Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết của dương hướng (Trang 101 - 104)

1.3.1 .Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Dƣơng Hƣớng

3.2. Ngôn ngữ

3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật

Theo từ điển bách khoa Pháp trên trang web Wikipedia: “trong một truyện kể hư cấu, người kể chuyện chính là người kể lại câu chuyện. Anh ta có thể hóa thân vào một nhân vật (truyện kể ở ngôi thứ nhât), hoặc là một người ngoài kể lại câu chuyện (truyện kể ở ngôi thứ ba)”. Người kể chuện đóng vai trò là cầu nối tạo nên mối quan hệ giữa nhân vật và độc giả. Để có thể quan sát, thâu tóm hiện thực được phản ánh trong tác phẩm, người kể chuyện phải lựa chọn cho mình một vị trí đứng nào đó. Vị trí để quan sát và phản ánh hiện thực ấy được các nhà lý luận và nghiên cứu văn học gọi là điểm nhìn trần thuật. “Tìm hiểu điểm nhìn thực chất là tìm hiểu một kiểu quan hệ, một phương thức tiếp cận của nhà văn với hiện thực” [43,tr.300]. Vì thế, sự vận động về điểm nhìn bộc lộ sự đổi mới trong phương thức tiếp cận hiện thực của các nhà văn.

Một trong những yếu tố làm nên đặc trưng của tiểu thuyết đó là “người viết tiểu thuyết có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, nhiều điểm nhìn…” [9,tr.303], do đó tiểu thuyết có tính đa điểm nhìn trần thuật. Tiểu thuyết Dương Hướng cũng không nằm ngoài đặc điểm đó. Các sự vật, hiện tượng, con người trong tiểu thuyết của ông không bị khuôn cứng theo một cái nhìn chủ quan hay

bị chi phối bởi một cái nhìn bên trên nào. Tất cả hiện lên một cách gần gũi, tự nhiên như vốn có của nó. Vì thế, trong tiểu thuyết của Dương Hướng tồn tại nhiều loại điểm nhìn trần thuật khác nhau, chúng được tổ chức theo ý đồ của nhà văn nhằm tạo nên những hiệu quả nghệ thuật nhất định.

Trên đại thể, chủ âm trần thuật trong tiểu thuyết của Dương Hướng là trần thuật bậc một, nghĩa là câu chuyện do một người kể lại, đó là người kể chuyện di sự toàn năng. Người kể chuyện ấy kể bằng ngôi thứ ba, đóng vai trò “thượng đế biết tuốt”. Anh ta không chỉ kể về cuộc đời nhân vật, về sự kiện biến cố mà đi được vào thế giới nội tâm của nhân vật; không chỉ thuật lại câu chuyện mà có thể đan xen vào miêu tả, hay nhận xét, triết lý nhưng vẫn không phá vỡ tính chỉnh thể của tác phẩm. Bên cạnh đó, Dương Hướng còn để cho nhân vật của mình kể lại những câu chuyện về mình hay người khác, kể với người khác hay kể cho chính mình. Chính việc kết hợp người kể chuyện linh hoạt như vậy, Dương Hướng đã tạo nên nhiều dạng điểm nhìn khác nhau trong tiểu thuyết của mình: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, giao thoa giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài…

Điểm nhìn bên ngoài được dùng khi người trần thuật miêu tả sự vật, hiện tượng và con người từ những biểu hiện bên ngoài, không phân tích, bình luận, lí gải hay để lộ cảm xúc… Điểm nhìn này xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết của Dương Hướng. Nó cho thấy thái độ khách quan của người trần thuật đối với sự việc được miêu tả. Ví dụ khi miêu tả hình ảnh Nguyễn Vạn trở về làng sau chiến dịch Điện Biên: “Nguyễn Vạn tập tễnh bước. Đàn chim két ào qua vạch một đường cong ngang trời. Cây duối già đầu cánh mả Rốt lơ thơ mấy chiếc lá cong queo” [13,tr.6]; hay cuộc gặp mặt của trí thức tỉnh nhà mà Nam là nhà báo được cử đi viết bài: “Khẩu hiệu, cờ đỏ sao vàng và những lẵng hoa tươi thắm đủ sắc màu rực rỡ trước mắt các đại biểu. Hoàng Kỳ Nam đến hội nghị với tư cách là phóng viên viết bài cho báo tỉnh” [14,tr.106]… đều sử dụng điểm nhìn bên ngoài.

