuân khát khao hạnh phúc của họ. Họ sống trong chờ đợi, hy vọng, khi “quá lứa” nhiều người trong số họ trở thành quá phụ khi còn đương xuân, giấu kín đời mình và giấu kín những khát khao cháy bỏng chân chính là sứ mệnh đè nặng lên trái tim họ. Trong số đó, có thể nói chị Nhân- mẹ Hạnh là người chịu nhiều hy sinh nhất của phụ nữ làng Đông. Những người thân yêu nhất của chị lần lượt ra đi theo tiếng gọi của tổ quốc và đều nằm lại nơi chiến trường lạnh lẽo. Sau bao lần tiễn chồng, tiễn con đi là bấy nhiêu lần đau đớn, vật vã khi phải đứng bên quan tài chồng, con nhưng ngay cả nỗi đau cũng vật vờ giả tạm vì quan tài chỉ là biểu trưng còn người thân xa cách nghìn trùng. “Chị thấy cuộc đời chị cứ mất dần mất dần những người thân. Lúc đầu là chồng rồi đến thằng Hà, đứa con trai cả của chị. Khi thằng Hà hy sinh, thôi thì dù sao chị cũng còn thằng Hiệp. Bố nó và thằng Hà coi như đã gánh đi mọi rủi ro. Chị đinh ninh thằng Hiệp sẽ trở về với chị. Mọi hy vọng trông chờ vào đưa con trai duy nhất, ai ngờ thằng Hiệp cũng lại ra đi mãi không bao giờ trở về”[13,
tr.228]. Chị thấy mình bị hẫng hụt như rơi tõm xuống cái hố sâu thăm thẳm! Nhưng bi kịch của chị đâu đã dừng lại ở đó, những hy sinh mất mát quá lớn đã ám ảnh chị, khiến chị sống trong sự giày vò tội lỗi, trong những ảo giác nặng nề “Đêm chị nằm mơ thấy cả ba bố con nó dắt nhau về oán trách. Chị nhìn vào mắt chồng, mắt hai đứa con cứ cháy rực lên. Chồng chị nói “Mình là kẻ giết người, mụ đàn bà ác độc! Tôi đã đi rồi sao mình không để các con được sống yên ổn ở quê nhà?”- Thằng Hà nói: “Bố và con đã đi rồi, sao mẹ không để em con được sống?”- Thằng Hiệp nói: “Sao mẹ lại vui mừng khi con đi vào chỗ chết?”[13, tr.228-229]. Lương tâm chị giằng xé, sự hy sinh của chồng con như những lưỡi dao cứa vào lòng chị. Nỗi đau nhấn chìm, tưởng chừng chị không sống nổi, nhưng cuối cùng chị vẫn phải sống. Bởi chị là vợ, là mẹ liệt sĩ nên chị luôn phải khoác trên mình chiếc áo khoác của người phụ nữ đại diện cho mẫu người phụ nữ Việt Nam kiên trung, tiết hạnh. Chị Nhân buộc phải vượt lên tất cả những khát khao hạnh phúc của bản thân, chị đành để tuột mất mối tình tuổi xế chiều mà chị xứng đáng được hưởng. Chính lối sống theo khuôn mẫu mà thời đại đã định sẵn, vô hình đã đẩy chị “trượt dài” trong những năm tháng còn lại của cuộc đời lây lất.
