Nạn nhân của những tập tục, hủ tục, định kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết của dương hướng (Trang 71 - 76)

1.3.1 .Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Dƣơng Hƣớng

2.2. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết của Dƣơng Hƣớng

2.2.2.2. Nạn nhân của những tập tục, hủ tục, định kiến

Quan hệ gia tộc, dòng họ là thứ quan hệ lâu đời, dằng dịt và bền chặt ở nông thôn. Nó có khả năng xuyên qua thời gian, qua các chế độ khác nhau với những biến đổi khác nhau song vẫn giữ bên trong cái cốt lõi chung. Trong đó, phong tục tập quán với những nền nếp, đạo lý của người dân quê là nền móng vững chãi khó lay chuyển, được thử thách qua thời gian càng khẳng định sức mạnh bền chặt của nó mà chúng ta không thể phủ nhận. Song chính những tập tục, hủ tục, định kiến ăn mòn trong lối sống của người dân quê làm nảy sinh biết bao vấn đề rắc rối, phức tạp đã đẩy bao con người rơi vào vòng “trầm luân” của số phận.

Ở làng Vị Hạ (Thời xa vắng) đói nghèo xơ xác nhưng người dân ai cũng hành động, suy nghĩ theo lề thói lạc hậu, đôi khi ấu trĩ. Một nề nếp, một thói quen, một thông tục có sẵn đã kìm chặt cuộc đời Sài, biến anh thành một con rối cho người khác giật dây. Cái làng ấy, dù có đói mấy họ cũng phải cố mà giữ lấy lề, không đủ sức để dứt bỏ những gì quen thuộc từ thủa cha sinh mẹ đẻ. Trong khi đó, người dân Giếng Chùa ở Mảnh đất lắm người nhiều ma lại đang quằn quại, hãi hùng dưới sức mạnh vô hình của dòng họ. Vì mối thù, sự tranh giành quyền lợi, địa vị giữa hai dòng họ Trịnh Bá- Vũ Đình, bà Son, người phụ nữ hiền lành nhẫn nhịn, bị làm tình làm tội đến mức phải tự vẫn. Ngay những người nông dân khốn khổ như Quềnh, Quàng, Thó trở thành nạn nhân của lòng người bạc ác phi nhân và cả thói mê tín dị đoan còn ám ảnh nặng nề ở nông thôn.

Không ai không thừa nhận trong nền kinh tế tiểu nông vấn đề họ tộc là một phương diện quan trọng của đời sống, “nó vừa là một yếu tố góp phần củng cố cộng đồng làng xã đồng thời lại cản trở nông thôn trên con đường phát triển”

[22, tr.3]. Chúng ta cũng thừa nhận những biến động cách mạng liên tiếp đã làm biến đổi sâu sắc đời sống tinh thần ở làng quê, tuy nhiên không phải là tất cả. Nhiều cái cũ kỹ trong nếp sống, tâm lý truyền thống của con người nơi làng xã vẫn tồn tại dai dẳng, trong đó vấn đề quan hệ và ý thức dòng họ là một trong những nguyên nhân của nhiều tấn bi kịch sau lũy tre làng. Trong Bến không