Điểm nhìn bên trong cũng được sử dụng dày đặc trong tiểu thuyết Dương Hướng, giúp ta thấy được những diễn biến tâm lí, suy nghĩ đang diễn ra bên

trong các nhân vật. Nó thể hiện những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật nói lên tiếng lòng của chính họ. Đây là tâm trạng đau đớn, dằn vặt, suy tư của thương gia Đức Cường trong ngày cưới của Thu Cúc: “Chưa bao giờ ông thấy mình cô đơn như lúc này, chưa bao giờ ông lại thấy mình chán nản như lúc này. Ông là kẻ thất bại thảm hại nhất trên đời. Ông đã trở thành kẻ có tôi với vợ con” [14, tr.279]. Nó cũng có thể là niềm vui, niềm hạnh phúc của nhân vật, như Hạnh trong Bến không chồng sau đêm tân hôn: “Nằm lại một mình Hạnh thấy lâng lâng. Giây phút đê mê khoái cảm trong vòng tay Nghĩa vẫn còn sống động trên da thịt nóng bừng của Hạnh… Bây giờ nghĩ lại Hạnh thấy nó buồn cười” [13, tr.84].

Dương Hướng đã mở đầu tác phẩm Bến không chồng bằng đoạn văn: “Nguyễn Vạn xốc lại ba lô, phanh ngực áo đứng trên con đê nhìn về làng Đông… cây quéo trước cửa đình tán lá xanh sẫm cao lừng lững giữa khoảng trời chiều. Người làng Đông không còn nhận ra Nguyễn Vạn mắt toét bỏ làng đi giờ về đây. Đố ai còn dám coi thường Nguyễn Vạn; hãy cứ nhìn những tấm huân chương rung rinh lấp lánh trên ngực Vạn…” [13,tr.5]. Đọc đoạn văn, chúng ta thấy một người kể chuyện đứng ở điểm nhìn bên ngoài, quan sát và kể lại lời nói và hành động của nhân vật. Song dường như đoạn văn mở đầu được nhà văn kể lại từ điểm nhìn có sự giao thoa giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Câu văn “Đố ai còn dám coi thường Nguyễn Vạn; hãy cứ nhìn những tấm huân chương rung rinh lấp lánh trên ngực Vạn chính là những cảm xúc tự hào đang dâng trào trong lòng Vạn. Câu chuyện vì thế trở nên tự nhiên, sinh động hơn. Hay sự phối hợp giữa điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong khi miêu tả vẻ man dại của Hạnh sau khi ly hôn với Nghĩa: “Hạnh cười hơ hớ mắt nhìn xoáy vào những tấm huân chương trên ngực chú Vạn. Nguyễn Vạn nhìn trong ánh mắt con Hạnh có màu đỏ. Chả nhẽ trong người nó có ma. Rõ ràng Vạn nghe tiếng cười của nó cũng là lạ, man dại. Trong dáng điệu nó háo hức phởn phơ nhảy nhót trước mặt Vạn….” [13, tr.288 ].

Dương Hướng đã sử dụng các điểm nhìn và luân chuyển phối hợp chúng một cách linh hoạt. Điều đó góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật sinh động, dân

chủ, nhiều tầng nghĩa trong tiểu thuyết Dương Hướng. Với cách tổ chức đó, sự vật, hiện tượng, nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn sẽ được nhìn nhận từ nhiều góc độ khiến chúng trở nên sinh động, gần gũi và chân thực với cuộc sống thường nhật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết của dương hướng (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)