Trong số các nhân vật phụ nữ của Bến không chồng, người đọc khó quên chân dung nhân vật trung tâm là Hạnh. Dương Hướng đã rất tâm huyết khi tạo dựng lên bi kịch của người phụ nữ có thể nói là “vượt trội” so với số đông những “chinh phụ” trong văn xuôi cả một thời dài chiến trận. Không giống như mẹ, Hạnh và Nghĩa đã dũng cảm vượt qua lời nguyền để cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình. Và Nghĩa cũng không hy sinh như bố, anh Hà, anh Hiệp. Nhưng bi kịch của Hạnh lại diễn ra theo hướng khác. Đó là nỗi đau của người phụ nữ có chồng cũng như không. Nỗi đau của sự sô độc, chiếc bóng. Cưới chưa được bao lâu thì Nghĩa lên đường nhập ngũ, Hạnh hy sinh cả tuổi xuân chờ chồng nuôi mẹ, Hạnh mòn mỏi chờ đợi trong khắc khoải lo lắng. “Đã tám năm nay Hạnh nhận ra mình sống bằng những kỉ niệm với Nghĩa nhiều hơn là chờ đợi ở tương lại. Những hy vọng ngày một mỏng manh, dù mỏng manh vẫn hơn là tắt hẳn! Hạnh lội xuống bến rửa chân, lòng ngẩn ngơ nhìn mặt trăng
loáng loáng dưới nước. Hạnh thấy mình lạc vào thế giới mung lung sâu thẳm của những câu chuyện huyền thoại xa xưa…”[13,tr.180]. Hạnh thực sự đã trở thành nàng vọng phu khi đang sống. Nỗi trông đợi mòn mỏi của cô được nhà văn miêu tả với một cái nhìn đầy cảm thương trân trọng: “Mãi đến khi Nghĩa đi Hạnh mới âm thầm tự làm lấy chiếc gối đôi thêu bông hoa hồng đỏ thắm và đôi chim, con bay con đậu, Hạnh tự nhận mình là con chim đậu chờ đợi con chim bay đi trở về. Chiếc gối đôi hạnh phúc đã thấm bao mồ hôi nước mắt của Hạnh. Hạnh đã giặt khô không biết bao nhiêu lần sờn cũ đi mà anh vẫn chưa về. Chiếc gối khâu bằng vải pô-lơ-lin trắng, dài tới tám mươi phân, mỗi lần đem ra sông Đình giặt, Hạnh phải giấu không muốn để ai nhìn thấy sợ người ta quở, khi phơi Hạnh cũng mang ra tận vườn chuối để phơi cho đỡ chướng”[13,tr.155- 156]. Còn gì khiến chúng ta xót xa hơn một nỗi khắc khoải hạnh phúc phải luôn đối diện với thói lãnh cảm, sự vô tâm của người đời. Hạnh giấu giếm vì sợ cái nhìn nghiệt ngã của người đời khi cả nước đang gồng mình vì giặc dã, ai dám nghĩ đến hạnh phúc riêng tư. Không chỉ vậy, Dương Hướng đã có một cái nhìn đầy nhân bản khi nhìn sâu vào phần bản năng, quan tâm đến khát vọng tự nhiên của người phụ nữ. Gần mười năm đằng đẵng chờ chồng, đã biết bao lần Hạnh mộng mị về những cuộc ái ân, bao lần cô tự thỏa mãn tình dục, khao khát có con để hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng là sinh một đứa con trai để nối dõi tông đường cho dòng họ Nguyễn: “Bến vắng. Nỗi buồn cô liêu. Một tiếc nuối thoáng qua. Một thời xuân sắc và những phút ái ân với Nghĩa bỗng trỗi dậy. Đầu