Một số nhân vật khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết của dương hướng (Trang 60)

1.3.1 .Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Dƣơng Hƣớng

2.2. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết của Dƣơng Hƣớng

2.2.1.3. Một số nhân vật khác

Những đau đắng, mất mát trong chiến tranh không chỉ có những người lính nơi chiến trường cận kề sự sống và cái chết và còn là những người phụ nữ nơi hậu phương. Dương Hướng không dừng lại ở đó, ngòi bút của ông vô cùng trung thực khi phát hiện và phản ánh những bi kịch đau đớn của thời đại, của lịch sử. Tôi muốn nói đến gia đình thương gia Đức Cường. Nếu trong phần đầu tác phẩm, ta chứng kiến bi kịch của gia tộc Hoàng Kỳ là bi kịch của một thời kỳ lầm lạc trong những tháng ngày lần tìm con đường để đến với xã hội chủ nghĩa trong cuộc cải cách ruộng đất ở miền bắc, thì mỗi thành viên trong gia đình Đức Cường lại là bi kịch của chiến tranh, và từ chiến tranh chuyển sang hòa bình.

Chiến tranh luôn là một nguyên nhân gây ra những tổn thất, mất mát cho con người, không chỉ về của cải mà cả về máu và nước mắt. Và nỗi đau không chỉ tồn tại trong những tháng ngày chiến tranh đang tung hoành mà hậu quả của nó thường kéo theo một vệt dài vào cả những ngày hòa bình. Nhưng cái đau hơn của chiến tranh là những người có công trong chiến thắng thường bị thiệt thòi, mất mát nhiều hơn cả. Trong kháng chiến, gia đình thương gia Đức Cường đã đào hầm nuôi giấu cán bộ cách mạng, ủng hộ cách mạng của cải vật chất trong những ngày cuộc kháng chiến của ta còn gặp nhiều khó khăn. Rồi khi hòa bình, ông hiến hai nhà máy đang làm ăn phát đạt do ông quản lý cho nhà nước, hiến cả ngôi nhà cho người cán bộ cách mạng làm trụ sở làm việc trong những ngày đất nước còn gặp nhiều khó khắn khi mới bước ra từ lửa đạn, những mong được cách mạng chiếu cố đến hoàn cảnh của ông có con trai đi lính ngụy, đứa con gái Thương Huyền dây dưa có con với lính Mỹ (Thực chất Thương Huyền đã phải chấp nhận ngủ với kẻ thù để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao phó). Để rồi ông nhận lại được gi? Hay chỉ là nỗi tuyệt vọng và những bi kịch cứ nối tiếp ập đến đối với gia đình ông mà nguyên nhân lại bắt nguồn từ những người được coi là cốt cán của cách mạng. Là một thương gia giàu có nhờ vào tài năng

kinh doanh buôn bán nhưng gia đình ông thuộc vào hàng giai cấp tư sản dân tộc, tuy không danh chính ngôn thuận đi theo cách mạng nhưng những chiến thắng mà ta giành được không thể không kể đến sự đóng góp của những người như gia đình thương gia Đức Cường. Nghịch cảnh đặt ra khiến người đọc phải lặng đi mà suy nghĩ. Một gia đình Đức Cường giàu có, đức độ, kiêu hãnh bao nhiêu, có nhiều đóng góp cho cách mạng lại chính là nạn nhân của cuộc cải tạo tư sản. Điều làm ông Đức Cường đau xót là hai nhà máy mà ông quản lý đang làm ăn rất phát đạt khi vào tay chính quyền lại bị thua lỗ nặng và có nguy cơ phá sản. Dù giờ đây nó không phải là nhà máy của ông nhưng cả cuộc đời ông đã lăn lộn với nó, bỏ nhiều tâm huyết với nó nên giờ đây khi nghe tin dữ về hai nhà máy này lòng ông trào lên một nỗi chua xót như “mất một cái gì quý giá”. Nghịch cảnh đám cưới chị Thu Cúc lại diễn ra trong tình cảnh cậu qúy tử Đức Thịnh, người nối dõi dòng tộc Đức Cường ngày ngày vẫn phải cậm cạch nạng gỗ lò cò nhảy lên chiếc xe ba bánh rong ruổi đi bán báo kiếm sống, và cô tiểu thư Thương Huyền xinh đẹp con ông lại phải lên rừng khai hoang. Ông Đức Cường soi xét lại bản thân, soi xét lại mấy đời, gia tộc ông đâu có ai làm điều gì thất đức, vậy mà cả con trai, con gái ông phải chịu cảnh ngang trái, dang dở một đời. Càng ngẫm, ông Đức Cường càng thấy đau đớn. Tất cả là tại ông, chính ông đã làm các con ông khốn khổ, chính ông là kẻ dại khờ, ngu muội lái con thuyền gia tộc đi sai hướng. Trước bàn tiệc chất ngất đồ ăn thức uống, ông Đức Cường lặng lẽ nhấp từng ly rượu. Càng uống ông càng thấm thía sự đời”[14, tr.278]. Ông Đức Cường đã không chịu nổi cái cảnh ngang trái diễn ra ngay trong ngôi nhà mình, ngay trên mảnh đất tổ tiên. Ông chán nản, cô đơn và hoàn toàn suy sụp tinh thần, cảm thấy mình là “kẻ thất bại thảm hại nhất trên đời”. Mất niềm tin vào cuộc đời, ông phải tìm đến cái chết để giải thoát cho mình khỏi nỗi đau trần thế... “Bà hãy ở lại với các con, tôi đi đây. Vĩnh biệt! Vĩnh biệt cuộc đời này”. Lo sự chậm trễ sẽ bị vợ phát hiện nên ông nhanh chóng cầm lọ thuốc ngủ ra mảnh vườn sau nhà. Mảnh vườn xưa hoang vắng, chiếc ghế đá phủ đầy lá rụng. Âm thanh tiệc cưới vẫn vang lên bên tai ông. Ông bước tới gốc cây sầu riêng gạt lớp lá lâu ngày mục rữa, lật mở lắp căn hầm bí

