Nạn nhân của chiến tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết của dương hướng (Trang 35)

1.3.1 .Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Dƣơng Hƣớng

2.2. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết của Dƣơng Hƣớng

2.2.1. Nạn nhân của chiến tranh

Với người Việt Nam, chiến tranh là nỗi ám ảnh lâu dài. Bởi không có dân tộc nào trên thế giới trong thế kỷ XX vừa qua phải sống trong bom đạn, trong khí hậu của chiến tranh gần suốt 40 năm (từ đầu thập niên 40 đến hết thập niên 70) như dân tộc Việt Nam. Vì vậy “còn lâu, rất lâu về sau, chiến tranh vẫn cứ là đề tài lớn, một kho dữ liệu không thể nào vơi cạn còn nằm sâu trong ký ức của

con người”[19, tr.123]. Đến nay dù chiến tranh đã lùi xa nhưng vết thương mà nó để lại vẫn âm ỉ, nhức buốt trên biết bao số phận con người, nó vẫn là một đề tài lớn cho văn học khám phá và biểu hiện.

Bản chất của chiến tranh là bi kịch, bi kịch từ những ngày đầu tiên cho đến những ngày cuối của cuộc chiến tranh. Dù là chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa thì đối với những con người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến hay những người có liên quan đến họ (người thân) đều là bi kịch. Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975, đặc biệt là sau 1986 đã có sự thay đổi về cảm hứng, không còn là cảm hứng anh hùng ngợi ca như trước 1975 nữa mà chuyển sang cảm hứng suy ngẫm về chiến tranh trong hoàn cảnh mới của những người vừa bước ra khỏi chiến tranh. Với độ lùi về thời gian, và bối cảnh đổi mới cũng tạo điều kiện cho nhà văn nhìn lại quá khứ với những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về số phận con người ở khía cạnh mà trước đây luôn bị “gác lại” trước số phận dân tộc: khía cạnh bi kịch cá nhân. Bên cạnh cái được là thành quả lớn lao, chiến thắng vẻ vang hào hùng của dân tộc, còn là những tổn thất, mất mát và khổ đau của người dân như là cái giá phải trả. Tất cả những góc cạnh nhiều chiều của cuộc sống đó đã tạo nên một bức tranh mới, một chân dung đầy đặn và chân thực hơn. Ở đó, ngòi bút nhà văn như trải ra, đào sâu thêm đến tận cùng hiện thực chiến tranh, để rồi tái hiện lại khuôn mặt chiến tranh như nó vốn có. Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết hậu chiến có thể được đánh dấu từ Thời xa vắng (1986 của Lê Lựu). Tiếp theo cảm hứng bi kịch được tập trung thể hiện sâu đậm hơn, đa dạng hơn trong các tiểu thuyết: Mảnh đất tình yêu (Nguyễn Minh Châu), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai).... Trong Nỗi buồn chiến

tranh, Bảo Ninh đã phản ánh thật ám ảnh những mất mát, nỗi đau thê thảm của

con người trong và sau chiến tranh. Nỗi đau ấy đè nặng lên đời Kiên, khiến anh cảm thấy bị mắc kẹt trên cõi đời này. Trở về thời bình nhưng quá khứ đã thành sức mạnh ghê gớm kéo anh quay cuồng trong những hồi ức liên miên không dứt. Không chỉ có Kiên, Phương cũng bị chiến tranh vùi dập một cách tàn nhẫn, Phương đã tận mắt nhìn thấy và nếm trải sự khủng khiếp của chiến tranh và

không ai có thể ngờ rằng trên tuyến tàu ra trận nàng bị chính những kẻ cuồng thú trong “phe mình” hãm hiếp. Chiến tranh quả thật tàn nhẫn!

Cũng như nhiều nhà văn khoác áo lính, trở về từ chiến trường, từng nếm trải những ngày tháng hào hùng mà vô cùng khốc liệt của dân tộc, cuộc đời trận mạc đã đem lại cho Dương Hướng những “vỉa tầng mầu mỡ, vốn sống, vốn kinh nghiệm”. Như một lẽ tự nhiên, đối với Dương Hướng cũng như bao đồng đội của mình, hiện thực thời chiến là tất cả những gì còn nằm nguyên vẹn trong ký ức để luôn luôn trở đi trở lại, luôn là nỗi ám ảnh và thôi thúc ông viết nên “những trang viết cuộc đời”, viết để “neo đậu tâm hồn vào cuộc đời”. Các tiểu thuyết của Dương Hướng đã đề cập đến nỗi đau, bi kịch của con người do hoàn cảnh chiến tranh gây ra với cách thể hiện thật sinh động, cụ thể, chân thực đến bỏng rát, lay động tâm hồn và trái tim người đọc. Trong tác phẩm Bến không

