1.3.1 .Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Dƣơng Hƣớng
3.3. Giọng điệu trần thuật
3.3.2. Giọng ngợi ca bi tráng
Cả hai tiểu thuyết Bến không chồng và Dưới chin tầng trời đều viết về chiến tranh và người lính. Viết về đề tài này, Dương Dướng không thể không sử dụng giọng điệu mang âm hưởng ngợi ca, bi tráng. Qua đó tác giả phần nào tái hiện lại không khí hào hùng nhưng cũng thật bi thương của một thời lịch sử bi thương nhưng vẻ vang của dân tộc.
Chất giọng ngợi ca được dùng để kể về hình ảnh những đoàn quân hùng dũng tiến vào nơi lửa đạn: “Bom pháo địch dội xuống bất cứ lúc nào đoàn quân vẫn hừng hực tiến vào chiến trường tiêu diệt kẻ thù” [14,tr.132], hay hình ảnh gan dạ của người lính: “cả đơn vị kinh hoàng nhìn một mình Vương ôm bộc phá xông lên dưới làn đạn dày đặc của địch. Trong chớp nhoáng Vương đánh bộc phá nổ tung điểm chốt đầu cầu, hành động như một vị anh hung. Cả đơn vị hò reo theo Đào Hồng Vương xông lên chiếm lĩnh trận địa mở màn cho chiến dịch giải phóng thành phố” [14,tr.136].Chất bi tráng được dùng để kể về cảnh khốc liệt, gian nan của chiến tranh và tâm trạng của con người khi ở trong hoàn cảnh đó: “phút huy hoàng và phút kinh hoàng lẫn lộn sau những trận bom khiến gương mặt thằng Vương vốn dạn dĩ, nay trông thần sắc khác lạ: lúc trơ trơ, lúc ngẩn ngơ như thằng mất trí. Có lúc nó hùng hổ, liều lĩnh coi bom đạn như chùm pháo hoa (...). Giờ sống giữa rừng núi bao la bạt ngàn sông suối, xác đồng đội chết ngổn ngang sau những đợt bom nổ nó mới thấy con người bé nhỏ quá, sự sống cũng mong manh quá” [14, tr.132]. Chất bi tráng cũng được dùng để kể về cảnh bộ đội về làng đánh bốt Linh: “Đêm đánh bốt Linh Nghĩa cũng thức suốt đêm. Chập tối bộ đội súng ống dậm dịch kéo về tập kết chật ba gian từ đường. Nghĩa thấy mẹ nó, mẹ bé Hạnh, ông Xung và cả thím Xeng tất bật nấu cơm cho bộ đôi… Tới nửa đêm, tiếng súng rộ lên, Nghĩa leo hẳn lên nóc từ đường nhìn về phía bốt Linh lửa cháy sáng cả góc trời. Chừng tiếng sau du kích khiêng
thương binh về kín cả ba gian từ đường. Những cánh cửa lim hạ hết xuống làm bàn mổ, làm gường cho thương binh. Nghĩa còn cầm đèn soi cho y tá bó vết thương cho bộ đội. Ba gian từ đường màn giăng kín, lần đầu tiên Nghĩa nhìn thấy máu người. Sao người ta lại lắm máu thế.” [13, ].
Ngoài ra, giọng ngợi ca còn được dùng khi miêu tả chân dung những con người chí tình chí nghĩa, nhân hậu, kiên trung: Yến Quyên, Hoàng Kỳ Nam, thương gia Đức Cường (Dưới chin tầng trời), Hạnh, bà Nhân… (Bến không
chồng).
Dù được sử dụng với mục đích gì thì giọng điệu này cũng tạo nên một nét vẽ mạnh mẽ trong tiểu thuyết Dương Hướng.