mật từ hồi kháng chiến ông vẫn giữ lại phòng khi bất trắc xảy ra. Căn hần này đã trải qua bao biến cố thời cuộc, nó luôn là nơi che chở làm yên lòng người mỗi khi biến động. Trong chiến tranh, căn hầm này đêm đêm đã từng đón những chiến sĩ cách mạng về nhận vũ khí lương thực đưa ra vùng giải phóng. Căn hầm này đã che chở cho thằng Đức Thịnh, con trai ông bị thương trong chiến dịch Mậu Thân năm 68. Ông run rẩy dò từng bước, căn hầm tối bưng xông lên mùi ẩm mốc. Từ ngày giải phóng, căn hầm lại bị bỏ quên, và hôm nay trong khoảnh khắc, căn hầm lại bất chợt hiện lên rõ mồn một trong tâm trí ông. Lại một lần nữa căn hầm che chở cho ông giải thoát cuộc đời này”[14, tr.280]. Thật đau lòng! Gia đình thương gia Đức Cường chính là nạn nhân của cuộc cải tạo tư sản diễn ra khi đất nước vừa độc lập. Cuộc cải tạo tư sản với những sai lầm tả khuynh ấu trĩ, với cái nhìn lập trường giai cấp cực đoan đã đưa đến những bi kịch đẫm máu và nước mắt. Đây là những điều đáng buồn cho thế thái nhân tình mà lẽ ra không đáng có. Nhà văn Dương Hướng đã cho người đọc tiếp cận lịch sử một cách chân thực hơn. Ngòi bút của ông tuân theo một tôn chỉ: đó là sự thật. Tuy nhiên,dù sự thật của lịch sử có những nỗi lầm, những sai trái nhưng con người vẫn có quyền tin và hy vọng cho tương ai tốt hơn.

“Dương Hướng đang làm một cánh chim báo bão”(Nguyễn Duy Liễm) 2.2.2 Nạn nhân của cơn lốc lịch sử

Sau chiến tranh, người lính thì nông thôn với các vấn đề của làng quê Việt Nam trong lịch sử và hiện tại là đề tài Dương Hướng thành công và tâm huyết hơn cả. Bởi với ông, quê hương là nguồn dưỡng chất tinh thần có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà văn chịu ơn quê hương rất nhiều: “Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, tôi nhận ra người nông dân quê tôi thật tuyệt vời. Tôi muốn dành cả cuộc đời sáng tác của mình cho nơi chôn nhau cắt rốn của mình ở làng Đông. Cho dù đời sống tinh thần, vật chất của người dân quê tôi còn nghèo khó, lạc hậu, nhưng tấm lòng thủy chung và sự hy sinh chịu đựng của họ thật phi thường. Cho dù tôi có đi chân trời góc bể nào, khi về đến đầu làng là tôi xúc động, cảm thấy lòng mình ấm lại. Tình quê, tình người và cả sự tươi tốt tới kì diệu của cỏ cây hoa lá, cả sự lam lũ lấm lem của người nông dân