chồng, chiến tranh không hiện lên ồn ào, tàn khốc với bom rơi đạn lac, khói lửa

mịt mù mà âm trầm lặng lẽ đem đến những nỗi đau dai dẳng, buốt nhói không gì sánh nổi. Chiến tranh như cái bóng hắc ám gieo rắc thương đau lên biết bao số phận con người làng Đông hiền lành, chăm chỉ. Một trong những biến cố lịch sử to lớn chi phối đến nhiều số phận con người, gây nên bao bi kịch trong tiểu thuyết Dưới chín tầng trời cũng là chiến tranh. Tái hiện một giai đoạn lịch sử trọn nửa thế kỷ của dân tộc đi qua, Dương Hướng đã thể hiện khá đầy đủ, toàn diện, muôn mặt của chiến tranh với tất cả những gì khốc liệt, đau đớn và bi thương nhất. Chiến tranh đã tàn phá bao gia tộc, bao gia đình và gây bi kịch cho những số phận con người nhỏ bé trong cơn lốc dữ dội của nó. Tác phẩm của Dương Hướng có một cái nhìn đa chiều của tác giả và có độ sâu triết lý về cái giá của hòa bình. Khi nói đến những mất mát của con người trong chiến tranh qua hai tiểu thuyết của Dương Hướng ta có thể nhận thấy qua những loại nhân vật tiêu biểu như là những người lính và những người phụ nữ.

2.2.1.1 Bi kịch ngƣời lính

Nếu như hình tượng người lính trong suốt ba mươi năm văn học kháng chiến vốn luôn là anh hùng, là lý tưởng, là chói lọi màu sắc cao cả thì khi chiến trường im tiếng súng, trở về với cuộc sống đời thường với cái hàng ngày, người

lính đã gặp không ít khó khăn, thách thức, hiểm họa và họ cũng đã từng thất bại trên tất cả các phương diện của cuộc sống. Sau 1975, tiểu thuyết về chiến tranh đã chạm đến những vấn đề riêng tư nhất của con người. Đặc biệt từ sau 1986, trong tinh thần đổi mới, cùng với sự thay đổi quan niệm về hiện thực cũng như quan niệm về con người, cái nhìn chiến tranh có sự thay đổi. Nó không còn là cách nhìn, cách hiểu và phản ánh cuộc sống sơ cứng, một chiều mà đó là cái nhìn trung thành với đời sống khách quan. Nhà văn không né tránh hiện thực, không ngần ngại phản ánh những hy sinh mất mát, những sai lầm khiếm khuyết, những ấu trĩ non nớt một thời. Qua đó, các nhà văn đã lý giải thực tế phức tạp của cuộc sống thời hậu chiến. Có thể nói, chưa có thời kỳ văn học nào lại nói nhiều đến nỗi buồn chiến tranh như thời kỳ văn học sau đổi mới. Đó là nỗi buồn của cả một thế hệ bước ra từ cuộc chiến sinh tử nơi chiến trường. Đó là nỗi buồn vì quá khứ huy hoàng nhưng nhiều mất mát, buồn vì tương lai bị đầu độc bởi những chấn thương tinh thần sâu đậm, hơn cả nỗi buồn nhân tính bị hủy hoại. Cuộc chiến đi qua còn để lại những tâm hồn què quặt, những ám ảnh bạo lực ghê rợn. Nỗi đau về tinh thần không thể chữa khỏi ngày một ngày hai. Có nỗi buồn cứ dai dẳng, triền miên, trở thành nỗi ám ảnh đè nặng lên cuộc đời những người lính như trường hợp Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Ban đầu khi nhập ngũ Kiên hăm hở và tràn đầy niềm tin. Trong cuộc chiến ác liệt, chứng kiến cái chết của đồng đội, cảnh máu chảy đầu rơi, rồi chính tay mình vấy máu, tâm hồn Kiên tê dại đau đớn. Để khi bước ra khỏi cuộc chiến, kí ức chiến trường cứ bám riết lấy tâm hồn anh, đè nặng lên khối óc anh, Kiên thường xuyên nhớ quá khứ. Nơi ấy có tiếng gầm rú của bom đạn, có màu đỏ của máu.... Trải nghiệm chiến tranh tàn khốc, dữ dội đến mức Kiên cảm thấy “Hòa bình ập tới phũ phàng, choáng váng đất trời và siêu đảo lòng người, gây bàng hoàng, gây đau đớn nhiều hơn là mừng vui....Và anh đột nhiên thấy tràn ngập trong cảm giác cô đơn trơ trọi, trơ trọi hơn bao giờ hết, trơ trọ từ đây” [27, tr11.9]. Tuấn trong Không phải trò đùa của Khuất Quan Thụy trở về sau những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt với nhiều vết bỏng bom Napan trên ngực. Vết thương ấy chính là vật cản vô hình tình yêu của anh và Hân. Tưởng

