Giọng triết lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết của dương hướng (Trang 113 - 122)

1.3.1 .Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Dƣơng Hƣớng

3.3. Giọng điệu trần thuật

3.3.4. Giọng triết lý

Với tiểu thuyết hiện đại, nhà văn không chỉ nhìn thấy hiện thực ở bề mặt cuộc đời mà còn tìm hiện thực ẩn chìm bên trong con người, soi ngắm số phận cá nhân để khái quát những vấn đề nhân thế. Tác phẩm thường được cấu trúc

như dòng chảy của lịch sử tâm hồn với điểm nhìn của người trần thuật thiên về khám phá chiêm nghiệm. Giọng điệu triết lý được đan dệt từ lời nhân vật, phối hợp những tâm tư, trải nghiệm ở nhà văn nhằm diễn tả sự phức tạp, nhiêu khê của cuộc sống mà con người không thể lường hết được. Trong tiểu thuyết của Dương Hướng, GS. Hoàng Ngọc Hiến nhận xét: “Anh cũng hay triết lý vặt… nhưng đôi khi anh đặt ra được những vấn đề có chiều sâu tư tưởng đáng suy nghĩ”[10,tr.503]. Đọc tiểu thuyết của nhà văn rất hay gặp ông triết lý, tranh biện. Nó cho thấy một sự trải nghiệm và suy ngẫm về cuộc sống của tác giả. Ta có thể dẫn ra một vài ví dụ: “có lẽ đứng trước cái chết, con người ta bao giờ cũng trở nên nhân ái, chân tình với nhau hơn” [13, tr.147], hay “Thời thế nó cũng tạo nên anh hùng và thời thế nó cũng làm hỏng con người ta mau lắm” [15, tr.165].

Giọng triết lý được đặt vào miệng mọi đối tượng nhân vật. Khi là giọng của một nhà văn luôn đi tìm cái đẹp cho đời: “Tổn thất to lớn nhất, tội ác lớn nhất của chúng ta là để mất lòng tin ở con cháu. Sự buồn tẻ nhất trong tâm hồn con người là sống không có niềm tin. Sống không có niềm tin, con người dám làm mọi chuyện. Chỉ một kẻ điên khùng có thể thiêu cháy toàn nhân loại” [15,tr1130]. Đúc rút những kinh nghiệm từ sự từng trải về thương trường, từ sự bon chen giành giật trong các phi vụ làm ăn, Đào Kinh đã đưa ra triết lý: “mình không thể quân tử với bọn tiểu nhân. Mình không thịt nó thì nó cũng thịt mình” [14, tr.109]. Chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, bao đổi thay của kiếp người, Đào Kinh đã đưa ra những triết lí về sự bất công của cuộc đời: “Cuộc đời này rõ bất công. Kẻ có tội đầy mình như tôi với anh bây giờ lại có đủ mọi thứ tiền tài, danh vọng... Ngược lại, gia tộc Hoàng Kỳ Bắc rực rỡ huy hoàng đến như thế, mà bây giờ tan hoang. Hoàng Kỳ Trung lên đến cấp tướng, nàng dâu Yến Quyên đẹp như Kiều, mà suốt cả cuộc đời phải lận đận long đong. Còn thằng Hoàng Kỳ Nam, phải công bằng mà nói nó là một nhà văn, nhà báo có tài, hào hoa thế mà cuộc sống... cũng chẳng ra sao” [14, tr.36]. Có khi giọng triết lý lại được đặt vào miệng những người lao động chân lấm tay bùn: “Đất nước này giống như một cô gái đẹp nên nhiều thằng nó ghẹo. Con người ta cực

thông minh mà cũng cực ngu, tìm mọi cách để bảo vệ sự sống và cũng tìm mọi cách để tiêu diệt nó” [15, tr.262]. Khi lại được thể hiện qua đối thoại của những nhân vật trong đám đông:

-Làng mình thế mà oai thật. Toàn những người tài giỏi

- Gỏi đánh đĩ thì có, mụ Cỏn thì thầm vào tai cô Lùn, nó không phải con gái Trần Tăng thì bây giờ cắm mặt cấy gặt ngoài đồng như mình lấy đâu ra tiền mà đóng với chả góp.

- Cái mụ này ăn nói rõ bạc, nó đánh đĩ nhưng có lòng, chả hơn cả đời chả ai moi được ở mụ một xu.

- Tao nghèo nhưng tao trong sạch” [14,tr.466].