trên đồng đất, khoai lúa rơm rạ quê nhà vẫn luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho tôi. Và quan trọng hơn cả bởi tình đời, tình người, tình cha mẹ, tình anh em ruột thịt, tình bạn bè và cả sự linh thiêng của mùi khói hương trên bàn thờ tổ tiên, gia tộc nhà mình...” [2]. Nông thôn là một đề tài không mới và có truyền thống trong văn học Việt Nam. Nhưng với một tình yêu cháy bỏng dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình, Dương Hướng thực sự làm phong phú hơn mảng văn học viết về nông thôn với một cái nhìn rất riêng. Mỗi làng quê Việt Nam bên cạnh nét chung vẫn có những nét khu biệt về văn hóa, phong tục, lối sống... Và đó chính là nguồn cảm hứng bất tận để Dương Hướng được bày tỏ tình yêu đối với quê hương mình. Nông thôn trong tiểu thuyết của ông không nổi lên sự đói nghèo nheo nhóc, xơ xác tiêu điều nhưng là một không gian nhiều bão tố, không bình yên. Đó là thử thách của công cuộc phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất; của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp; của phá đình, chùa và của cả những nề nếp trong tâm lý, ý thức con người trong gia tộc, dòng họ, vẫn còn nguyên vẹn sự lạc hậu, chưa thể nào thay đổi được trong một xã hội nông nghiệp lạc hậu manh mún và tâm lý làng xã lưu cữu ngàn đời. Dương Hướng đã đặt người nông dân trước những biến thiên của lịch sử để cho người đọc cái nhìn toàn diện hơn vai trò nhào nặn con người của hoàn cảnh sống. Tác giả không bêu xấu họ mà miêu tả, phân tích kỹ lưỡng thực trạng để tìm nguyên nhân chạy chữa những bi kịch không đáng có.

2.2.2.1. Nạn nhân của công cuộc cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác hóa nông thôn

Cải cách ruộng đất là một trong các sự kiện lớn diễn ra ở nông thôn miền Bắc trong nửa đầu những năm năm mươi của thế kỷ XX. Đó là đề tài từ rất lâu vẫn vắng bóng trong văn học vì động đến nó là động đến một vấn đề nhạy cảm nhất trong tâm lý của mấy thế hệ; là chỗ khó bàn, khó nói nhất trong suốt một thời gian dài văn học phấn đấu theo phương hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cải cách ruộng đất được coi là một thắng lợi vĩ đại của công cuộc cách mạng dân tộc- dân chủ. Hàng ngàn năm, người nông dân là tầng lớp bị trị, bị bóc lột, ức hiếp. Cách mạng đã đổi đời cho họ, cho họ quyền công dân, và một “đặc ân”

của chính quyền mới thông qua công cuộc cải cách ruộng đất cho phép người nông dân được đấu tố địa chủ để đòi lại ruộng đất và quyền bình đẳng. Cải cách ruộng đất đã giúp đa số nông dân thoát khỏi áp bức của giai cấp địa chủ bóc lột. Nhưng nếu nhìn từ góc độ văn hóa, nhân bản thì đó là sai lầm ấu trĩ do một số kẻ thừa hành giáo điều, duy ý chí đã gây nên chấn thương cho xã hội Việt Nam. Với những cá nhân cụ thể cuộc cải cách ruộng đất đã gây bao bi kịch đau xót, làm tan nát nhiều giá trị văn hóa làng xã. Do vậy, trong một thời gian dài việc đi sâu vào các hậu quả của nó là điều phải tránh- vì đất nước còn chiến tranh; vì sự khẳng định cuộc sống mới của con người mới và nâng cao tính Đảng là yếu tố đầu của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Phải đến thời kì đổi mới sau 1986, văn học mới có điều kiện trở lại đề tài này, để có thể cho ta một bức tranh chân thực về nông thôn như đã từng điễn ra trong lịch sử. Các tiểu thuyết của Dương Hướng đều đề cập tới giai đoạn lịch sử đặc biệt này của dân tộc. Hiện thực cải cách ruộng đất được soi trong cận cảnh như những thước phim quay chậm về những thảm trạng đã diễn ra như cách quy định thành phần giai cấp, các cuộc đấu tố, các cách xử lý cường hào phản động, các cuộc tịch thu của cải của địa chủ chia cho nông dân... Người đọc không khỏi ám ảnh trước cảnh nông dân hả hê chia phần tài sản của địa chủ Hào. Nhà văn đã đưa vào một chi tiết dở khóc dở cười. Cuộc phân chia tài sản diễn ra rầm rộ, trong khung cảnh náo nhiệt từ già đến trẻ “Kẻ gánh người khiêng, kẻ đội người bê các thứ được chia cứ nhốn nháo cả lên. Cuối cùng người ta bảo xúi quẩy nhất là chú Dĩ. Nhà chú Dĩ ba đời đi hót cứt trâu được chia một cái trục đá kéo lúa. Chắc nhà Dĩ tiếc buổi đi hót phân trâu nên sai hai thằng con chổng mông chổng tỹ đẩy phía sau (...). Thằng anh cầm càng, tới khúc quanh mất đà, cả người lẫn trục lăn ùm xuống ao, bị cái trụ đá tương trúng vào đầu phọt óc chết tươi”[13,tr.37]. Cách phân chia tài sản như thế cho thấy một phần hiện thực cuộc sống đau lòng của làng quê Việt Nam, nơi có những số phận nổi chìm theo thời cuộc. Kẻ bị tịch thu tài sản không hiểu vì tiếc hay do uất ức quá đã cắn lưỡi tự vẫn đã đành (thằng Công con lão Hào), còn người được nhận của chia cũng chẳng được