đó chỉ là vết thương nhỏ trên da thịt, ai ngờ nó khoét sâu vào tâm hồn anh, khiến hạnh phúc của anh thấm đẫm xót xa, đau đơn. Vì vết thương quái ác đó, Tuấn luôn mang trong mình mặc cảm khi nhớ lại ánh mắt hoảng sợ của người yêu. Anh cảm thấy mình cô đơn ngay giữa những người thân yêu nhất, lạc loài ngay giữa cộng đồng. Đó là nỗi đau ám ảnh Tuấn suốt đời, theo anh mãi mãi… Nếu trong tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn 1945-1975 chân dung người lính được thể hiện chủ yếu qua hành động, qua khả năng chiến thắng những thử thách khắc nghiệt thì trong tiểu thuyết hậu chiến, họ hiện lên chủ yếu qua những biến cố tâm lý qua “lịch sử tâm hồn”. Tất cả cho thấy sự đổi mới tư duy nghệ thuật trên lộ trình mới của văn học Việt Nam thời hiện đại. Nhân vật người lính trong tiểu thuyết hậu chiến không bộc lộ mình trong những sự kiện ác liệt được lấy làm bối cảnh của tác phẩm như một kiểu nhân vật hành động mà chủ yếu xuất hiện trong trạng thái suy tư, chiêm nghiệm.

Từng là một người lính, Dương Hướng thấm thía tâm trạng hụt hẫng của họ. Các tiểu thuyết của ông đều tỏ ra am tường, soi xét một cách thấu đáo thế giới nội tâm đa dạng, phức tạp của những con người vừa đi qua mưa bom bão đạn của chiến tranh. Đó là những người lính từ thời chống Pháp như Nguyễn Vạn, Hoàng Kỳ Trung đến người lính chống Mỹ như Nghĩa, Nam, Vương.... với những hy sinh, tổn thất những tưởng sẽ chấm dứt khi chiến tranh kết thúc, nhưng không, họ còn tiếp tục chịu hy sinh khi trở về hậu phương. Họ vừa là con người của thời hiện tại, trực tiếp đối mặt với cuộc mưu sinh thường nhật, vừa là con người của quá khứ trong nhu cầu nhận thức lại quá khứ ấy. Người lính bước ra từ chiến tranh đều ít nhiều mang thương tật về tâm hồn. Họ bị cầm tù bởi quá khứ khủng khiếp, có khi đánh mất cảm giác về hiện tại.

Nguyễn Vạn trong Bến không chồng trở về làng Đông từ chiến trường Điện Biên trong niềm kiêu hãnh của một vị anh hùng lấp lánh huân, huy chương trên ngực áo. Thế nhưng cuộc sống thời bình không căng thẳng dữ dội mà lại chứa đầy những cạm bẫy, những thử thách, âm thầm cắn xé lòng người. Nơi chiến trường, Nguyễn Vạn oai hùng, khí khái bao nhiêu thì trở về đời thường anh lạc lõng cô độc bấy nhiêu. Nguyễn Vạn cũng rơi vào cảnh huống

không khác gì so với những người đồng đội cùng bước ra từ chiến tranh. Họ- những người lính dù cố gắng nhưng không thể hòa nhập được với cuộc sống mới- cuộc sống mà ở đó vai trò của họ vô cùng mờ nhạt! Cuộc sống mới với tiết tấu hối hả, năng động không phải là môi trường thuận lợi cho sự thích ứng của người lính. Họ lạc lõng ngay trong chính gia đình, giữa những người thân yêu nhất của mình. Bi kịch của tướng Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp là minh chứng điển hình nhất. Tướng Thuấn cả đời phục vụ cho quân đội- cho quê hương đất nước. “Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi. Ông vào bộ đội, ít khi ở nhà”[38, tr.14]. “Cả đời cha tôi gắn với súng đạn, chiến tranh” [38,tr.15]. Quen với cuộc sống nơi hòn tên mũi đạn, khi hòa bình lập lại trước nhịp sống bon chen, đua tranh danh lợi, tướng Thuấn cảm thấy cô độc, lẻ loi ngay chính trong ngôi nhà của mình. Ông không thể chấp nhận việc làm phi nhân của cô con dâu. Thủy- con dâu ông là một bác sĩ, một trí thức trẻ đã bị ma lực của đồng tiền đánh cướp lương tâm. Vì tiền, cô không ngại sử dụng nhau thai làm mồi cho chó, lợn ăn. “Hàng ngày các nhau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về. Ông Cơ nấu cho chó, cho lợn”. “Cha tôi dắt tôi xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong đó thấy có các mẩu thai nhi bé xíu, thấy cả những ngón tay nhỏ hồng hồng.... cha tôi khóc. Ông cầm phích đá ném vào đàn chó béc giê: “Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này”[38,tr20]. Mặc dù bàn tay đã nhuốm không biết bao nhiêu máu quân thù, nhưng trước hành động nhẫn tâm của Thủy, tướng Thuấn không thể chấp nhận. Là một người lính bước ra từ cuộc chiến, tướng Thuấn hiểu lắm những thang bậc đạo đức của cuộc sống vì thế ông không thể đồng lõa với hành động của Thủy. Ông đã lên tiếng bảo vệ giá trị đạo đức, đầy lùi những tư tưởng bệnh hoạn làm băng hoại nhân cách con người.