Dương Hướng đã đặt ra được vấn đề căn bản của đời sống đạo đức trong xã hội ta ngày nay. Theo đó, “đời sống hệ tư tưởng của chúng ta sẽ đơn giản hơn, trong sáng và minh bạch hơn rất nhiều nếu như chỗ nhấn được đặt đúng chỗ đáng nhấn: có lòng hay không có lòng” [10,tr.504].

Các nhân vật trong tiểu thuyết của Dương Hướng đều giàu trải nghiệm, vì thế mà cũng ưa triết lý. Hoàng Kỳ Trung bôn ba khắp nơi, cuối đời truyền lại kinh nghiệm sống cho con trai: “thời thế thế thời phải thế”, “phải nhận biết và chịu đựng cả lỗi lầm xấu xa tồi tệ của thời đại mình đang sống” [14,tr.346]; “Đã sinh ra trên cõi đời này chẳng thằng nào muốn xấu, chẳng qua là thời cuộc khốn cùng nó dồn đẩy con người ta cứ hèn đi” [14, tr.467]…

Ngòi bút của Dương Hướng rất thành thực và quyết liệt, dám nói thẳng kể cả những điều khuất lấp, “khó nói” khi nhìn nhận lại về lịch sử. Ông để cho nhân vật Đỗ Hiền- một người ở “bên kia chiến tuyến” triết lí về lí tưởng, về chiến tranh: “Mỗi đất nước đều có con đường đi riêng của mình. No ấm hay đói nghèo đều phụ thuộc vào sự sáng suốt tài ba của người dẫn đường cho dân tộc ấy. Chế độ nào tươi đẹp thì nhân dân sung sướng, chế độ nào u mê tăm tối thì nhân dân khổ cực... Tôi khẳng định với anh rằng chủ nghĩa tư bản sẽ mãi mãi phát triển còn các anh đang mê muội dẫn dắt con em các anh đi vào chỗ chết. Xương máu con em đồng bào đang đổ xuống rừng Trường Sơn, không chết vì

bom đạn cũng chết vì đói khát bệnh tật. Đó mới chính là tội ác của những người cộng sản các anh... Tôi không nói tới sự thua hay thắng, kẻ thua trận chưa hẳn đã sai, kẻ thắng trận chưa chắc đã đúng. Chân lí nằm ở những điều tốt đẹp thuộc về bất kì chế độ nào, xã hội nào mang lại quyền lợi, hạnh phúc cho nhân dân. Nền văn minh nhân loại sẽ mãi mãi chứng minh điều đó” [14, tr.162]. Điều mà nhân vật Đỗ Hiền nói ra chính là nỗi đau một thời của dân tộc Việt Nam. Để có cuộc sống hòa bình, độc lập như ngày nay, nhân dân ta đã phải đổ bao máu và nước mắt. Nhưng hãy lắng lòng hơn một chút, nếu vấn đề được nhìn nhận ở chỗ “những điều tốt đẹp thuộc về chế độ, xã hội nào mang lại quyền lợi, hạnh phúc cho con người” thì vấn đề mà nhân vật Đỗ Hiền đặt ra khiến người đọc không thể không suy nghĩ.

Có thể nói, chất giọng triết lý không phải là nét đặc trưng riêng có của tiểu thuyết Dương Hướng. Ta có thể tìm thấy chất giọng này trong nhiều tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới như: Thời xa vắng, Mùa lá

rụng trong vườn, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nỗi buồn chiến tranh… Tuy

nhiên, phải khẳng định rằng đó là một thế mạnh của Dương Hướng trong sáng tạo tiểu thuyết. Cùng với các giọng điệu khác, chất giọng này đã góp phần không nhỏ tạo nên đặc điểm tiểu thuyết cũng như tính nhân văn nhân bản cho tiểu thuyết Dương Hướng.

KẾT LUẬN

1 Dương Hướng là một nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Bước vào nghiệp văn khá muộn, sáng tác không nhiều nhưng mỗi tác phẩm của ông đều mang một hương sắc riêng trong vườn hoa đầy hương sắc của nền văn học nước nhà và được độc giả yêu mến. Ông đã chứng tỏ một bút lực tiềm năng, một khát vọng sáng tạo mãnh liệt và một cảm quan hiện thực nhạy bén, tinh tế. Tiểu thuyết đầu tay Bến không chồng đã đem đến cho Dương Hướng giải thưởng danh giá nhất của Hội nhà văn năm 1991, được dựng thành phim, tái bản mười hai lần và được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Ý. Nó được coi là một trong số tác phẩm quan trọng của văn học Việt Nam sau đổi mới. Mười lăm năm sau, ông lại cho ra đời cuốn tiểu thuyết Dưới chín tầng trời

được bạn đọc hào hứng đón nhận và được dư luận đánh giá cao.