óc Hạnh căng ra rung lên ngây ngất trong hoang tưởng. Hạnh lao ra dòng nước mát lạnh sóng sánh bóng trăng. Cơ thể lâu ngày khô héo bỗng rạo rực ngập tràn hưng phấn. Hạnh vùng vẫy, quẫy đạp trong ham muốn làm tình với nước. Và mãi như thế, Hạnh thấy mình đang chìm dần chìm dần như thể có con ba ba thuồng luồng đang lôi tuột xuống đáy sông. Hạnh hoảng loạn chới với cố nhoài người lên bãi cát. Tay vẫn giữ bộ quần áo sũng nước, Hạnh lao lên bến chạy dọc bờ sông. Hạnh chạy mãi, chạy mãi...”[13,tr.181]. Nỗi khao khát đầy bản năng của người đàn bà trẻ xa chồng được nhà văn miêu tả tinh tế và đầy cảm thông. Hạnh phúc quá ít ỏi, quá mong manh, Hạnh sống trong ký ức nhiều hơn
là sống với hy vọng. Ký ức về những ngày bên Nghĩa, được làm vợ, được sống trọn vẹn trong tình yêu luôn bùng cháy trong Hạnh. Chiến tranh xộc đến từng gia đình cướp đi hạnh phúc chính đáng của hàng triệu người. Đâu chỉ người ngoài tiền tuyến hàng ngày đối mặt với cái chết mới phải chịu đựng sự khốc liệt của chiến tranh mà những người vợ, người mẹ ở hậu phương cũng mỏi mòn, nhức nhối với bao nỗi đau. Hạnh phúc lứa đôi trở thành một ham muốn thấm đẫm nước mắt, thấm đẫm nỗi đau của con người. Sự kết tụ và ngưng đọng đến mức dày đặc, không thể giải tỏa của nỗi buồn. Nỗi cô đơn của người đàn bà trẻ đẹp đang ở tuổi thanh xuân căng tràn nhựa sống phải sống xa chồng, lầm lũi trong cảnh bặt vô âm tín do sự chia cắt của chiến tranh đã giày vò Hạnh, xé nát trái tim cô. Nhu cầu bản năng xui khiến cô nổi loạn. Hạnh ngâm mình dưới nước để cho thân xác cuồng loạn trong sự bao che của nước. Bản năng của con người đáng được cảm thông khi bị đặt vào hoàn cảnh nghiệt ngã. Nỗi đau âm ỉ nhưng bỏng rát hơn khi bao nhiêu năm tháng chờ đợi chồng về bỗng dưng cánh cửa hạnh phúc càng đóng chặt bởi người về mang nỗi đau nói không thành lời. Nghĩa trở về đoàn tụ cùng gia đình, Nghĩa về lành lặn mà còn lên cấp tá nữa. Những tưởng Hạnh sẽ được sống trong niềm hạnh phúc tràn ngập, thế nhưng đau hơn Nghĩa lại không còn khả năng làm cha để giúp người vợ trẻ làm tròn thiên chức của mình, uất nghẹn bởi đắng cay. Người đàn bà cô đơn ấy khát khao yêu thương, bị giày vò điên cuồng bởi ước mơ được làm vợ làm mẹ. Chính ước mơ đời thường và nhỏ nhoi ấy khiến cuộc đời cô trở thành tấn bi kịch. Nỗi đau khổ tủi nhục đẩy đến cao độ khi cô chấp nhận tất cả để đạt được ước mơ nhỏ nhoi ấy, dù cô đã phạm phải tội phi đạo đức. Trong cơn tuyệt vọng cùng cực, bất chấp cả đạo lý, Hạnh đã chủ động hiến dâng cho chú Vạn, người cha nuôi của cô. Niềm hạnh phúc tuyệt vời đó cũng chính là sự bắt đầu cho một bi kịch mới của Vạn sau này.