chồng, Dương Hướng cũng bắt đầu bằng những chuyện ở gia tộc, dòng họ

nhưng mọi mâu thuẫn chủ yếu lại được nhà văn khai thác xoay quanh sự khắc ghi của một lời nguyền độc. Giống như “Tiếng hót của con chim trươc khi chết là tiếng hót hay, lời dặn dò của người trước khi chết là lời thiêng, lời độc” [46, tr.58]. Cụ tổ dòng họ Nguyễn đã khắc ghi một lời nguyền độc, nguyền rằng “Nước sông Đình ngàn năm không cạn- Cầu đá bạc vạn kiếp trơ trơ- Bến tình còn đẹp còn mơ- Mối thù họ Vũ bao giờ mới nguôi” [13, tr.14]. Trong bức tranh toàn cảnh làng Đông, bi kịch do mối thù truyền kiếp cùng lời nguyền độc và những định kiến xã hội đã dẫn đến bi kịch trong cuộc đời nhiều số phận của con người. Nghĩa và Hạnh là hai nhân vật hứng chịu nhiều nhất những hậu quả từ lời nguyền của hai dòng họ. Niềm tin của hai người thanh niên mơi lớn này còn đầy niềm tin và mãnh liệt để bước qua lời nguyền độc của dòng họ. Họ đã quyết tâm đến với nhau chấp nhận làm hai kẻ “bất hiếu”. Cho nên đám cưới của họ chỉ có thanh niên nam nữ trong làng, các cụ không ai có mặt. khổ nhất cho đôi bạn trẻ là cưới nhau rồi, nhà cửa có nhưng không được về ở. Bởi cả họ Nguyễn coi việc đó chẳng khác nào “rước voi về giày mả tổ”. Vậy là đêm tân hôn diễn ra nơi bờ sông. “Đám cưới tan, làng Đông chợt lặng đi. Cô dâu chú rể lại dắt nhau ra bờ sông” [13, tr.79]. Sự lãng mạn và bay bổng của tình yêu tuổi trẻ làm hai con người vui ngây ngất trước hạnh phúc của mình, nhưng người đọc thì chợt dâng lên cảm giác xót xa ái ngại. Hạnh và Nghĩa đến với nhau những tưởng là họ đã hoàn toàn vượt qua được lời nguyền của họ tộc. Nhưng không, khi hai người đến với nhau thì bao nhiêu vấn đề xảy ra, mọi người đều đổ tội cho Hạnh và Nghĩa. Hạnh, sau bao khó khăn mới được bước chân về ở nhà chồng, cũng vẫn bị lời nguyền đeo đẳng: “vợ chồng thằng Nghĩa đã phản lại lời nguyền của cụ tổ… Nó rước kẻ thù về làm vợ. Nó làm điều ác, gia đình

nó sẽ tuyệt tự. Con Hạnh sẽ chẳng bao giờ có con” [13, tr.238]. Những ngày Hạnh sống bên nhà chồng là những ngày cô chịu sự dò xét, soi mói của cả dòng họ. Và cũng bởi lời nguyền đó mà “bao nhiêu năm nay, thanh niên làng cứ phải mò sang làng khác lấy vợ. Gái làng Đông ta xưa nay nết na mà cứ phải khăn gói đi làm dâu thiên hạ. Cả làng này sao không lấy gương nhà chị Toan, chị Sang đi lấy chồng làng Hạ- người bị chồng đánh phát điên, người bị mẹ chồng nay đuổi mai xua phải bỏ về làng ở” [13, tr.87]. Hạnh không có lỗi nhưng hàng ngày cô phải sống trong mặc cảm tội lỗi với dòng họ, tổ tiên nhà chồng vì không sinh cho Nghĩa mụn con nối dõi. Với Hạnh, thiếu thốn, hy sinh, mất mát có lẽ vẫn dễ chịu hơn phải chịu đựng lời nguyền độc ác đeo đẳng; “Hạnh cảm thấy rõ tai họa đang dội xuống đầu Hạnh. Từ ngày Hạnh được ở ngôi nhà mới này, dân làng Đông và người trong họ Nguyễn nhìn Hạnh không còn đằm thắm như xưa. Hạnh khiếp sợ những ánh mắt lạnh lùng và những lời dị nghị “bà thiếu tá phu nhân họ Nguyễn bị điếc”. Cứ nghĩ đến những lời rủa cay độc ấy Hạnh lại thấy rã rời và chìm nghỉm trong ảo ảnh” [13,tr.214]. Lời nguyền của dòng họ có sức mạnh ghê gớm, làm lung lay suy chuyển quyết tâm giữ gìn hạnh phúc của Hạnh. Nó bào mòn đi sự cố gắng của hai người. Sự tác động của lời nguyền cuối cùng khiến Hạnh đầu hàng số phận, Nghĩa đành chập nhận buông xuôi. Hạnh đã phải cay đắng thốt lên với chồng: “lời nguyền của cả họ nhà anh vẫn còn đó, nó ngấm sâu vào da thịt ngàn đời không bao giờ rửa sạch” [13,tr.283]. Đây là lời khẳng định cho sức mạnh, cho sự tồn tại của một lời nguyền, cái kết cục: Hạnh ly dị với Nghĩa tức là đầu hàng trước một thế lực vô hình nhưng có sức mạnh tiềm tàng to lớn.