2. Khảo sat hai tiểu thuyết Bến không chồngDưới chín tầng trời, luận văn đi sâu tìm hiểu số phận con người trong những va đập của lịch sử để có cơ sở hiểu hơn giá trị của tiểu thuyết Dương Hướng. Trên tinh thần đổi mới, phát huy tính dân chủ hóa trong văn học, Dương Hướng đã mạnh dạn nhìn thẳng vào hiện thực với khát vọng thành thực, khám phá và phản ánh những nhức nhối, nhạy cảm của hiện thực đời sống mà trước đây văn học còn né tránh. Đó là những bi kịch thân phận con người mà nguyên nhân của nó là những thói tật, định kiến, sai lầm của bản thân và do sai lầm hạn chế của thời đại lịch sử. Nhà văn đề cập đến rất nhiều cuộc đời, số phận bi kịch song in dấu sâu đậm nhất trong tiểu thuyết của ông đó là những người phụ nữ, những người lính. Tất cả đều bị cuốn xô vào vòng xoáy của bi kịch bởi hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, những sai lầm, ấu trĩ trong phong trào cải cách ruộng đất và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, bi kịch bởi sự ràng buộc nghiệt ngã của ý thức dòng họ lưu cữu bao đời và những mặt trái của thời đổi mới, mở cửa. Những số phận con người đều hiện lên với những ám ảnh day dứt, gây niềm cảm thương sâu sắc cho người đọc. Điều đáng nói, đọc tiểu thuyết Dương Hướng ta thấy dậy lên những

khát vọng nhân bản. Với niềm yêu thương, cảm thông sâu sắc cho những cuộc đời bất hạnh, nhà văn đã có cái nhìn xuyên thấu nỗi đau, lý giải nguyên nhân bi kịch và khơi dậy ý thức phản tỉnh cho mỗi con người. Vì thế dù biết về nỗi đau và bi kịch, cuối cùng tiểu thuyết của Dương Hướng vẫn khiến cho người đọc niềm lạc quan, tin tưởng vào con người và cuộc đời. Điều đó đã khẳng định giá trị nhân đạo cao cả trong tiểu thuyết của Dương Hướng nói riêng và trong sáng tác của ông nói chung.

3. Về phương diện nghệ thuật, Dương Hướng vẫn trung thành với lối viết truyền thống, song tiểu thuyết của ông vẫn lôi cuốn độc giả bởi sự gần gũi, giản dị, tự nhiên. Có được điều này là do cái duyên cũng như cái tài của nhà văn. Để làm nổi bật số phận của nhân vật, Dương Hướng đã sử dụng các phương thức biểu hiện: tạo dựng xung đột, ngôn ngữ, giọng điệu. Giúp người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật, đồng cảm, trăn trở cùng nhân vật. Tạo dựng những mối xung đột đa dạng để đi đến những nguyên nhân dồn đẩy con người đến bi kịch và thể hiện được trân thực, sâu sắc về những số phận con người trong sự chi phối tác động của hoàn cảnh. Về ngôn ngữ, với hai loại ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật kết hợp với các điểm nhìn khác nhau trong miêu tả, xây dựng hình tượng; cùng những giọng điệu đăc trưng mang đậm dấu ấn Dương Hướng: phân tích, mổ xẻ, ngợi ca bi tráng, trữ tình xót xa và triết lý chiêm nghiệm đã đưa người đọc đến với thế giới nội tâm vô cùng phong phú, bí ẩn của con người; khám phá những tầng sâu ẩn khuất từ đó giúp người đọc nhận trân giá trị nhân bản bên trong mỗi nhân vật. Dương Hướng quả là một cây bút tài năng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. lại Nguyên Ân (chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội

2.Các bài viết về nhà văn Dương Hướng trên trang http://.www.trannhuong.com

3. “Dưới chín tầng trời” mười lăm năm thai nghén, phỏng vấn của Phong Điệp, Nguồn người lao động online

4. Phan Cự Đệ(2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại-tập2, Nxb GD. Hà Nội 5. Trung Trung Đỉnh(1991), Dương Hướng và “Bến Không chồng”, Văn nghệ quân đội, số 12-

6. Hà Minh Đức (chủ biên) (1996): Lý luận văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội 7. Hà Minh Đức, Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới

8. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, Nxb GD, 1999

9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục, Hà nội

10. Hoàng Ngọc Hiến (2007), Cách nhìn của Dương Hướng trong Dưới chín tầng trời- Dương Hướng, Nxb Hội nhà văn, tr503-514

11. Hoàng Ngọc Hiến (1995), Những điểm sáng, những vùng tranh cãi, Tạp chí Nhà văn số 4,

12. Minh Huyền (2012), Nghệ thuật trong tiểu thuyết của Dương Hướng, luận văn thạc sĩ Ngữ văn

13. Dương Hướng (2004), Bến không chồng, Nxb Công An nhân dân 14. Dương Hướng, Dưới chín tầng trời, Nxb Hội nhà văn, H, 2007

15. Dương Hướng (1991), Trần gian người đời, Nxb Thanh Niên

16. Dương Hướng, Những nhân vật ngoài đời đi vào tiểu thuyết của tôi, trò chuyện với phóng viên báo Quảng Ninh

17. Chu Lai (1992), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Hội nhà văn

18. Phong Lê(2009), “Từ bến không chồng đến Dưới chín tầng trời”, Tạp chí Nhà văn số 9

19. Phong Lê (2010),Tiểu thuyết về chiến tranh nhìn từ hôm nay, Văn nghệ Quân đôi, số 1

20. Nguyễn Duy Liễm(2009), Người ghi những mốc son cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới, duonghuongqn.vnwebblogs.com

21. Nguyễn Duy Liễm: Tản mạn về nhà văn Dương Hướng với Bến không

chồngDưới chín tầng trời, duonghuongqn.vnwebblogs.com.

22. Nguyễn Văn Long(1991), Bức tranh làng quê và những số phận, báo Văn nghệ

23. Nguyễn Văn Long(2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục

24. Phùng Văn khai, Người đàn ông ở Bến không chồng, lethieunhon.com 25. M.Khrapchenco(1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội

26. Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Đà Nẵng 27. Bảo Ninh (1990), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Hội nhà văn

28. Nhiều tác giả (1997), Lý luận văn học (Đại học KHXH&NV), Nxb Giáo Dục

29. Nguyên Ngọc (1991), Văn xuôi sau 1975, thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển, Tạp chí văn học số tháng 4

30. Huỳnh Như Phương (1991), Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ nền văn học, tạp chí văn học số 4

32. Tiểu Quyên, Nhà văn Dương Hướng: mười lăm năm thai nghén Dưới chín tầng trời, nguồn Nguoilaodong.com

33. Tiểu Quyên, Nhà văn Dương Hướng trò chuyện với phóng viên báo Quảng Ninh, nguồn Nguoilaodong.com

34. Mai Hải Oanh, luận án tiến sĩ ngữ văn, Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại giai đoạn 1986- 2006

35. Trần Đình Sử (2000), Lý luận và phê bình văn học (Những vấn đề và quan niệm hiện đại), Nxb Giáo Dục

36. Trần Đình sử (2005), Tuyển tập- tập 2, Nxb Giáo Dục

37. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học- một số vấn đề lý luận và lịch sử, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm

38. Nguyễn Huy Thiệp, Tướng về hưu, Nxb

39. Bùi Việt Thắng(2008), Bi kịch lạc quan Dưới chín tầng trời, Tạp chí Nhà văn số 10

40. Bùi Việt Thắng, Tiểu thuyết đương đại, Nxb VHTT

41. Lý Hoài Thu (1996), Tiểu thuyết, lý luận văn học, Nxb Giáo Dục

42. Lý Hoài Thu (2001), Tiểu thuyết- tầm vóc hiện thực và số phận con người, Tạp chí Văn nghệ quân đội (2), tr.105- 108

43. Nguyễn Bích Thu (2006), Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, Văn học Việt Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo Dục, tr 225- 336

44. Đỗ Lai Thúy (biên soạn) (2004), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn hóa nghệ thuật

45. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại những tìm tòi đổi mới, Nxb Khoa học xã hội

46. Nguyễn Khắc Trường (1992), Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Hội nhà văn

47. Hữu Tuân, “Dưới chín tầng trời”- bức tranh hiện thực hoành tráng, duonghuongqn.Vnwebblog.Com

48. Hoàng Trác Việt, Hệ hình tâm lý trong nghệ thuật, Bắc Kinh, 1992 (dẫn theo Trần Đình Sử)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết của dương hướng (Trang 113 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)