Bên cạnh đó, Thủy-người vợ sau của Nghĩa tuy không bi đát, thống thiết bằng Hạnh, chị Nhân nhưng cũng là nạn nhận của những tội ác do chiến tranh gây ra. Thủy cũng chìm ngập trong nỗi đau đớn tuyệt vọng, nỗi nhục nhã khi tự buộc lòng làm “con điếm” để kiếm đưa con: “Thủy đành phải chấp nhận lừa dối
chồng, lừa dối gia đình chồng và lừa dối tất cả mọi người để gây lại niềm tin cho gia tộc nhà Nghĩa”[13,tr299]. Nhưng cô đã thất bại, không phải ai cũng dễ có một cái nhìn đầy cảm thông cho những éo le của lòng người như Dương Hướng. Nhà văn đã sống, đã trăn trở vô cùng với những khao khát tận đáy lòng của người vợ, người mẹ. Còn có biết bao người phụ nữ như Dâu, Thắm, Cúc, Hồng... mỗi người mang trong mình nỗi đau không gọi thành tên. Thắm không hạnh phúc trong hôn nhân, để trái tim đi theo tiếng gọi của tình yêu mới. Thắm đem lòng yêu chàng pháo thủ, nhưng khi chiến tranh kết thúc, anh chàng của Thắm đã đi lấy vợ mà không hề biết rằng mình có con với Thắm và đang là niềm chờ mong mòn mỏi của hai mẹ con. Niềm an ủi của cô là đứa con. Dâu, Cúc, Thao... chịu cảnh “không chồng” bởi những dữ dằn, khốc liệt của chiến tranh. Dâu một cô gái có cá tính mạnh mẽ, trẻ trung, năng động những tưởng cuộc đời cô sẽ được hưởng hạnh phúc. Nào ngờ phúc đâu chẳng thấy chỉ thấy tương lai xám xịt, viễn cảnh góa bụa hiện ra trước mắt khi người yêu cô tử trận. Cô nói trong đau đớn, chua chát “tao đang súng sướng... vì bỗng nhiên tao đã trở thành gái tân. Rõ ràng về giá trị phụ nữ tao hơn hẳn mày”. Cúc trả lễ Thành vì không thể chấp nhận khuôn mặt bị chiến tranh hủy hoại đến mức ghê sợ. Thao cũng trả lễ vì người yêu đảo ngũ không thể sống trong tủi nhục, cay đắng.... Tất cả đều do chiến tranh, hóa ra móng vuốt của chiến tranh len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc đời, khoét sâu vào những vết thương lòng của người phụ nữ.
Con người trong chiến tranh không thể tự do lựa chọn số phận cho mình. Chiến tranh có sự nghiệt ngã riêng của nó, mà ở đó “cái không bình thường đã trở nên bình thường”, ở đó “sự chém giết đã trở thành những hành động tự nhiên, tất yếu của con người”. Những ai lãng quên, suy nghĩ và hành động trái với “bình thường” của quy luật chiến tranh, thì dễ sa vào cảnh huống dằn vặt, day dứt, đau đớn mà không thể lý giả được nguồn cơn một cách rõ ràng, minh bạch. Thương Huyền (Dưới chín tầng trời), một tiểu thư đài các, xinh đẹp cũng là một nạn nhân thê thảm của chiến tranh. Với sắc đẹp, tài năng và một nền tảng gia đình vững chắc, Thương Huyền xứng đáng có một cuộc sống hạnh
phúc. Nhưng cỗ máy chiến tranh đi qua đã xéo nát tất cả. Thương Huyền có một mối tình đẹp với chàng trai giải phóng quân, nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh, cô phải ngủ với cố vấn Bell để hoàn thành nhiệm vụ mà cách mạng giao phó. Khi hoàn thành xong nhiệm vụ, nhờ đứa con trong bụng mà nàng thoát chết, nhưng chị phải bỏ dở công việc vì sự day dứt, giằng xé trong tâm hồn khi phải giết cha của đứa con mình. Đó là “một mệnh lệnh sẽ khắc vào cuộc đời nàng một dấu ấn, một nỗi đau nhức nhối suốt cuộc đời”[14, tr.170]. Nỗi đau càng xoáy sâu hơn khi tổ chức kết tội chị buông súng giữa chừng: “Tổ chức đã theo dõi sát từng bước chân nàng trong phi trường. Giờ thì đích thị nàng là con điếm, điếm cao cấp đánh đu với cả ngài cố vẫn Mỹ. Nàng không thể ngờ thân phận nàng bỗng nhiên thành con điếm có con với hai người