Người ta không đủ sức vượt qua cái cũ thì lại càng cột chặt mình trước cái mới, ý thức hệ phong kiến cũ vẫn còn dấu vết khá sâu đậm trong thời đại mới với những xung đột dòng họ trong khuôn khổ nhỏ hẹp của làng xã. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã khẳng định “Người nhà quê trong tiểu thuyết thời đổi mới tuy đã thoát khỏi sự áp bức của đế quốc- phong kiến song vẫn bị trói buộc trong hệ tư tưởng gia trưởng- một hệ tư tưởng hết sức bùng nhùng và phức tạp, có khi nghiệt ngã đến mức tàn bạo nhưng không phải không có chất

thơ ấm áp, có cơ sở đạo đức bền vững đồng thời lại có mặt vô đạo đức: không thừa nhận cá nhân con người” [11,tr.7]. Giáo lí Nho gia thấm nhuần trong tư tưởng ông Khiên- trưởng dòng họ Nguyễn ở làng Đông. Cái sự uy nghiêm trong ông bộc lộ ở sự nghiêm trang và thiêng liêng khi ông dựng lại ngôi nhà bị cháy trên nền từ đường cũ. Bởi với ông, dựng lại ngôi nhà ấy là dựng lại cả một nền nếp gia phong đã bị kẻ phản động nào đó phá hoại. Ông thuộc tuýp người dù nhà đói ăn đến cỡ nào “mồng một tết năm nào cũng bắt Nghĩa đi cùng để đội bánh chưng và rượu tết đến lễ ông đồ Thảo- thầy dạy chữ Nho cho ông thuở xưa. Và với ông, lời nguyền của dòng họ đó là điều thiêng liêng nhất, nghiêm ngặt nhất cho tất cả những người mang họ Nguyễn sống ở làng Đông. Vậy mà chính con trai ông, Nghĩa, trưởng nam tương lai của dòng họ Nguyễn lại đi ngược lại với điều cấm kị ấy. Ông Khiên đặc biệt yêu thương con, song tình yêu thương ấy không thể vượt qua giới hạn của phép tắc gia phong. Nghĩa đã lội ngược dòng tư tưởng và hành động không theo ý muốn của ông. Chính điều đó đã gây nên những bi kịch đau đớn trong lòng ông. Ông Khiên đã chết trong nỗi đau đớn, kiêu hãnh mà cô đơn vì không chỉ họ tộc, làng xóm mà cả đến vợ con ông cũng không hiểu được những suy nghĩ phức tạp giằng xé trong ông. Cũng bởi ý thức họ tộc mù quáng mà lão Xung đã làm những hành động độc ác nhu đốt từ đường, xúi giục người trong họ tẩy chay vợ chồng Hạnh… để rồi lương tâm day dứt sinh ra dở điên dở dại.