Trở lại với Nguyễn Vạn, nếu như tướng Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp lạc lõng cô độc ngay trong ngôi nhà của mình thì Nguyễn Vạn cảm thấy cô đơn, lẻ loi trong dòng tộc, họ hàng mình. Anh bị những người trong họ rẻ rúng, họ định cho Vạn về ở từ đường chỉ vì sợ dư luận xã hội. “Tôi cũng định thế- Nguyễn Khiên nói- chả lẽ để anh ra ở đình Đông, e làng xóm chê cười cả họ nhà mình. Dù sao thì anh ấy cũng là người vẻ vang nhất làng

Đông” [13,tr27]. “Anh kém tính bỏ mẹ! Ai chẳng biết thằng Vạn có công, công lao của nó đối với dân với nước thì để cho dân cho nước lo nhà cho nó. Nhà Vạn xưa nay đóng góp chó gì cho họ Nguyễn”. Ấy đấy! sự lãnh đạm của họ tộc khiến Nguyễn Vạn đã cô độc càng cô độc hơn. Tuổi trẻ cùng những khát vọng bỏ lại nơi chiến trường, sự hy sinh cả đời của Nguyễn Vạn giờ được đền đáp bằng cái mác: người vẻ vang nhất làng Đông. Đáng buồn thay cho Nguyễn Vạn! Tuy nhiên đây chưa phải là bi kịch lớn nhất của Nguyễn Vạn khi trở về với cuộc sống thời bình. Bi kịch lớn nhất xâu xé tâm hồn Nguyễn Vạn là nỗi đau tinh thần- sự kìm nén bản năng. Nguyễn Vạn sống lặng lẽ, cô đơn, lấy sự lãnh đạm, khô khan, cứng nhắc để che giấu nỗi niềm, khao khát riêng tư, không dám “bước qua lời nguyền” giữa hai dòng họ để có được chút hạnh phúc muộn mằn, sưởi ấm quãng đời còn lại. Nếp sống thời chiến, lối tư duy thời chiến ngấm sâu vào Vạn, biến anh thành một khối ý chí rắn đanh. Anh xa lạ với những nỗi buồn vui thường tình của cõi người. “Điều đáng sợ nhất với Vạn là để mất lòng tin với Đảng- từ một việc nhỏ Vạn cũng phải cân nhắc xem có phải đấy là lòng dân ý Đảng. Lâu nay Vạn xét lại lòng mình và thấy rằng Vạn đã yêu thương chị Nhân. Đấy là do những giây phút yếu hèn không kìm nén được. Lý trí không cho phép Vạn làm điều ấy. Điều ấy là lỗi lầm đáng tiếc không xứng đáng với chiến sĩ cách mạng, không xứng đáng với lòng ngưỡng mộ của dân làng, họ mạc. Thời trai trẻ của Vạn đã qua, Vạn sống với niềm kiêu hãnh Vạn đã có”[13,tr.64]. Vạn đã, đang và sẽ sống với những chuẩn mực cứng nhắc và Vạn cho rằng cuộc đời Vạn, tuổi trẻ của Vạn đã hy sinh, cống hiến vì nó. Phút giây con người sống với cái bản ngã tự nhiên lại bị Vạn coi là “yếu hèn”, “không xứng đáng”. Đó thực ra là sự què quặt về tâm hồn. Con người xã hội, con người duy ý chí triệt tiêu những gì thuộc về tự nhiên, con người bản thể. Ngay cả đến thứ tình cảm quý giá nhất là tình yêu của những người phụ nữ như Nhân, Hạnh, Vạn cũng chối bỏ: “Chú đây cũng có thời yêu mẹ cháu. Nếu như chú không vững vàng giữ mình thì bây giờ cũng đã mất hết cả”[13,tr.67].

Trong chiến tranh, những người xả thân vì việc lớn như Vạn đáng quý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết của dương hướng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)