hạnh phúc trọn vẹn trong niềm vui sướng được mỗi cái trục đá kéo lúa phải đánh đổi thằng con trai lớn khôn ngoan.

Việc đấu tố địa chủ và xử lý bọn “phản động” diễn ra trong không khí căng thẳng với tiếng trống dậy vang lên khắp các nẻo đường làng: “Từ cụ già lọm khọm chống gậy đến các chị con thơ tay bồng tay bế dắt díu nhau cơm đùm cơm nắm đổ dồn về sân đình Đông. Thanh thiếu niên giương cờ, biểu ngữ khẩu hiệu đi trong dòng người luôn miêng hô vang:

- Đả đảo địa chủ Hào gian ác đầu sỏ - Đả đảo- đả đảo- đả đảo!” [13, tr.49]

Còn đây là không khí làng Đoài trong buổi đấu tố Hoàng Kỳ Bắc: “Đoàn người già trẻ gái trai rùng rùng chiêng trống, giương khẩu hiệu, biểu ngữ hô vang... Khí thế cách mạng dâng trào. Của nả nhà ông bà bố mẹ Nam bị tịch thu sạch sành sanh. Hoàng Kỳ Bắc bị quy những năm tội lớn: Tội thứ nhất, đi xe về ngựa học đòi tư sản; tội thứ hai, nhiều ruộng nhất làng Đoài; tội thứ ba, bóc lột tầng lớp bần cố nông; tội thứ tư, nghi vấn cấu kết với bọn Việt gian phản động phá hoại cách mạng; tội thứ năm, nhà to nhất làng Đoài.... Dòng người từ các ngả đường tràn xuống cánh mả Rốt xem xử bắn Hoàng Kỳ Bắc. Những chiếc nón trắng nhấp nhô dưới màu cờ đỏ. Băng biển khẩu hiệu đủ màu sắc rực rỡ: …Trên trường bắn, Hoàng Kỳ Bắc bị dân quân bịt mắt trói giật hai cánh tay đứng trước rừng người sôi sục căm thù, đứng trước rừng cờ băng biển biểu ngữ đủ màu sắc”[14, tr.85-86]. Đau lòng hơn trong cuộc đấu tố này là cảnh người ta thử thách nhau lòng trung thành với Đảng một cách u mê, trì độn bằng cách ép buộc người thân tự tay hạ sát người thân hay tự tay nã đạn vào ân nhân đã cứu mạng mình. Ta hãy nghe lời nói của chủ tịch Đột: “không được! Thằng Hào phải để tay súng của thằng Thước- Đột cười nheo cặp mắt hấp háy ghé sát vào tai Vạn- Đây là dịp ta thử thách lòng trung thành của thằng Thước với Đảng, nó là thằng con nuôi cưng của thằng Hào từ nhỏ anh hiểu không, Còn nhiệm vụ của anh phải bắn vào đầu hai thằng họ Nguyễn nhà anh...”[13, tr.53].

Cải cách ruộng đất đã lùi xa vào quá khứ, nhưng đọc lại những dòng đối thoại trên, không ai không giật mình. Giật mình bởi sự tàn khốc của lịch sử. Giật mình bởi nhà văn đã nói về lịch sử với cái nhìn trực diện, không né tránh, sự thật được phơi bày bi đát quá. Giật mình bởi sự cao tay của nhà văn khi chọn chi tiết rất nhỏ nhưng vô cùng đắt giá để tái hiện chính xác những lầm lẫn, ấu trĩ của một thời. Ngay chính người hăng hái nhất trong cuộc đấu tranh này cũng có lúc không tránh khỏi cảm giác bất nhẫn: “Vạn lau súng, trong đời Vạn đã không biết bao lần lau súng. Nước thép khẩu súng giữ vẫn đen bóng. Vạn có cảm giác là lạ. Cái khó là mũi súng của Vạn lần này là nhằm vào đầu hai thằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết của dương hướng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)