Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết của dương hướng (Trang 104 - 106)

1.3.1 .Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Dƣơng Hƣớng

3.2. Ngôn ngữ

3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ là một phương tiện hữu hiệu giúp cho việc thể hiện tính cách nhân vật. Ngôn ngữ góp phần thể hiện tính cách nhân vật bao gồm ngôn ngữ trong lời nói của nhân vật và ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ trong lời nói của nhân vật chính là những đối thoại hay phát biểu của nhân vật, giữ vai trò đáng kể trong khắc họa tính cách nhân vật. Qua những lời nói đó, ta thấy được phần nào tâm tính, suy nghĩ của nhân vật ấy. Ví như khi xây dựng nhân vật Thu Cúc (Dưới chín tầng trời), chỉ khi khai thác ngôn ngữ nói của nhân vật, ta mới khám phá được con người thật sự của cô. Thu Cúc là một nhân vật có lai lịch đẹp, xuất thân thành phần cơ bản, lại có quá trình hoạt động cách mạng liên tục, rồi trở thành phó chủ tịch thành phố. Tuy nhiên, “Sông sâu còn có kẻ dò- mấy ai lấy thước mà đo lòng người”- câu nói ấy thật đúng với Thu Cúc. Cái đọng lại trong lòng người đọc về nhân vật này là sắc mặt “lúc nào cũng khó đăm đăm”, hay “đanh lại”; một ánh mắt khiến cho Nam cứ cảm thấy “gai lạnh”; đặc biệt là những lời nói lúc nào cũng vanh vách “lập trường, quan điểm”, lúc nào cũng lí lẽ tàn nhẫn, lạnh lùng, có lúc nghe đến “cạn tàu ráo máng”, sẵn sàng quy kết, trói buộc người khác vào những “tội danh” mà đôi khi họ không làm chỉ vì cái nhìn phiến diện của cô. Có thể dẫn ra một ví dụ cụ thể lời nói của Thu Cúc về sự tan tác của gia đình Thương Huyền mà dửng dưng đến tàn nhẫn mới hay con người ấy quả đúng như câu nói của GS. Hoàng Ngọc Hiến là “tuyệt không có một giọt tình” [10, tr.506].

“Mấy năm nay tôi thiệt là khốn khổ vì cái gia đình này…, chẳng rõ ông bà Đức Cường xưa ăn ở ra sao mà cứ như thể trời phạt. Mới có mấy năm cái gia đình này đã lụn bại, tan tác hết cả. Ông bà Đức Cường mất đi, hai người con thì một chết, một điên khùng như vậy. Thôi thì người chết đã an bài, giờ còn người sống. Nếu tôi không cứng rắn để mặc con Ngọc Lan ở với má nó rồi đến ngày

nó cũng sẽ ngơ ngẩn như má nó bây giờ đấy. Mọi người thấy có nguy hại không. Nhận thức không đầy đủ, hành động nông nổi của anh Thịnh đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đến mức như vậy” [14, tr.306].

Đọc Bến không chồng, người đọc cũng đắng lòng khi nghe lời cầu khẩn

của mụ Hơn, con dâu địa chủ Hào sau khi cha chồng bị xử tử để trả nợ máu cho nông dân, chồng mụ vì phẫn chí mà thắt cổ chết. Đứa con năm tuổi bị đám trẻ con những ông bà nông dân bắt chước người lớn dựng đấu trường trói vào gốc cây dùng súng cao xu, đạn quả xoan bắn vào người thằng Tốn làm trò chơi: xử tử địa chủ. Xót con quá nhưng khiếp cái uy của “các ông bà nông dân con” mà mụ không dám vào cứu con mình nên cầu khẩn đến Vạn- một xã đội trưởng, một cốt cán lòng cốt của cuộc cải cách ruộng đất:

“- Con lạy ông! Con cắn rơm cắn cỏ con lạy ông bà nông dân… Xin ông hãy cứu lấy thằng Tốn… Nếu không các ông nông dân con sẽ giết chết nó… Nó không có tội gì… Con hứa với ông bà nông dân cố gắng nuôi dạy nó thành người nghèo khổ…” [13, tr.56]. Qua đối thoại của nhân vật này, người đọc thấm thía những đổi thay số phận của nhân vật, và cũng thấy được diện mạo của đời sống thực- sự mông muội- sự ấu trĩ về một sai lầm của một thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm. Sự ấu trĩ của cuộc cải cách và sự ngu muội trong việc thực thi chủ trương một cách máy móc đã dẫn con người đến những thảm kịch và làm hoen ố tâm hồn trẻ thơ.

Với các nhân vật khác cũng vậy, tính cách, con người, số phận của nhân vật trong các tiểu thuyết đã phần nào được bộc lộ trong lời nói của họ. Như vậy, bằng việc cho nhân vật nói lên suy nghĩ, bằng việc xây dựng lên ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, tác giả phần nào đã tạo nên những ấn tượng về tính cách, diện mạo trong lòng người đọc và đôi khi là những ấn tượng rất sâu sắc.

Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng là thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu nhất để hé lộ tính cách và đi sâu vào thế giới tâm hồn đầy bí ẩn của nhân vật. Thông qua độc thoại nội tâm, những suy nghĩ, trăn trở, những cảm xúc, uẩn khúc của nhân vật có thể được phát lộ. Thủ pháp này không mới, nhưng được

Dương Hướng sử dụng khá hiệu quả trong tiểu thuyết của mình. Đọc Bến

không chồng, ta thấy những dòng cảm xúc đau đắng của chị Nhân khi chồng và

các con lần lượt hy sinh, là nỗi lòng khát khao đến cháy lòng của Hạnh mong được làm mẹ. Đặc biệt trong Dưới chín tầng trời, người ta thấy ngồn ngộn hình thức ngôn ngữ này khi tác giả thể hiện cuộc đời, số phận của những nhân vật chính. Đó là những lời tự cật vấn, dằn vặt, đau đớn của Thương huyền khi ý thức mình là kẻ giết cha của chính con mình; những đoạn dằn vặt đầy đau dớn và sự hối hận của thương gia Đức Cường khi lái con thuyền gia đình đi sai hướng dẫn đến những kết cục bi thương cho gia đình. Suy nghĩ của trần Tăng khi vượt qua con dốc cuộc đời và khi sắp từ dã cõi đời, những toan tính, suy nhĩ của Đào Kinh…

Qua ngôn ngữ nhân vật, các nhân vật của Dương Hướng trở nên gần gũi, sinh động hơn. Tính cách nhân vật và thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp của họ hiện lên một cách đầy đặn. Nhân vật với tất cả những tính cách, những cảm xúc vui, buồn, yêu ghét, dằn vặt, xót xa, đau đắng bước vào trang sách từ chính cuộc đời. Bức tranh hiện thực đời sống vì thế mà có chiều sâu hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết của dương hướng (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)