Vạn- một chiến sĩ Điện Biên, một thương binh về làng với niềm tự hào về quá khứ anh hùng và phẩm chất cách mạng của mình, lại chính là nạn nhân của những quan niệm, những nhận thức cứng nhắc, tự cầm tù mình trong cuộc sống khổ hạnh mà anh cho là như thế mới xứng đáng với phận vị mình. Vạn sống với niềm kiêu hãnh của một người lính từ chiến trường trở về. Nhưng quan trọng là Vạn đã không dám vượt qua những e ngại, những định kiến và dư luận, tự chôn sâu mối tình với chị Nhân- vợ của người đồng đội đã hi sinh. Cuộc đời Vạn đã trở thành bi kịch bởi một phần do anh luôn nhìn thấy hào quang của một anh chiến sĩ Điện Biên, một người anh hùng, một phần là do thứ đạo đức khắc kỉ vô hình ngự trị trong cuộc sống ở nông thôn hàng nghìn năm

không cho Vạn thoát ra khỏi. Vạn không dám bước qua thù hằn của hai dòng họ để dến với hạnh phúc mà anh đáng được hưởng. Nhưng đau đớn nhất là ở chỗ, khi biết con gái của Hạnh chính là con mình, Vạn vẫn nhất quyết khuyên Hạnh trở về với Nghĩa. Việc khuyên Hạnh trở về với Nghĩa xuất phát từ chỗ anh quá sợ mọi người biết sự thật. Khi biết ý định của Hạnh sẽ không rời xa Vạn, Vạn đã ra sông để tự tử. Cái chết của Vạn cho thấy nhân vật này không đủ can đảm “bước qua lời nguyền” để đón nhận hạnh phúc và nó đã để lại cho người đọc bao xót xa.

Số phận những nhân vật như Hạnh, Vạn… được đặt trên cái nền làng Đông rất điển hình. Một làng quê nhỏ bé mang nhiều nét đẹp truyền thống và cũng là nơi tích tụ những xung đột xã hội dữ dội, những thăng trầm, biến thiên không thể nói là không đau xót. Cái không khí o bế, ngột ngạt và căng thẳng của những tập tục đã làm quằn quại lòng người không ít. Ở đó con người phải sống trong một môi trường tinh thần lẫn lộn bao nhiêu niềm tin thiêng liêng với những mê muội ngu tín. Trong những tấn bi kịch của các nhân vật đều có một phần nguyên nhân từ sự chấp nhận tự nguyện hay cam chịu của họ trước những định kiến và ràng buộc nghiệt ngã của ý thức dòng họ. Làng quê với những người nông dân thuần hậu, chất phác giàu tình cảm, nhưng cũng chính những con người đó, bởi sống trong những hủ tục thâm căn cố đế từ ngàn kiếp trước để lại, đã vô tình gây đau khổ cho nhau. Sự ấu trĩ trong nhận thức và tâm lí bầy đàn, sự trì trệ bảo thủ và tập tục làng xã đã khiến những người nông dân thuần hậu, nghĩa tình có lúc trở nên độc ác, nhẫn tâm trước những đau khổ của đồng loại. Trong tiểu thuyết Dưới chín tầng trời, người đọc không thể quên được cái chết thê thảm của mẹ Đào Kinh. Người Việt Nam luôn coi “nghĩa tử là nghĩa tận”, khi đang sống họ đã chuẩn bị cho cái chết rồi. Nhưng người đàn bà đáng thương bị bệnh hủi chết đi là niềm kinh hoàng đối với cả dân làng. Người ta xua đuổi, xa lánh, kì thị con người khi cần được cưu mang và cảm thông nhất chỉ vì thiếu hiểu biết và quá sợ hãi. Nhà văn không ngần ngại đưa lên trang viết những thói tật, những cái nhem nhuốc trong đời sống sinh hoạt của người dân thôn quê. Dương Hướng không bêu xấu họ mà miêu tả, phân tích kĩ lưỡng thực

trạng để tìm nguyên nhân chạy chữa những bi kịch không đáng có. Qua các trang văn của ông, người đọc cảm nhận được những nỗi đau đớn xót xa cho các số phận nhỏ bé khi phải chống chọi với cái ác, cái dung tục đang tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết của dương hướng (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)